Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An
sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA a.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân:
Thưa anh TA, HA xin được mở đầu với cái tin về việc đảng CSVN vừa phế
truất con trai của ông Nguyễn Bá Thanh. Anh có ghi nhận như thế nào
trước việc này thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Hôm thứ sáu 12/4, con trai của cố Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh là
Nguyễn Bá Cảnh, 36 tuổi, Thành Ủy viên, Phó ban Thường trực Ban Dân vận
Thành ủy Đà Nẵng, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố, đã bị Thành ủy
Đà Nẵng đề nghị cách tất cả các chức vụ trong Đảng do “vi phạm luật Hôn
nhân và Gia đình và vi phạm quy định về những điều đảng viên không được
làm.” Đề nghị này đang phải chờ Ủy Ban Kiểm tra Trung ương báo cáo lên
Ban Bí thư xem xét và ra quyết định cuối cùng.
Ông Nguyễn Bá Thanh, cha của ông Nguyễn Bá Cảnh, trước đây, từng bị
cáo giác tham nhũng trong việc thu hồi đất đai, đặc biệt là vụ cưỡng chế
ở Cồn Dầu.
Như chúng ta đã biết, ông Cảnh là con ông Nguyễn Bá Thanh, từng là Bí
thư thành ủy, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Ông Thanh là người từng được xem là nổi tiếng nhất và quyền uy nhất
của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn sau Đổi mới 1986, được biết đến do
nhiều người mến mộ và coi là có công đầu giúp thay đổi hoàn toàn diện
mạo của thành phố Đà Nẵng, nhưng ông cũng gặp tai tiếng do bị cáo giác
tham nhũng trong việc thu hồi đất đai, đặc biệt là vụ cưỡng chế ở Cồn
Dầu.
Hoàng Ân:
dạ vâng, ngoài việc cách chức con trai ông Nguyễn Bá Thanh, thì theo HA
được biết, 1 vụ việc nữa cũng đang được người dân trong nước xôn xao
bàn tán, đó là chuyện em trai ông Phạm Nhật Vương, người được cho là
giàu có nhất VN đã bị bắt vì tội hối lộ. Anh có thể nói rõ hơn về việc
này được không anh TA?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, ông Phạm Nhật Vũ,
nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu
(AVG), vừa bị bắt giam.
Quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra cáo buộc ông
Vũ tội ‘đưa hối lộ’ trong thương vụ MobiFone mua AVG, quy định tại
Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Xin được nhắc lại ông Vũ là em trai ông Phạm Nhật Vượng, một trong
những người được đánh giá là giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng
Forbes định giá là 7,6 tỷ đô la.
Hoàng Ân:
da, trong vụ án này còn có một số cựu quan chức cao cấp khác cũng bị
khởi tố với tội danh ‘nhận hối lộ’, dựa trên Khoản 4 Điều 354 Bộ
luật Hình sự 2015 đúng không thưa anh?
Trường An: Đúng vậy thưa chị.
Trong vụ án này còn có một số cán bộ cấp cao khác bao gồm các ông:
Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son (2011-2016)
và nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn
(2016-2018), cùng hai cựu lãnh đạo cao cấp của MobiFone, ông Lê Nam Trà
và ông Cao Duy Hải trước đó đã bị truy tố với tội danh khác.
Cả bốn người này đã đang bị bắt giam, cùng về tội vi phạm quy định
về sử dụng vốn công, gây hậu quả nghiêm trọng’, quy định tại Điều 220
Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt hồi 2/2019.
Hai ông bị cho là đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng khi ông Bắc
Son là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng.
Ông Cao Duy Hải, nguyên tổng giám đốc MobiFone, bị bắt hồi 11/2018.
Bà Phạm Thị Phương Anh, phó tổng giám đốc MobiFone bị bắt cùng lúc với
ông.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông
Mobifone, bị bắt hồi 7/2018, ngay khi cơ quan điều tra Bộ Công an ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với thương vụ mua bán AVG.
Bị bắt cùng thời gian với ông Lê Nam Trà có ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp Bộ thông tin truyền thông.
Hoàng Ân:
dạ vâng, thưa anh TA, một tin nữa cũng gây xôn xao dư luận trong tuần
qua là việc thương gia Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hòa Lan, đã chiến
thắng trong 1 vụ kiện kéo dài suốt 20 năm qua, đòi Việt Nam phải bồi
thường 1 tỷ 250 triệu Mỹ. Anh có thể nói rõ hơn về việc này được không
ạ?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN.
Theo phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris vào hôm thứ Tư
10/4, phía bạo quyền Việt Nam cũng phải trả án phí hơn 45 triệu Mỹ kim
cho cả hai bên. Phát biểu sau khi có phán quyết, ông Bình nói nhà cầm
quyền Việt Nam là phải cẩn thận, không nên tịch thu tài sản của người
khác một cách vô tội vạ.
Xin được nhắc lại, vào năm 1987, ông Trịnh Vĩnh Bình mang tiền về
Việt Nam đầu tư theo lời kêu gọi của thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đến năm
1998, bạo quyền Việt Nam bắt giam ông với cáo buộc hối lộ và vi phạm
quyền sở hữu đất đai. Năm 1999, ông Bình bị tuyên án 11 năm tù và bị
tịch thu toàn bộ tài sản.
Năm 2000, ông trốn thoát về lại Hòa Lan và đến năm 2003, ông bắt đầu
khởi kiện nhà cầm quyền Việt Nam tại Trung tâm trọng tài Thương mại
Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường 150 triệu Mỹ kim. Phía Việt Nam
chấp nhận bồi thường nhưng suốt mấy năm vẫn không chung tiền, khiến ông
đệ đơn kiện lần thứ nhì vào năm 2014, và số tiền đòi bồi thường lên
đến 1 tỷ 250 triệu Mỹ kim.
Hoàng Ân: dạ vâng, cám ơn anh Trường An, Hoàng Ân
cũng xin cám ơn quý thính giả đã lắng nghe và xin hẹn gặp lại trong
chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment