Bình Thuận khởi tố thêm 17 người biểu tình chống Luật Đặc khu
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận quyết định khởi tố thêm 17 người biểu tình chống Luật Đặc khu ngày 10/6, sau đó chuyển thành bạo động đốt phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận.
Tính đến thời điểm này, tại Bình Thuận, đã có 32 người bị khởi tố vì liên quan đến vụ biểu tình và bị kết tội gây rối và đốt phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Trong số này, có 17 người bị xử tổng cộng gần 30 năm tù giam.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận quyết định khởi tố thêm 17 người biểu tình chống Luật Đặc khu ngày 10/6, sau đó chuyển thành bạo động đốt phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận.
Tính đến thời điểm này, tại Bình Thuận, đã có 32 người bị khởi tố vì liên quan đến vụ biểu tình và bị kết tội gây rối và đốt phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Trong số này, có 17 người bị xử tổng cộng gần 30 năm tù giam.
Hàng trăm hộ dân chìm trong nước do mưa lớn và đập thủy điện xả lũ
Ngày 31/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết: mưa lớn suốt 3 ngày, cộng thêm các đập thủy điện Trung Sơn và Bá Thước xả lũ đã khiến hàng trăm nhà dân ở Thanh Hóa ven sông Mã bị chìm trong biển nước, nhiều khu dân cư bị cô lập. Trận lũ khiến hơn 3.500 gia đình phải sơ tán, 3 người tử vong, gần 400 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, ngập nước và hơn 1000 hecta lúa cùng hoa màu bị thiệt hại.
Các tỉnh bị thiệt hại do mưa lũ bao gồm Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Nghệ An. Tính đến ngày 31 tháng 8, tại các tỉnh trên, mưa lũ làm sạt lở nhiều tuyến đường, gây tình trạng ách tắc giao thông vẫn chưa được khắc phục.
Thái Lan bắt giữ 160 người Thượng tị nạn
Thứ năm 30/08, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền Thái Lan và quốc tế đã lên tiếng báo động về việc chính quyền Thái Lan hôm thứ Ba 28/08 đã bắt giữ hơn 160 người Thượng đến từ Việt Nam và Cam Bốt đang xin tị nạn.
Theo Hội các Luật Sư vì Nhân Quyền Thái Lan, một số người Thượng đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xác nhận quy chế tị nạn của họ. Những người Thượng này, nếu bị trả về Việt Nam hay Cam Bốt, chắc chắn sẽ bị nhà cầm quyền CSVN truy bức, kỳ thị và đàn áp.
Âu Châu bắt đầu có thái độ cứng rắn về những vi phạm nhân quyền của CSVN
Ngay sau khi Tòa án Nghệ An kết án nhà hoạt động nhân quyền Lê Đình Lượng 20 năm tù và 5 năm quản chế, Liên Minh Châu Âu lập tức tuyên bố bản án này đã tiếp nối xu hướng đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam, và việc kết án trên đã vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thi hành.
Trong tuyên bố của EU vào tháng Tư và tháng Tám năm 2018 đã có lời lẽ rất cứng rắn về nhân quyền và nói thẳng là nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được Hiệp Định Thương Mại Tự do (EVFTA) mà Việt Nam đang nỗ lực vận động để được Âu Châu chấp thuận.
Mỹ tiếp tục cho B-52 bay thị uy quanh Biển Đông
Hai ngày 27 và 30/7, hai pháo đài bay B-52 của Không Quân Mỹ xuất phát từ đảo Guam đã diễn tập quanh khu vực Biển Đông như một thông điệp rất rõ ràng gửi cho Trung Quốc. Sau đó, vào thứ năm 30/8, Lực Lượng Không Quân Thái Bình Dương của Mỹ, ngày hôm qua đã ra thông báo cho biết cuộc diễn tập này nằm trong Chương Trình Oanh Tạc Cơ Hiện Diện Liên Tục của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương có từ năm 2004 và những hoạt động gần đây của B-52 đều phù hợp với luật pháp quốc tế và chính sách bảo vệ quyền tự do hàng không và hàng hải vốn có của Mỹ, và ngày càng hoạt động nhiều hơn trên các vùng biển bị tranh chấp.
Như vậy, riêng trong tháng Tám vừa qua, Mỹ đã 4 lần điều loại siêu pháo đài bay B-52H của mình xuống vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trước sự việc này, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đặt vấn đề: « Phải chăng Mỹ đang muốn tăng sức ép trên Trung Quốc trên hồ sơ thương mại bằng cách gởi oanh tạc cơ B-52 đến Biển Đông?»
Nhiều quân nhân Libya bị tử hình hoặc kết án tù vì nổ súng giết người biểu tình
Cách đây 2 tuần, vào ngày 15/8, Tòa án Phúc thẩm Tripoli ở Libya đã tuyên án tử hình 45 cựu quân nhân và tuyên án 5 năm tù giam đối với 54 cựu quân nhân khác vì đã giết hại người biểu tình tại thủ đô Tripoli trong cuộc nổi dậy chống chế độ độc tài Muammar Gaddafi năm 2011.
Sự việc xảy ra cách đây đã bảy năm, vào ngày 21/8/2011, nhóm quân đội ủng hộ Gaddafi đã nổ súng và giết chết hàng chục người biểu tình. Các cuộc biểu tình sau đó đã thành công. Nhà lãnh đạo độc tài Gaddafi đã bị phe nổi dậy bắt và giết vào tháng 10/2011 tại một cái cống bẩn thỉu.
Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, các cơ quan tư pháp của Libya dân chủ đã tiến hành những cuộc điều tra về thủ phạm ra lệnh và thủ phạm thi hành vụ bắn giết người biểu tình. Những người bị điều tra vì muốn cứu vãn mạng sống mình đã mau mắn khai ra những quân nhân mà họ biết đã ra lệnh hoặc trực tiếp nổ súng. Không mấy khó khăn, cơ quan tư pháp đã xác định được danh sách những tên tội phạm giết người.
Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, kịch bản Libya năm 2011 chắc chắn sẽ tái hiện ở Việt Nam.
Trung Quốc tuyển mộ gián điệp trên LinkedIn
Trong một cuộc phỏng vấn của Reuters, Ông William Evanina, giám đốc phản gián của Mỹ, cho biết: Trung Quốc đã có những nỗ lực “cực kì quyết liệt” trong sử dụng công cụ LinkedIn do các công ty của Microsoft điều hành. Trung Quốc đã sử dụng những tài khoản giả liên lạc với hàng ngàn thành viên LinkedIn cùng lúc để tuyển mộ gián điệp người Mỹ có khả năng tiếp cận các bí mật của chính phủ Mỹ và bí mật thương mại của Mỹ hầu hoạt động cho Trung Quốc. Ông William Evanina đã đề nghị các công ty này nên đình chỉ tất cả các tài khoản giả đó.
Nhà chức trách ở Đức và Anh trước đó đã cảnh báo công dân của họ rằng Bắc Kinh đang sử dụng Linked-In để cố gắng tuyển mộ họ làm gián điệp.
LinkedIn nói họ có 575 triệu người sử dụng ở hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 150 triệu thành viên ở Mỹ.
No comments:
Post a Comment