Pháp luật được đặt ra để bảo vệ toàn thể mọi người
chứ không phải để cho một nhóm người tự dùng pháp luật để
tước đoạt quyền sống của muôn dân. Để tiếp nối chương trình hôm nay
qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:”Quyền được sống” của Người Kể Chuyện qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Người Kể Chuyện.
Trong thế giới loài người, tạo hoá đã cho chúng ta một đặc ân lớn nhất đó là quyền được sống,
một đặc ân mà không kẻ nào được quyền ngăn cấm, ban phát hoặc chiếm giữ
làm của riêng mình. Đối với các nước văn minh, giới cầm quyền nào lên
nắm giữ cũng đều tôn trọng và ban hành luật lệ bảo vệ tuyệt đối. Bất cứ
sự xâm phạm nào đều phải trả giá khá đắt kể cả khi bạn tước quyền sống
của một con vật và luật đó cũng bảo vệ kẻ yếu thế khi bị đe dọa. Nhất là
trẻ em.
Với các nước CS thì điều này hầu như ngược lại hoàn toàn. Họ tự cho
mình có quyền thay tạo hoá hay chính họ mới có quyền ban phát đặc ân ấy,
dù nhiều kẻ chức danh của họ chỉ bằng con muỗi cũng có thể thực thi
điều này một cách triệt để. Trong cuộc sống của các nước độc tài CS, sự
tham lam buộc họ muốn kiểm soát mọi thứ, từ vật chất cho đến tinh thần,
mọi thứ đều thuộc về họ, thậm chí kể cả không khí…! Một điều hoàn toàn
trái ngược với những gì mà họ tuyên truyền, hô hào trên truyền thông của
riêng họ. Đối với CS, tất cả đều là “kẻ thù”, là “phản động” kể cả
người khuất mặt, dù họ biết rằng “kẻ thù” đó rất mơ hồ, khó chỉ định và
“phản động” cũng chỉ là một thứ nón rất bền bỉ dùng để chụp cho ai đó mà
họ thấy “ghét”.
Thực tế hai từ “phản động” (Tiếng Anh gọi là Reactionary bắt nguồn từ
tiếng Pháp là Réactionnaire) để chỉ cho những kẻ bảo thủ đi ngược lại
sự tiến hoá nhân loại, sau này những kẻ theo chủ nghĩa xã hội lại dùng
để quy chụp lại những người theo chủ nghĩa tiến bộ. Sự lạm dụng quyền
lực bao trùm làm cho đất nước trì trệ bởi những luật lệ hết sức vô lý
kiềm toả sự phát triển kinh tế và trí tuệ, làm bùng phát sự nghèo đói
mất thăng bằng trong xã hội. Tạo ra sự bất công rộng lớn, dư thừa lao
động vì người nghèo lên cấp số nhân và vì thế kẻ chủ nô được toàn quyền
quyết định số phận của họ giống như một sự ban ơn. Một sự chiếm đoạt
quyền sống âm thầm nhưng khá phổ biến ở các nước độc tài, phong kiến.
Giới lãnh đạo cũng thế, họ nghĩ họ có quyền cao chức trọng thì họ cũng
có quyền tự ban phát luật lệ nhằm chống lại những người phê phán thói
hư, tật xấu của họ và cái mũ “phản động” được tặng miễn phí để bịt mồm
dân đen bằng nhiều cách, kể cả sử dụng “giang hồ” giả danh nhằm khủng bố
tinh thần người dân thấp cổ bé họng, tay không tấc sắt.! Còn riêng bản
thân họ đối với quốc tế thì rất sợ quốc tế áp dụng luật này đối với họ.
Và hầu hết, tài sản của họ đều đem qua các nước tư bản “giữ hộ” thay vì
để các “đồng chí” của họ kiểm soát, trong khi họ mồm mép ra rả chửi tư
bản. Kể cũng khá nực cười.
Nhiều luật ban bố vô lý, thuế má tăng cao làm cho người dân ngày càng
túng quẫn khó khăn, càng kềm toả mức sống của họ thì trí tuệ của người
dân càng khó bị cầm tù, cho dù thân xác họ bị những kẻ tài phiệt đoạ
đày vì bị cướp tài sản, đất đai. Khuất phục trí tuệ bằng bạo lực là một
điều hết sức phi nhân và phản tác dụng, bởi người dân sẽ đánh đồng những
thành phần “thực thi pháp luật” này là cá mè một lứa và mất hết hy vọng
vào chế độ cai trị, một điều không ai làm ở các nước văn minh, nơi mà
sự tự do tiến bộ vượt bậc mà chính những kẻ độc tài ao ước được đưa con
cháu, gia đình sang hưởng thụ bằng chính đồng tiền bẩn do họ cướp được
của dân lành.
Trả lại quyền tự do căn bản cho người dân là điều bắt buộc phải làm
chứ không phải để người dân đòi hỏi, bởi vì quyền đó không phải dành
riêng cho họ, một nhúm người cai trị mà là cho toàn thể loài người. Và
quyền đó phải được pháp luật bảo vệ chứ không phải dùng luật để bảo vệ
sự tự do của chính bản thân họ. Đất nước nào muốn phát triển đều phải
thay đổi những suy nghĩ lạc hậu, thay đổi nhân sự có tài, đức độ, loại
bỏ những luật vô lý chống lại người dân chứ không thể nào sử dụng cái
lưỡi để “bò” lên thời đại 4.0 và cũng không có kẻ nào được gọi là vua
khi không còn đất nước và muôn dân để cai trị.
No comments:
Post a Comment