Lại một chế độ độc tài nữa ra đi tại Algeria trước bước đi bất
khả vãn hồi của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên. Sự
cáo chung của đảng CSVN chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Văn Đài với tựa đề: “Thêm Một Nhà Độc Tài Nữa Ra Đi, Bài Học Cho Việt Nam” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Nguyễn Văn Đài
Trong một tuyên bố phát đi ngày 2-4, Phủ Tổng thống Cộng hòa Algeria
nói rằng ông Abdelaziz Bouteflika sẽ từ chức trước ngày 28-4, thời hạn
kết thúc nhiệm kỳ thứ 4 của ông. Ngay sau khi hay tin, hàng nghìn người
dân đã xuống đường ăn mừng.
Vào giữa tháng 2 khi ông Bouteflika tuyên bố muốn tái cử nhiệm kỳ
tổng thống thứ 5 liên tiếp đã trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng chính
trị. Người dân và phe đối lập tại nước này đã xuống đường biểu tình rầm
rộ yêu cầu ông Bouteflika rút lui vì cho rằng tình trạng sức khỏe của
ông (2 lần bị đột quỵ) không đủ để lãnh đạo đất nước.
Quân đội Algeria đã đóng vai trò quyết định đến sự ra đi dứt khoát
của ông Bouteflika. Trước đó một ngày, Tổng Tham mưu trưởng của quân
đội, Trung tướng Ahmed Gaed Salah đã yêu cầu phía quân đội ngay lập tức
tuyên bố rằng ông Bouteflika không còn phù hợp với cương vị cầm quyền.
Báo chí Pháp cho rằng sự ra đi của ông Bouteflika không chút vinh
quang. Tham gia kháng chiến từ lúc mới 19 tuổi, đến năm 1963 Bouteflika
trở thành ngoại trưởng trẻ nhất thế giới ở tuổi 26. Lúc đó Algeria đang
là ngọn đèn của thế giới thứ ba, thúc đẩy phong trào không liên kết;
Bouteflika nhờ tài hùng biện, trở thành niềm tự hào của đất nước.
Còn bây giờ, dưới sự cai trị độc đoán chuyên quyền của nhà độc tài
Bouteflika thân cộng sản, Algeria giàu tài nguyên dầu khí ngả sang bảo
thủ, kinh tế đi xuống, thanh niên thất nghiệp phải vượt biển tìm cuộc
sống mới. Vị tổng thống 2 lần bị đột quỵ vào năm 2005 và 2013 phải di
chuyển bằng xe lăn nhưng tiếp tục đắc cử thêm nhiệm kỳ thứ ba, thứ tư.
Phe của ông ngỡ nhiệm kỳ thứ năm cũng sẽ trôi qua êm ải.
Trong lá thư từ chức ngày 2-4, Bouteflika đã xin lỗi Nhân dân Algeria:
“Con người luôn có những sai lầm. Tôi mong đồng bào tha thứ vì những
thiếu sót, qua cử chỉ hay lời nói và mọi chuyện đều có một kết cục, tôi
xin gửi lời giã biệt, dù rằng điều này không mấy dễ gì đối với tôi để
bày tỏ với đồng bào bằng cả tấm chân tình của tôi”, ông Bouteflika kết
thúc lá thư.
Theo chuyên gia Hasni Abidi, Trung tâm Nghiên cứu thế giới Arập và
Địa Trung Hải tại Geneve, do trống vắng một lực lượng đối lập đúng
nghĩa, quân đội Algeria trở thành tác nhân số một trên chính trường,
phải cố tránh tính toán sai lầm trước một tác nhân mới là “đường phố
phản kháng”. Bouteflika ra đi là chiến thắng đầu tiên của quân đội và
phong trào dân sự phản kháng.
Do bị kìm kẹp suốt hơn 20 năm qua, không một đảng đối lập nào tạo
được uy tín, hoặc lưu vong hoặc bị chế độ cài người làm nội gián. Đây
cũng là ý kiến của Amira Bourapui, chủ tịch phong trào Công dân – Dân
chủ. Theo nhà hoạt động này, lực lượng đối lập chính hiện nay không phải
là những tổ chức truyền thống tả hữu mà là phong trào công dân, trưởng
thành chính trị từ môi trường học đường hay những nhà hoạt động chống
đối chế độ.
Đàn áp phong trào này, quân đội Algeria sẽ tiêu tan uy tín, là phản
bội nhiệm vụ bảo vệ quốc gia và quốc dân. Phong trào công dân, sau chiến
thắng đầu tiên, cũng cần có một thế lực tháp tùng tiến trình chuyển
tiếp với người lãnh đạo mới. Nhân vật này phải thích hợp với nguyện vọng
của dân chúng, bởi vì hàng chục triệu người xuống đường không phải chỉ
vì muốn lật đổ một mình Tổng thống Bouteflika. Họ muốn thành lập một chế
độ cộng hòa mới.
Luật sư Moustapha Bouchachi vừa là người của đường phố, vừa hoan
nghênh thái độ sáng suốt của quân đội, có thể là một ứng cử viên xứng
đáng cùng với những nhà chính trị từng tranh cử chống Tổng thống
Bouteflika như cựu thủ tướng Ali Benflis, theo phân tích của AFP.
Dù muốn dù không, để duy trì không khí ôn hòa, một chính phủ mới, dù
lâm thời, phải nỗ lực đàm phán nhằm tránh xảy ra những cuộc trả thù hay
thanh toán nội bộ. Một giai đoạn chuyển tiếp là cần thiết nhưng phong
trào công dân Algeria đã cảnh báo họ sẽ tiếp tục tranh đấu.
Đây là bài học lớn cho Việt Nam. Nếu nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục
chính sách cai trị độc đoán chuyên quyền của mình. Không mở rộng cho các
tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động, không cho phép các đảng phái
chính trị đối lập thành lập và hoạt động. Thì tới một lúc nào đó, Nhân
dân không còn chịu nổi sự cai trị hà khắc của cộng sản, họ sẽ vùng lên,
lúc đất nước sẽ xảy ra hỗn loạn vì chưa có một lực lượng đối lập đủ tầm
để thay thế.
Không một chế độ độc tài, độc đảng phản động nào có thể trường tồn,
nhất là trong thời đại công nghệ 4.0. Internet và mạng xã hội sẽ cuốn
phăng và tiêu diệt mọi chế độ độc tài, độc đảng trên thế giới và Việt
Nam.
Sau khi Tổng thống Bouteflika từ chức, quá trình chuyển giao quyền
lực trong tương lai ở Algeria phải do chính người Algeria quyết định, Bộ
Ngoại giao Mỹ tuyên bố ngày 2-4, được AFP trích dẫn.
Về phía Pháp, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian cho rằng quyết định từ
chức của Tổng thống Bouteflika mở ra một trang sử quan trọng cho Algeria
và hy vọng rằng “quá trình chuyển đổi dân chủ này” sẽ được theo đuổi
“trên tinh thần bình tĩnh và trách nhiệm”.
No comments:
Post a Comment