Kính thưa quý thính giả, sau 6 tuần biểu tình phản đối chế độ độc tài của người dân Algérie, Tổng thống nước này đã phải tuyên bố từ chức vào tối ngày 2/4/2019. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ với tựa đề: “Algérie Trang Sử Mới” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Từ đầu năm, thế giới chú tâm vào tình hình chính trị tại Venesuela mà
không bao giờ nghĩ là sẽ có một cuộc nổi dậy còn ngoạn mục và bất ngờ
hơn, đó là biến cố 2/4 tại Algérie. Biến cố chính trị xảy ra ở Algérie
chỉ trong thời gian ngắn đi đến mức thành công là chuyện không ai tưởng
tượng được.
Sau 6 tuần lễ biểu tình ôn hòa vào mỗi tối Thứ Sáu, được khởi xướng
bởi các sinh viên và những thủ đoạn câu giờ của nhà cầm quyền, vẫn không
thể làm cho người dân dịu đi sự phản đối chế độ độc tài của Tổng thống
Algérie, Abdelaziz Bouteflika. Và dưới áp lực từ giới quân đội, ngày Thứ
Ba 2/4/2019, Tổng thống Bouteflika ra thông báo từ chức. Ông Abdelkader
Bensalah, Chủ tịch Thượng Viện, là tổng thống tạm thời trong vòng 90
ngày cho đến khi cuộc bầu cử được tổ chức.
Hàng trăm ngàn người Algérie đã hân hoan, vui mừng tụ hợp ở thủ đô
Algiers, sau khi nghe ông Bouteflika thông báo từ chức. Họ vẫy cờ quốc
gia và đi trên những đoàn xe tiến vào trung tâm thành phố, nơi bùng phát
cuộc biểu tình rầm rộ hôm 22/2. Đây là bài học “để đời” cho tập đoàn
tham nhũng của Tổng thống Bouteflika nói riêng và các chế độ độc tài thế
giới nói chung.
Nhìn lại quá khứ, nhiều cuộc cách mạng thường xảy ra vào những lúc
không ai ngờ. Khi nó bùng dậy sẽ không có nhà cầm quyền nào ngăn cản nổi
dù trong tay có đầy đủ bạo lực. Hầu hết các người cầm đầu chế độ độc
tài đều nghĩ rằng mình sẽ đứng vững lâu dài vì có công an, mật vụ và
quân đội trong tay để đàn áp khi có biến cố xảy ra. Nhưng khi sự việc
bất ngờ diễn ra quá nhanh thì nhà cầm quyền không kịp trở tay như
Algérie.
Algérie là một quốc gia ở Bắc Phi, có 45 triệu dân sống trên diện
tích 2 triệu rưỡi cây số vuông, bị Thực dân Pháp đô hộ 132 năm, hơn một
triệu người đã hy sinh để giành độc lập vào năm 1962. Sau khi giành độc
lập, Mặt trận Giải phóng Quốc Gia là đảng chính trị duy nhất đứng ra cầm
quyền.
-Năm 1965, Tổng thống đầu tiên của Algérie là Ben Bella bị đại tá
Boumédienne lật đổ. Đại tá Boumédienne thành lập Nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
-Năm 1979, Đại tá Chadli Bendjedid lên cầm quyền, thiết lập chế độ dân chủ đa đảng vào năm 1989.
-Năm 1992, vòng 2 của cuộc tuyển cử đa đảng bị hủy bỏ sau khi những
người trong quân đội cầm quyền ra lệnh đình chỉ các hoạt động chính trị.
Và trong những năm sau, các lực lượng Hồi giáo gây ra nhiều vụ khủng bố
chống lại chính phủ hợp hiến, Algérie rơi vào tình trạng mất ổn định,
nền kinh tế bị khủng hoảng.
-Tháng 11 năm 1995, Liamine Zéroual được bầu làm Tổng thống.
-Năm 1999, ông Abdelaziz Bouteflika đắc cử Tổng thống.
Hai chục năm qua từ năm 1999, đất nước Algérie nằm dưới sự cai trị
độc tài của Tổng thống Bouteflika, 82 tuổi, người bị đột quỵ từ năm
2013, phải ngồi xe lăn, lại tuyên bố sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5, sau
20 năm cầm quyền.
Ngày 22/2/2019, hàng chục ngàn thanh niên nam nữ xuống đường chống
Bouteflika tái ứng cử với khẩu hiệu “20 năm đã quá đủ”. Sau đó, người
dân Algérie quyết liệt vùng dậy xuống đường biểu tình ôn hòa và họ đã
thành công trong mục tiêu loại bỏ Tổng thống Bouteflika.
Biến cố chính trị tại Algérie cho thấy, việc trả lại quyền tự do căn
bản cho người dân là điều bắt buộc phải làm chứ không phải để người dân
đòi hỏi, vì quyền này không phải dành riêng cho tập đoàn lãnh đạo và
phải được pháp luật bảo vệ chứ không phải dùng luật để bảo vệ cho chính
bản thân và gia đình họ. Đất nước nào muốn theo kịp nền văn minh của thế
giới đều phải thay đổi lối suy nghĩ lạc hậu, loại bỏ những điều luật vô
lý chống lại người dân.
Nhìn lại tình hình VN, chế độ CS trong những năm gần đây đã lộ rõ bản
chất mà lâu nay họ đã ra rả tuyên truyền qua các cơ quan truyền thông
với nhiều khẩu hiệu như là một xã hội tốt đẹp để mị dân. Những điều mà
đảng CSVN nghĩ ra sẽ không bao giờ thực hiện được khi mà người dân nhìn
thấy rõ ràng bộ mặt điêu ngoa, xão trá của họ.
Chế độ CSVN đã nhồi sọ thế hệ trẻ quên đi nguồn gốc, tổ tiên, ông bà,
cha mẹ, để hướng theo mục tiêu của chủ thuyết ngoại lai. Một mặt, chúng
đầu độc người dân bằng các chất gây nghiện như rượu chè, xì ke ma túy,
hủy hoại nền móng tương lai của quốc gia, tiêu diệt ý chí phản kháng để
lớp thanh niên chỉ biết ăn chơi sa đọa. Mặt khác, chúng đàn áp, triệt hạ
các tôn giáo vì lo sợ niềm tin tôn giáo sẽ gây nguy hại cho chế độ. Tại
VN có 2 tôn giáo phát triển mạnh mẽ nhất đó là Công giáo và Phật giáo,
trong giáo lý của 2 tôn giáo này có phần hiệu quả hơn sự giáo dục trong
xã hội, vì các tín đồ được răn dạy về đạo làm người. Giáo dục trong tôn
giáo và gia đình là điều quan trọng nhất để tạo ra sự công bình, từ đó
sản sinh ra những tấm lòng bác ái vị tha, đẩy lùi sự tàn ác, dối trá,
thì đất nước mới có tự do dân chủ thật sự.
Nhìn lại Đông Âu, họ thoát khỏi chủ thuyết CS nhanh chóng là do toàn
dân đoàn kết và quan trọng nhất là sức mạnh của tôn giáo không chấp nhận
tà thuyết vô thần CS. “Nước có thể nâng thuyền và cũng có thể lật thuyền”, trang sử cũ của Algérie đã được lật qua.
Rồi đây, chế độ độc tài ở Vénézuela cũng sẽ sụp đổ trong một ngày không
xa, chế độ độc tài CSVN cũng không ngoại lệ, để Vénézuela và VN có một
trang sử mới.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment