Sunday, April 14, 2019

Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nguyễn Phú Trọng

Nói với người cộng sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh

Tiến Văn 
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Nếu không có gì thay đổi, Nguyễn Phú Trọng sắp tới sẽ lại được sang thăm Mĩ theo lời mời của Tổng thống Trump. Trong chuyến thăm Mĩ lần trước, năm 2015,  dưới nhiệm kì của Tổng thống Obama, Trọng khi đó chỉ có tư cách là đảng trưởng đảng Hồ-Tàu, chưa có tư cách nguyên thủ quốc gia – chủ tịch nước – như hiện nay.
Trọng và bộ sậu thân tín đều nhảy lên mừng rỡ khi biết phía Mĩ đã chấp thuận để Trọng được sang thăm Mĩ và được tiếp trong Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc. Xem về mặt lịch sử, đúng là chuyến thăm Mĩ cấp nhà nước của Trọng với tư cách Tổng bí thư là một chuyến thăm đặc biệt vì hiếm có tổng thống Mĩ tiếp đảng trưởng ngoại bang tại dinh tổng thống. Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà quan sát, việc tiếp đón ngoại lệ này không có gì quan trọng. Bởi dư luận thế giới từ lâu đã biết rất rõ nội tình và bản chất của nền chính trị độc tài, độc đảng Việt Nam. Họ biết rõ, mặc dù chỉ có chức danh đảng trưởng nhưng các tổng bí thư cộng sản đều quyết định về chính sách quốc gia; chức danh chủ tịch nước chỉ có tính chất nghi lễ, hữu danh vô thực. Riêng việc Mĩ chấp nhận đón tiếp Trọng tại phòng bầu dục cũng không có gì nói lên sự trân trọng hay đánh giá cao cá nhân Trọng, đây chỉ là một cử chỉ ngoại giao khôn khéo của người Mĩ trong mục đích tìm kiếm thêm thị trường, bạn hàng để mở rộng nền kinh tế, gia tăng phúc lợi, an ninh cho nhân dân Mĩ. Chính vì thế trong chuyến thăm của Trọng tới Mĩ, hầu hết các báo chí lớn của Mĩ và thế giới đều không coi đây là tin quan trọng, thậm chí nhiều báo không đưa tin.
Tương tự chuyến thăm Mĩ, tháng 3 năm 2018 Trọng lại được Tổng thống Pháp Macron chấp thuận tới thăm Pháp và được mời vào dinh tổng thống Pháp – Điện Elysee- mặc dù Trọng chỉ có tư cách đảng trưởng – tổng bí thư. Nhưng báo chí, truyền hình Pháp cũng thờ ơ, không có một dòng tin, hình ảnh về Trọng trên các báo, truyền hình lớn của Pháp. Nhục nhã hơn, chính Trọng và bộ sậu phải chi hơn 4 tỉ đồng Việt Nam để thuê báo Le Monde cho đăng một bài viết trên trang chỉ dành cho quảng cáo nhằm gây sự hiểu lầm về mức độ quan trọng của Trọng. Tuy nhiên sự trí trá này đã bị các nhà quan sát lật tẩy ngay khi bài quảng cáo xuất hiện.
Trước sự thờ ơ, khinh khi của dư luận quốc tế và những bàn tán, xì xào, chế giễu trong dư luận Việt Nam về việc Trọng đã được Tổng thống Mĩ và Tổng thống Pháp ưu ái cho đặc cách, Trọng và bộ sậu sau đó đã quyết tâm cướp chức danh Chủ tịch nước từ tay Trần Đại Quang vừa để thâu tóm quyền lực theo gợi ý của Bắc Kinh, vừa để, về mặt chính danh, không còn phải băn khoăn, lo lắng hay xin xỏ nghi lễ nguyên thủ quốc gia mỗi khi Trọng cần đi ra thế giới. Tuy nhiên bản chất độc tài nhược tiểu, hèn hạ của Trọng vẫn không thay đổi trong con mắt của dư luận quốc tế kể từ khi Trọng nắm cả hai chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước từ tháng 10 năm 2018.
Thưa anh chị em và quí vị, trong con mắt của một số anh chị em chúng ta, Trọng đang là người nắm quyền lực cao nhất, là kẻ có uy lực nhất trong xã hội Việt Nam. Ngoài chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước, Trọng còn đứng đầu Quân ủy Trung Ương, nằm trong thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và là kẻ đứng đầu cái gọi là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Những điều này có nghĩa Trọng có khả năng điều khiển cả hai lực lượng quân đội, công an và có quyền chỉ đạo chĩa mũi dùi “phòng, chống tham nhũng” vào bất cứ nhân vật nào.
Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn và đơn giản như thế bởi các chức danh và quyền lực mà Trọng đã thiết lập được chỉ là các quyền lực bất chính, nguy hiểm.
Về chức danh Tổng bí thư tức đảng trưởng đảng Hồ-Tàu. Như chúng ta đã biết, để đoạt được vị trí này, Trọng đã phải cam kết phục vụ Bắc Kinh để có hỗ trợ loại đối thủ nặng kí là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người đã từng phát biểu trước diễn đàn quốc tế rằng:
…chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng… nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Về chức vụ Chủ tịch nước, Trọng đã cam tâm cho đầu độc Trần Đại Quang vừa để cướp chức vụ Chủ tịch nước vừa để loại đối thủ tiềm tàng.
Các chức danh còn lại chỉ là hệ quả tất yếu của các hành động bất chính, hiểm độc vừa kể.
Như vậy, trong nội bộ đảng Hồ-Tàu, Trọng là kẻ phản nghịch, lên ngôi không phải bằng sự tán thành của các đảng viên mà bằng sức ép của Trung Cộng và sự thủ tiêu đối thủ. Điều này cho thấy sự lên ngôi của Trọng thực ra là một hành động khiêu khích, reo rắc thêm sự bất phục và hận thù, tàn nhẫn trong lòng đảng Hồ-Tàu. Chính vì thế, ngay sau khi thâu tóm các chức danh cao nhất trong đảng và nhà nước, Trọng đã nhanh chóng cho củng cố, gia tăng sự kiểm soát đối với các lực lượng có tính chất bạo lực, trấn áp là quân đội, công an và ban chống tham nhũng.
Về mặt chính danh quyền lực nhà nước, các quyền lực của Trọng đều là các quyền lực dựa trên sự cưỡng bức, lừa dối nhân dân. Bởi dưới chế độ cộng sản, nhân dân ta chưa bao giờ được cầm lá phiếu đúng nghĩa bầu lên các chức danh quản lí nhà nước đó.
Một quyền lực bất chính lại đoạt được bằng những cách tàn nhẫn với đồng đảng và phản bội quốc gia sẽ có kết cục ra sao? Đây chính là nội dung chúng ta sẽ trao đổi trong chuyên mục tới đây.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
14/04/2019

No comments:

Post a Comment