Kính thưa quý thính giả, với não trạng “láu cá” cố hữu, đảng CSVN vẫn mơ màng vô vọng rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA) mà không cần cải thiện nhân quyền cho nhân dân.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Nguyễn Phú Trọng đẩy Kim Ngân đi Âu Châu trong vô vọng” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Nguyễn Phú Trọng đẩy Kim Ngân đi Âu Châu trong vô vọng” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Phạm Chí Dũng
Tròn hai năm sau chuyến công du Châu Âu của chủ tịch Quốc Hội Việt
Nam – bà Nguyễn Thị Kim Ngân – vào Tháng Tư, 2017, quan chức này lại có
một chuyến “thăm Pháp và Bỉ” mà chẳng có dấu hiệu nào cho thấy chuyến đi
này đạt được mục tiêu thực chất nào.
Toàn bộ những chuyến xuất ngoại trên đều được trang trải bằng tiền đóng thuế của người dân Việt Nam.
Vì sao Việt Nam phải dùng đến ‘kênh Quốc Hội’?
Trong chuyến đi Pháp và Bỉ lần này, Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc
gặp với ba nhân vật quan trọng là Chủ Tịch Hạ Viện Pháp Richard Ferrand
và Thủ Tướng Pháp Edouard Philippe, Chủ Tịch Hạ Viện Bỉ Siegfried
Bracke.
Bỉ chỉ là một nước nhỏ ở Châu Âu nhưng lại là nơi đặt trụ sở của Liên Minh Châu Âu (EU).
“Đề nghị Pháp, trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược, hỗ trợ
Việt Nam thúc đẩy Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây
là vấn đề quan trọng, phục vụ lợi ích của cả Việt Nam và EU, trong đó có
Pháp…” và một đề nghị tương tự với Bỉ – bà Ngân nhắc đi nhắc lại
cái ý tứ không có gì mới hơn mà chính thể Việt Nam đã đưa vào kịch bản
phát ngôn và đã từng được bà nói ở Thụy Điển, Hungaria và Czech Séc vào
Tháng Tư, 2017.
Lẽ ra, trách nhiệm vận động các nước thành viên thông qua EVFTA là
của Nghị Viện Châu Âu. Nhưng hẳn do tình thế đã biến diễn bất lợi đến
mức giới chóp bu Việt Nam không thể ngồi rung đùi chờ đợi Châu Âu thông
qua EVFTA như cách người Mỹ đã mang Hiệp Định Song Phương Việt-Mỹ (BTA)
đến tận miệng cho Việt Nam 16 năm trước, hay Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
(WTO) đặc cách xét cho Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức này vào năm 2007.
Một cách nào đó, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam đã làm thay công việc vận
động của Nghị Viện Châu Âu. Cũng có thể hiểu một cách nào đó, Nguyễn
Phú Trọng phải làm mọi cách để tìm ra một hiệp định thương mại thay thế
cho TPP chết yểu, cũng là cách để ông Trọng có được thành tích mang lợi
ích kinh tế về nuôi đảng và do đó sẽ kéo dài tuổi thọ tổng bí thư của
ông. Rất có thể đó là lý do chính yếu mà ông Trọng “đẩy” bà Ngân đi Châu
Âu vận động EVFTA với tư cách “kênh Quốc Hội” vào các năm 2017 và 2019,
bất chấp chính thể Việt Nam vẫn hoàn toàn không quan tâm và càng không
hề tôn trọng nhân quyền theo yêu cầu của EU.
Nhưng muốn EVFTA được thông qua, lại phải có sự thống nhất của Quốc
Hội thuộc 28 nước thành viên. Sự đồng thuận giữa các nước EU lại tương
đối cao về vấn đề nhân quyền. Chỉ cần 4 nước không thông qua thì EVFTA
sẽ bị khựng lại. Đó là nguồn cơn khiến Nguyễn Phú Trọng phải tính toán
cho Nguyễn Thị Kim Ngân một lần nữa đi Châu Âu vận động qua “kênh nghị
viện” vào năm 2019 này.
Nhưng cho dù Việt Nam có được EU ưu ái cho ký trước một thành phần
của EVFTA là Hiệp Định Thương Mại Song Phương (FTA), thì đó vẫn chỉ là
một hiệp định mang tính chất khung về pháp lý chứ chưa bao gồm những
thỏa thuận mang tính “ăn ngay” về thương mại mà Việt Nam trông đợi để
“ăn sẵn.” Những thỏa thuận này nằm trong Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (IPA) –
được xem là thành phần cốt yếu nằm trong EVFTA. Song muốn IPA được
thông qua lại cần sự đồng thuận của toàn bộ 28 nghị viện các nước ở Châu
Âu.
Vào năm 2017, điều quá đáng thất vọng đối với đoàn của bà Nguyễn Thị
Kim Ngân là sau các cuộc làm việc với Quốc Hội 3 nước Thụy Điển,
Hungaria và Czech, đã không có bất cứ một khoản viện trợ không hoàn lại
nào được phía chủ nhà thông báo dành cho Việt Nam. Ngay cả Thụy Điển –
vốn được Việt Nam hy vọng nhất về “tình cảm rất đặc biệt trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ” – cũng không còn tỏ ra hào phóng như thường biếu
một số tiền viện trợ không hoàn lại vào những lần giới lãnh đạo Việt Nam
thăm Thụy Điển những năm trước. Thậm chí, lãnh đạo Quốc Hội Thụy Điển
cũng không hứa hẹn bất kỳ điều gì liên quan đến viện trợ không hoàn lại
trong thời gian tới cho Việt Nam.
Nhưng lại chắc chắn rằng nguyên do chủ yếu khiến chuyến “quốc tế vận”
vào năm 2017 của Chủ tịch Ngân “chỉ có tiếng, không có miếng” là cho
tới lúc đó vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới chóp bu Việt
Nam chịu cải thiện nhân quyền theo yêu cầu chi tiết của cộng đồng quốc
tế.
Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà
vào Tháng Ba, năm 2018, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải
tự thân đến Pháp, để vận động Nghị Viện Pháp cho EVFTA được Hội Đồng
Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu “linh hoạt sớm thông qua.”
Nhưng ngay sau cuộc gặp Macron-Trọng, không phải báo đảng Việt Nam,
mà những hãng thông tấn của Pháp như AFP đã loan tin là trong cuộc gặp
này, Tổng Thống Pháp Macron đã đề cập một cách nhấn mạnh về tình hình
nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân
quyền bị bỏ tù, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để
tăng cường nhà nước pháp quyền.
Còn vào lần này, việc một lần nữa Trọng “đẩy” Ngân đi Pháp vận động
cho EVFTA đã gián tiếp tiết lộ một ý đồ ẩn giấu của chính thể Việt Nam:
Sau khi EVFTA bị Hội Đồng Châu Âu hoãn vô thời hạn, nếu giới chóp bu
Việt Nam muốn làm một điều gì đó để cải thiện nhân quyền thì có lẽ họ đã
chẳng cần tổ chức thêm một chuyến đi Pháp cho Nguyễn Thị Kim Ngân.
Mà tình hình hiện thời vẫn thuần đen đúa khi chưa hiện ra bất kỳ dấu
hiệu nào cho thấy chính thể Việt Nam muốn thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào
trong bản nghị quyết nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu – được ban hành
vào giữa Tháng Mười Một, năm 2018.
Hà Nội vẫn đạp trên nhân quyền mà chỉ tái diễn lối mòn “quốc tế vận”
với não trạng của một kẻ láu cá, khôn vặt, buôn nước bọt và không thể
tin được.
EVFTA cũng bởi thế vẫn hoàn toàn bế tắc và vô vọng./.
No comments:
Post a Comment