Kính thưa quý thính giả, một trong những mánh khóe của đảng
CSVN và các đảng CS nói chung, là họ cam kết nhưng không bao giờ tôn
trọng những cam kết của mình, nhất là trên phương diện nhân quyền. Mời
quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Hiền với tựa đề: “Có nên tin vào cam kết nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Nguyễn Hiền
Nhà vận động nhân quyền, cô Nghiêm Hoa trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân, cho rằng, “Kết quả của việc đón Ủn: Việt Nam trả người tị nạn Triều Tiên về qua ngả Trung Quốc, sẵn sàng bỏ qua các cam kết trong Công ước Chống Tra tấn và Công ước về các quyền dân sự và chính trị.”.
Nhà vận động nhân quyền, cô Nghiêm Hoa trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân, cho rằng, “Kết quả của việc đón Ủn: Việt Nam trả người tị nạn Triều Tiên về qua ngả Trung Quốc, sẵn sàng bỏ qua các cam kết trong Công ước Chống Tra tấn và Công ước về các quyền dân sự và chính trị.”.
Nghiêm đang đề cập đến sự kiện, một tháng sau khi hội nghị thượng
đỉnh Mỹ – Triều kết thúc, Hà Nội bắt đầu trục xuất người tị nạn Bắc
Triều Tiên qua con đường Trung Quốc.
The Washington Post ngày 4.4 đưa tin, trục xuất lần này đánh dấu
những lo ngại đối với những người đang tìm cách trốn chạy ra khỏi Triều
Tiên.
Ba người Bắc Triều Tiên chạy trốn khỏi đất nước của qua Trung Quốc đã
bị bắt tại tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam hôm thứ Hai, theo Chosun Ilbo.
Theo báo này, Trung Quốc coi những người đào thoát Bắc Triều Tiên là
những người di cư kinh tế bất hợp pháp và hồi hương họ về quê nhà, nơi
họ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc. Còn Việt Nam, là một trong
những quốc gia Đông Nam Á cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người
trốn thoát Bắc Triều Tiên, giúp họ đến Nam Hàn. Nhưng sự kiện Kim Jong
Un đến Hà Nội, đã làm thay đổi, Việt Nam đã “trao đổi” người tỵ nạn đã
làm hài lòng Bình Nhưỡng, và những người được “trao đổi” phải đối mặt
với sự tra tấn nơi quê nhà.
Triều Tiên dù đồng ý thức hệ là cộng sản, nhưng đất nước này chưa bao
giờ là một quốc gia cần thiết trong mối quan hệ chiến lược [chính trị]
lẫn phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá khứ. Đất nước kiệt quẫn và
giữ tư duy cộng sản gộc với nền kinh tế bao cấp [cô lập và phụ thuộc
Trung Quốc] chưa bao giờ là “tấm gương sáng” trong hiện tại, tương lai.
Bình Nhưỡng đã từng đứng phía bên kia chiến tuyến với Hà Nội, khi mà
giai đoạn Khmer Đỏ cầm quyền 1975-1979, và đây luôn là quốc gia nhiệt
thành ủng hộ lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong cuộc nội chiến
Campuchia.
Trong khi đó, muốn hội nhập kinh tế và, cải thiện vị thế trên trường
chính trị quốc tế, thì Việt Nam cần tiếp tục mở rộng nền kinh tế theo
hướng thị trường đầy đủ và được chính EU lẫn Mỹ công nhận. Về mặt chính
trị, cần tiếp tục theo đuổi các giá trị phổ quát và thực thi nó một cách
tốt nhất như đã cam kết.
Trong thực tế, nền kinh tế với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay vẫn đang là trở lực lớn nhất khiến nền kinh tế Việt Nam cất
cánh, hoặc hóa rồng như kỳ vọng của không ít vị lãnh đạo. Còn đối với
các giá trị phổ quát, Việt Nam vẫn cho thấy một quốc gia mà nói nhiều
hơn làm, cam kết hơn là thực hiện. Và thực tế, trong kết quả sơ bộ Phiên
(Kiểm điểm định kỳ phổ quát nhân quyền) UPR của Việt Nam đã có không ít
quốc gia phàn nàn về tính hai mặt vấn đề nhân quyền của Hà Nội. Trong
khi đó, như một vòng luẩn quẩn, chính trị có ổn định hay không phụ thuộc
vào kinh tế, kinh tế có bền vững hay không lại phụ thuộc vào cải thiện
nhân quyền. Nhưng tư duy lãnh đạo Việt Nam vẫn cố gắng bám trụ cái “ổn
định chính trị” đầy tính chủ quan, đi ngược lại với xu thế hội nhập.
Câu chuyện trả lại người tỵ nạn đặt ra vấn đề, Hà Nội cần tỉnh táo
hơn, ít nhất trong lựa chọn bạn mà chơi. Những gì đang diễn ra trong các
thập niên gần đây cho thấy, lựa chọn xu hướng gần phương Tây đã giúp
cải thiện đời sống chính trị, xã hội và kinh tế Việt Nam rất là nhiều.
Trong khi, người bạn lớn của Việt Nam là Trung Quốc vẫn ngày đêm đe dọa
chủ quyền ở Biển Đông; Cuba kiệt quệ vì tư duy kinh tế bao cấp; Triều
Tiên là một quốc gia đóng kín cửa; và Venezuela đang tỏ ra bộ mặt xã hội
phi nhân.
Chúng ta liệu tin vào cam kết nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam (hay không)?
Mặt dù bày tỏ sự “thất vọng” đối với cách hành xử của nhà cầm quyền
Việt Nam trong vấn đề người tỵ nạn Triều Tiên, nhưng chúng ta có thể
tiếp tục bày tỏ niềm tin, rằng trong xu hướng chung của thời đại, nhà
cầm quyền Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn tác động của nhân quyền đến chính sự
tồn tại của chế độ. Và câu trả lời có thể được hình dung vào tháng Sáu
tới đây, khi kết quả phiên UPR (Việt Nam ủng hộ những khuyến nghị nào)
sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền. Nhưng điều
này không hàm nghĩa rằng, chúng ta ngừng đòi hỏi, giám sát và lên tiếng
phê phán trước những hoạt động đi ngược lại các cam kết nhân quyền của
Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực người tỵ nạn chính trị. Hoặc mất cảnh
giác trước sự lập lờ hay gian dối của Việt Nam đối với các cam kết quyền
về chính trị, dân sự. Hay những sự bắt bớ, khủng bố, sách nhiễu bằng
hoạt động của an ninh và nhà tù đối với những người hoạt động nhân
quyền.
Rõ ràng, nhà cầm quyền Việt Nam cần làm nhiều hơn để cứu vãn niềm
tin, thay vì cứ mải mê cuộc chơi quyền lực và hai mặt trong cam kết quốc
tế của mình, bởi đây không còn là thời kỳ chiến tranh hay thời “chơi
một mình” như Bắc Triều Tiên.
Facebooker Huy Nguyên đã phàn nàn: Đó là trò chơi hai mặt và quốc tế sẽ ngày càng hắt hủi điều đó. Hà Nội nên hiểu như vậy!
No comments:
Post a Comment