Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Miên Dương trình bày sau đây
1) DÂN BÌNH ĐỊNH TIẾP TỤC PHẢN ĐỐI DỰ ÁN QUANG ĐIỆN Ở ĐẦM TRÀ Ổ.
Người dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, vào hôm qua lại bác bỏ các
lời trấn an của nhà cầm quyền Bình Định về dự án quang điện tại đầm Trà
Ổ.
Đây là cuộc đối thoại lần thứ ba, do ông Trần Châu, phó chủ tịch
tỉnh Bình Định, chủ tọa đã diễn ra suốt nhiều giờ nhưng đến buổi chiều
người dân vẫn không tin là dự án này sẽ không gây ô nhiễm môi trường và
gây đảo lộn cho đời sống của cư dân quanh đầm Trà Ổ. Lý do chính yếu là
các cư dân sinh sống bằng nghề đánh cá trong đầm Trà Ổ nhưng các tấm
quang điện sử dụng sẽ lấn chiếm một diện tích lên đến 60 mẫu của đầm
này.
Từ khi nhà cầm quyền đưa ra dự án này vào năm 2018, người dân huyện
Phù Mỹ đã liên tục phản đối, một số quan chức và xe cộ bị người dân bắt
giữ khi tiến vào khu vực. Theo dự trù thì dự án này, với phí tổn xây
dựng vào khoảng 70 triệu Mỹ kim sẽ vận hành vào giữa năm nay nhưng đến
nay vẫn chưa thực hiện được.
2) THỦ TƯỚNG VIỆT NAM KÊU GỌI TRỪNG TRỊ CÁC VỤ BẠO LỰC Ở HỌC ĐƯỜNG.
Trước làn sóng căm phẫn của dư luận, vào hôm qua Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh trừng trị nghiêm khắc những người có liên quan
trong các vụ bạo hành tại học đường.
Phát biểu trong cuộc họp, ông Phúc tuyên bố là phải trừng phạt nghiêm
khắc những người sai trái trong các vụ bạo hành về giáo dục đã và
mới diễn ra ở các tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Bà Rịa và Sóc Trăng để làm
gương và “gìn giữ kỷ cương phép nước”.
Theo thống kê của ông Phúc, hơn 10 vụ đã xảy ra từ tháng 11 năm ngoái
đến năm nay, trong đó có vụ mới nhất là một nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị
một đám nữ sinh cùng lớp bắt quỳ gối, “đánh hội đồng” và lột quần
áo, đến độ phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Lúc vụ việc xảy ra, cô
giáo chủ nhiệm và các bạn cùng lớp không can thiệp.
Một vụ khác là tại tỉnh Bà Rịa, 22 học sinh lớp 8 bị cô giáo dùng
thước đánh bầm tím đôi chân. Ngay tại Hà Nội cũng xảy ra vụ cô giáo ra
lệnh học sinh tát 50 cái bạt tai vào mặt một học sinh lớp 2.
Trước khi ra lệnh trừng trị các vụ này, ông Phúc đặt câu hỏi là “vấn
nạn này có đến mức báo động hay không?”. Trong khi đó, trên các mạng xã
hội, giới trí thức đều có cùng nhận định là nền giáo dục Việt Nam đã
băng hoại đến mức “khó có thể chữa được” sau nhiều năm học tập cái gọi
là “đạo đức và tư tưởng của HCM”.
3) MỘT NGHỆ SĨ NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM ĐỘT TỬ KHI LƯU DIỄN Ở MỸ.
Ông Anh Vũ, một nghệ sĩ hài hước nổi tiếng tại Việt Nam, đã đột ngột
qua đời sau buổi trình diễn ở tiểu bang California – Hoa Kỳ vào hôm thứ
Hai 1/4 vừa qua.
Báo chí trong nước cho biết là một người bạn thân đã phát giác ông
Anh Vũ, 47 tuổi nằm chết trên giường. Theo lời kể của nghệ sĩ Trí Quang,
người diễn chung với ông Vũ, thì trong thời gian tập dượt ông Vũ đã tỏ
ra mệt mỏi, đờ đẫn và ít nói. Khi được hỏi thăm thì ông Vũ cho biết là
do uống thuốc ngủ để điều chỉnh múi giờ nên thân thể không khỏe.
Giới hữu trách Mỹ đang giảo nghiệm thi hài để tìm hiểu nguyên nhân
cái chết, trong khi đó các đồng nghiệp của ông Vũ đã đóng góp khoảng 25
ngàn Mỹ kim để giúp gia đình đưa thi hài về Việt Nam.
4) VIỆT NAM CÓ 21 PHI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHƯNG CHỈ CÓ 3 PHI TRƯỜNG MANG LẠI LỢI NHUẬN.
Trong cuộc họp nội các vào chiều thứ Ba 2/4 hôm qua, ông Nguyễn Ngọc
Đông, thứ trưởng bộ giao thông, tiết lộ là trong số 21 phi trường do nhà
nước Việt Nam độc quyền khai thác chỉ có 3 hoặc 4 phi trường là làm ăn
có lời.
Theo tiết lộ nói trên thì sau nhiều năm theo dõi của bộ này, các phi
trường mang lại lợi nhuận là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và Cam Ranh,
trong khi các phi trường khác thì phải bù lỗ. Ông Đông nêu lên các chi
tiết này khi trả lời các chất vấn của báo chí về việc đầu tư xây dựng
phi cảng thứ 3 tại phi trường Tân Sơn Nhất.
5) TỔNG THỐNG ALGERIA TỪ CHỨC SAU LÀN SÓNG BIỂU TÌNH.
Tổng thống Algeria, ông Abdelaziz Bouteflika 82 tuổi, đã đồng ý từ
chức sau làn sóng biểu tình liên tục trên toàn quốc suốt mấy tháng qua.
Trước đó ông Bouteflika, người đã cầm quyền suốt 20 năm, cam kết sẽ
không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 và sẽ ra đi vào ngày 28/4, tức cuối
nhiệm kỳ. Nhưng giới đối lập và phe quân đội đều không đồng ý, trái lại
yêu cầu ông phải ra đi sớm hơn để tổ chức tổng tuyển cử, nhằm loại bỏ
nhóm doanh nhân, các chính khách và tướng lãnh, đã dùng ông tổng thống
bệnh hoạn như tấm bình phong để lũng đoạn chính quyền.
Từ tuần trước, tổng tham mưu trưởng quân lực Algeria, đã yêu cầu ông
Bouteflika tuyên bố là không đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ điều hành
đất nước.
6) TƯ LỆNH LỤC QUÂN THÁI LAN CẢNH CÁO PHE ĐỐI LẬP CHỚ NÊN BIỂU TÌNH.
Đại tướng Apirat Kongsompong, tư lệnh lục quân Thái Lan, vào hôm qua
lên tiếng cảnh cáo phe đối lập là chớ nên kêu gọi dân chúng xuống đường
phản đối kết quả bầu cử quốc hội mà dư luận cho rằng là có gian lận.
Ông Apirat cảnh cáo người dân là chớ nên “xúc phạm hoàng triều” và
“vi phạm quy chế dân chủ”. Lời cảnh cáo được đưa ra sau khi kết quả kiểm
phiếu cho thấy là cả hai phe quân đội lẫn đối lập đều ngang ngửa nhau
nhưng cả hai phe đều tuyên bố chiến thắng.
Ông Apirat tuyên bố quân đội sẽ giữ thái độ trung lập, trong khi cựu
tư lệnh Prayuth Chan-ocha đang nỗ lực duy trì chiếc ghế thủ tướng mà ông
nắm giữ sau cuộc đảo chánh vào 5 năm trước. Ông Apirat nhấn mạnh là
quân đội sẽ không cho phép các cuộc biểu tình quy mô diễn ra, với lý do
là “không thể diễn đạt các quan điểm khác biệt trên đường phố”.
No comments:
Post a Comment