Đại tướng, cựu CTN Lê Đức Anh vừa qua đời là
một lãnh đạo CSVN tiêu biểu, gian trá và bán nước dù được đảng tô son
trét phấn bao nhiêu. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Gió Bấc với tựa đề: “Hùm chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì? ” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Gió Bấc
Theo truyền thống của chế độ cộng sản, báo chí lề phải Việt Nam đang
tấu khúc hùng tráng bi ai ca ngợi công đức, phẩm chất của ông Lê Đức
Anh, người từng giữ những chức vụ cao ngất ngưởng: Đại tướng, Chủ tịch
nước, Bộ trưởng Quốc phòng như là lãnh tụ tướng lĩnh tài ba, liêm
khiết…. Nhưng với người dân, với mạng xã hội, nghi vấn về những gian trá
trong cuộc đời và những tội lỗi của Lê Đức Anh với đất nước, nhân dân
và quân đội lại có dịp được khơi dậy sôi nổi hơn, trong đó có không ít
sự thật hiển nhiên, bóc trần sự tán tụng của nền báo chí bưng bô.
Với thành tích bán nước, bán bạn bè cho Trung Quốc, Lê Đức Anh đã
được bầu làm Chủ tịch nước sau đó không lâu. Tướng bất minh gây nợ máu
VOA có bài viết “Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?” dẫn ý
kiến của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đồng tình với lĩnh vực này. Về tài năng
quân sự, ông đề cao Lê Đức Anh trong lập trường tiếp tục tiến công ở
quân khu 9 sau hiệp định Paris, làm tư lệnh cánh quân phía Nam trong
chiến dịch Hồ Chí Minh và thắng lợi trong cuộc chiến ở Campuchia. Ông Cù
Huy Hà Vũ vốn không phải nhà quân sự, lại ở quá xa chiến trường miền
Nam và Campuchia nên không đủ thông tin và lập luận để đánh giá điều
này. Thứ nhất, về tư tưởng tiến công quân sự sau hiệp định Paris chỉ thể
hiện sự lật lọng, vi phạm hiệp ước quốc tế đã ký kết chứ không phải là
tài năng. Thực tế, thời điểm ấy quân khu 9 cũng không có trận đánh nào
có tiếng vang như trận Thường Đức ở Đà Nẵng hay trận Phước Long ở miền
Đông Nam Bộ làm thay đổi tình thế, cục diện chiến trường. Ngược lại về
phía VNCH, địa bàn này dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Khoa Nam, quân
đội đã giữ nguyên vẹn lãnh thổ, binh lực và hệ thống chỉ huy đến tận
ngày 1-5 năm 1975 mới tan rã. Về cánh quân hướng Tây Nam do Lê Đức Anh
chỉ huy có hai nhiệm vụ là tấn công vào Sài Gòn và cắt đứt lộ 4 (Quốc lộ
1 hiện nay) ở đoạn Long An, Tiền Giang để chia cắt sự chi viện giữa
Quân đoàn 4 của tướng Nam với Sài Gòn.
Hồi ký của Lê Đức Anh và các tướng tá thuộc cấp đã tô vẽ với những
lời có cánh về những thành tích ảo của cánh quân này, nhưng theo nghiên
cứu tổng hợp của Nguyễn Đức Phương cho thấy cánh quân này đã không hoàn
thành nhiệm vụ: Không đột phá sâu vào Sài Gòn trước khi TT Dương Văn
Minh đầu hàng, chỉ gây gián đoạn thời gian ngắn mà không chia cắt làm
chủ được quốc lộ 4.
Về chiến trường Campuchia, cho tới nay vẫn chưa công bố chính thức số
lượng binh sĩ thương vong là hai vạn, bốn vạn hay 10 vạn. Tư lệnh chiến
dịch giải phóng Campuchia là tướng Lê Trọng Tấn. Mũi tiến công chiến
lược giải phóng Pnompenh là quân đoàn 4 của tướng Hoàng Cầm. Tướng Lê
Đức Anh chỉ huy lực lượng quân khu 7 đánh một số tỉnh phía đông
Campuchia chỉ là hướng thứ yếu. Trong thời gian làm tư lệnh quân tình
nguyện ở Campuchia, Lê Đức Anh đã trúng kế phản gián của Polpot bức tử
hàng chục cán bộ cấp tỉnh, Bí thư tỉnh Xiêm Riệp phải tự sát, gây ra vết
rạn rất lớn trong mối quan hệ hai bên Việt Nam và Campuchia, tạo thuận
lợi cho PonPot kéo dài chiến tranh và tổn hao xương máu quân đội Việt
Nam.
Việc năm 1974, Lê Đức Anh được phong vượt cấp từ đại tá lên Trung
tướng được nhiều người giải thích chỉ là việc lợi ích phe cánh khi Lê
Đức Anh ăn cánh với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Nếu xem chính trị theo nghĩa
vương đạo làm ích nước lợi nhà, đất nước thanh bình nhân dân yên ấm thì
Lê Đức Anh quả là nhà chính trị tồi. Nếu xem chính trị là kỹ thuật tranh
giành quyền lực thì từ anh cai đồn điền thành chủ tịch nước và tiếp tục
làm thái thượng hoàng đến khi trút hơi thở cuối cùng thì Lê Đức Anh
thật sự không tồi. Trong số những lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì người
bị chính đồng đội, đồng chí tố cáo, bêu diếu ngay từ lúc đang còn sống
nhiều nhất chính là Lê Đức Anh.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tá Nguyễn Minh Ngọc và nhiều sĩ
quan cao cấp khác kể cả đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tố cáo vụ án gián
điệp siêu nghiệm trọng ở Tổng Cục 2. Lê Đức Anh đã nâng Cục Quân Báo từ
một đơn vị tình báo quân sự trực thuộc Bộ Tổng tham mưu thành Tổng Cục
II, là đơn vị tình báo chiến lược trực thuộc Bộ Quốc Phòng và nguyên thủ
quốc gia.
Tiếp đó, Lê Đức Anh dựng Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí Thư và giữ vai
Cố Vấn để thao túng, nhưng khi thấy Lê Khả Phiêu không thần phục còn lập
ra tổ chức A 10 để theo dõi chính mình Lê Đức Anh đã lật đổ Phiêu. Con
đường hoạn lộ của Lê Đức Anh tắm đầy máu của đồng đội và cấp trên. Hậu
quả việc rước voi giày mả tổ, mở đường cho Trung Quốc xâm chiếm, khống
chế Việt Nam của Lê Đức Anh đối với dân tộc, đất nước sẽ còn kéo dài.
Đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức quốc tang, báo chí lề
phải đang rầm rộ tán tụng, điếu văn sẽ là lời xưng tụng có cánh công
đức của Lê Đức Anh, nhưng sự thật lịch sử sẽ không bị che phủ. Ngôi đền
rộng 4000 m2 mà chính quyền đang gấp rút trùng tu sẽ trở thành địa phủ
của tội ác mà bia miệng người đời nguyền rủa. Điều quan trọng là càng
bưng bít những tội ác của lãnh đạo đời trước, lãnh đạo thế hệ sau của
đảng cộng sản Việt Nam càng đào sâu hơn cái hố chôn vùi danh dự của
mình.
No comments:
Post a Comment