“… Vì hoàn toàn lệ thuộc vào kẻ thù phương Bắc và kẻ thù lại coi Việt Nam như một thứ thuộc địa, nên tất cả các công trình kiến trúc xây dựng tại VN đều bị Tàu cộng chiếm giữ và làm mưa làm gió...” Liên tục chương trình, qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi bài viết của tác giả Đỗ Ngà với tựa đề: “Vòi Bạch Tuộc TrungCộng!”, sẽ được Tâm Anh trình bày sau đây.
Đỗ Ngà.
Gói thầu dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là dự án được lập để
vay ODA của Ngân Hàng Thế Giới. World Bank cho vay thì phía Việt Nam có
quyền chọn bất kỳ nhà thầu nào, nhưng không hiểu sao Chủ Đầu tư chọn
nhà thầu CSCEC của Trung cộng. Mà đặc biệt nhà thầu này lại có trong
danh sách đen của Ngân Hàng Thế Giới nhưng phía chính quyền TP.HCM vẫn
chọn nhà thầu này.
Sau khi ăn hết nạc tức phần thi công dễ giá trị cao, còn lại những
khúc xương khó gặm, CSCEC chây ì. Dự kiến hoàn thành năm 2007 nhưng sau
nhiều lần gia hạn, đến 2009 cũng chưa xong nhưng chính quyền thành hồ
vẫn chiều. Cuối cùng, đến tháng 02/2010 Ngân Hàng Thế Giới phải ra tay,
yêu cầu phía Việt Nam ngưng hợp đồng với CSCEC thì lúc đó chính quyền
thành hồ mới cắt hợp đồng với nhà thầu này.
Phần còn lại, chủ đầu tư tách thành 5 gói thầu con, sau 1 năm mới
giao lại cho nhà thầu mới làm tổng vốn đầu tư 200 triệu đô tăng lên 320
triệu. Riêng hạng mục di dời đường ống cấp nước đường kính 2m (ở khu vực
cầu Điện Biên Phủ) mà CSCEC chừa lại đã tăng gấp 10 lần lên 2 triệu USD
sau khi tiến hành đấu thầu lại.
Nhà thầu CSCEC của Trung cộng thi công như thế, nhưng nhà thầu này
vẫn được ưu ái cho trúng thầu nhiều công trình lớn như gói thầu đường
dẫn lên cầu Cần Thơ phía Cần Thơ. Hay tại dự án xây mới 16 cây cầu trên
QL1 đoạn Cần Thơ – Cà Mau, CSCEC đã nghiễm nhiên trúng thầu đến 9 cây
cầu.
Đó là hình mẫu điển hình cho sự bảo kê của chính quyền với nhà thầu
Tàu cộng. Qua dự án kênh nhiêu Lộc, chúng ta thấy CSCEC quá lộng hành
và chính quyền thành phố quá nhu nhược không dám cắt hợp đồng nhà thầu
này mà đợi Ngân Hàng Thế Giới yêu cầu mới có cớ năn nỉ nhà thầu Trung
Cộng rời đi.
Các gói thầu có vốn ODA của Ngân Hàng thế giới, hoặc các nhà cho vay
ODA mà không ràng buộc phải chọn nhà thầu nước cho vay thì gói thầu đó
hầu hết rơi vào tay Trung Cộng.
Thậm chí như dự án Metro Bến Thành- Suối Tiên là nguồn vốn ODA của
Nhật, điều kiện ràng buộc nhà thầu Nhật thi công. Gói thầu này Trung
cộng cũng đánh tiếng muốn nhảy vào thay Nhật để làm và chiêu không chịu
trả 100 triệu đô cho nhà thầu Nhật là manh nha muốn ép nhà thầu Nhật
rút để đưa nhà thầu Trung Cộng vào. Hiện nay Trung Cộng được ưu tiên
trúng thầu đến 90% các gói thầu EPC, đó là mối nguy khôn lường.
Năm 2019 này có 2 dự án được Bộ Chính Trị quyết: Thứ nhất là dự án
đường sắt cao tốc Bắc Nam trị giá 58,7 tỷ đô, dự kiến trình Quốc hội gật
vào kỳ họp tháng 10 năm 2019 tới đây. Mà khi đã đem ra Quốc hội trình
thì xem như nó đã được Bộ Chính Trị thông qua. Dự án này không mới, nó
là dự án từ 9 năm trước bị nhân dân phản đối dữ dội.
Thứ nhì là dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam vào tháng 6 này tiến hành
giải phóng mặt bằng. Nhưng có một nguy cơ rất lớn, đó là nhà thầu Thái
Bình Dương của Trung cộng đã đánh tiếng tham gia đấu thầu dự án này. Và
thời gian đấu thầu dự định là cuối năm 2019 này.
Hãy nhìn lại quyền lực nhà thầu Trung Cộng trên đất nước Việt Nam qua
dự án Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và hiện nay là dự án tàu điện Cát Linh –
Hà Đông đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Có thể tóm gọn lại như sau, ĐCSVN luôn ưu ái cho nhà thầu Trung cộng
bất chấp năng lực của nhà thầu đó, nhà thầu Trung cộng tự tung tự tác
làm chậm tiến độ, đội vốn, và chất lượng kém, chính quyền vẫn chiều.
Năng lực như thế mà vẫn cho Trung Cộng nhận 90% các gói EPC, 10% lại
là do chủ nợ ràng buộc nên mới không chọn nhà thầu Trung cộng. Và 2 đại
dự án, đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc Bắc Nam liệu có thoát khỏi
nanh vuốt Trung cộng hay không? E là rất khó.
No comments:
Post a Comment