Kính thưa quý thính giả, TBT Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng chiến
dịch chống tham nhũng để thanh trừng phe nhóm, củng cố quyền lực và gây
thù chuốc oán với nhiều thế lực trong đảng. Tương lai của ông ta trở
nên vô cùng bất định. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận
của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Phía trước Nguyễn Phú Trọng là cả một đại
dương gầm thét” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình
phát thanh tối nay.
Dù chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng đã xử được một số quan
chức tham nhũng, dù cũng giống như Tập Cận Bình đánh vào khu vực công an
và cả khu vực quân đội, nhưng vẫn đang tồn tại một sự bất xứng và thiên
vị giữa các khu vực.
Dư luận đang cho rằng trong cuộc chiến “chống tham nhũng”, Nguyễn Phú Trọng thiên về đốt “củi rừng” nhiều hơn hẳn đốt “củi nhà”.
Trong vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, khi Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Xuân
Anh bị cách chức Ủy Viên Trung Ương Đảng, thì Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân
Huỳnh Đức Thơ – bị cho là có rất nhiều sai phạm về mặt đất đai – vẫn
bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ phía chính phủ.
Còn ở Sài Gòn, một quan chức cao cấp của Thành Ủy thành phố này là
Phó Bí Thư Thường Trực Tất Thành Cang đã cố ý làm trái trong việc ký
thông qua chủ trương bán đất công giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32
hécta đất ở Nhà Bè, nhưng cho tới giờ, Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị kỷ
luật và vụ việc này đang có nhiều dấu hiệu chìm xuồng.
Nhưng ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều – một Thủ Thiêm đẫm máu, đẫm
nước mắt cùng những cái chết tự treo cổ phẫn uất của dân oan đất đai
khi bị cưỡng chế. Sau nhiều hứa hẹn của cơ quan chức năng, vẫn không có
bất kỳ kết luận thanh tra nào của Thanh Tra Chính Phủ công bố về vụ Thủ
Thiêm.
Rất nhiều người dân đang cho rằng khi lần mò vào vụ Thủ Thiêm, Nguyễn
Phú Trọng thấy đụng phải quá nhiều quan chức nên ông ta muốn làm ém
nhẹm hoặc cho chìm xuồng vụ này.
Với bản thành tích sơ bộ trên của Nguyễn Phú Trọng, làm thế nào để so sánh ông Trọng với Tập Cận Bình?
Vai trò, vị thế và tương lai chính trị của Nguyễn Phú Trọng cũng bởi thế đang và sẽ khá chông chênh.
Đến giờ, hơn một năm sau khi chủ trương về kiểm tra tài sản của 1,000 cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Quản Lý được chính thức phát ra, chủ trương này cũng gần như chính thức thất bại.
Đến giờ, hơn một năm sau khi chủ trương về kiểm tra tài sản của 1,000 cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Quản Lý được chính thức phát ra, chủ trương này cũng gần như chính thức thất bại.
Hiển nhiên là trong giấc mơ kéo dài được hơn một năm qua, chiến dịch
kiểm tra tài sản 1,000 quan chức của ông Trọng đã bị “đụng tường” – một
bức tường lớn, rất cao và còn “khó nhằn” hơn cả sự chống đối quyết liệt
đang diễn ra trong nội bộ đảng Trung Quốc.
Cũng hiển nhiên là mặc dù không thiếu tham vọng để làm một cuộc cách
mạng long trời lở đất như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng
lại quá thiếu chân đứng cho chiến dịch tìm ra núi tài sản bất minh của
giới quan chức Việt Nam.
Trớ trêu thay, sự hụt hẫng chân đứng đầu tiên lại thuộc về Nguyễn Phú
Trọng: Từ giữa năm 2018 đến nay, ông ta đã không chịu hồi âm cho một
bản kiến nghị của nhiều trí thức bất đồng đòi hỏi Trọng phải công khai
tài sản thì mới biết được ông ta có xứng đáng “thu phục nhân tâm” hay là
không.
Chỉ còn hơn 2 năm nữa sẽ đến đại hội 13 của đảng cầm quyền vào năm
2021, nếu còn có đại hội đó. Nguyễn Phú Trọng liệu có in đậm giấc mơ như
“ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi” như Tập Cận Bình?
Chỉ biết rằng vào giữa nhiệm kỳ của đại hội 12, đã chẳng thấy ông
Trọng thoái lui khỏi cương vị tổng bí thư như điều được cho là cam kết
của chính ông ta ngay trước khi đại hội 12 mở màn. Nếu quả đúng là đã có
một cam kết bị nuốt lời như thế, còn giờ đây lại là bối cảnh mà Tổng Bí
Thư Trọng được một số văn nhân cận thần vây quanh ca tụng ngút trời và
thậm chí gợi ý về việc “thêm một nhiệm kỳ nữa,” chẳng có gì bảo đảm là
ông Trọng sẽ tự nguyện nhường lại ngôi vị tổng bí thư cho những Trần Đại
Quang, Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc… hay các quan
chức thuộc hàng cháu chắt của ông ta tại đại hội 13.
Nhưng tương lai là thứ không thể đoán biết. Điều gì sẽ xảy ra nếu
trong tương lai không xa, Tổng Bí Thư Trọng mệt mỏi cùng tuổi già không
thể cưỡng trong cuộc chiến được xem là “chống tham nhũng” nhưng chẳng đi
tới đâu của ông ta mà do đó bắt đầu tìm cách thoái lui khỏi cái ghế
quyền lực, hoặc “im cho nó lành” trong cơn bể dâu chính trị nội bộ và
những đối ngoại xáo xào chẳng biết đâu mà lường – như vụ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh, hoặc chính quyền lực của ông Trọng sẽ bị lấn át một cách
nguy hiểm bởi những thế lực mới nổi lên trong nội bộ đảng?
Trong khi tương lai trở thành “bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo” và
“lưu danh sử xanh” của Nguyễn Phú Trọng vẫn còn quá mờ mịt, ông ta có
thể bị hất đổ vào bất kỳ thời điểm nào ông bị đổ bệnh hoặc phải tạm thời
rời bỏ quyền lực tối cao, để sau đó bị “hồi tố” – không chỉ bởi những
đối thủ chính trị và các thế lực tham nhũng, mà còn có thể do chính
những “người tâm phúc” và cận thần mà ông Trọng đã từng tin cậy như loại
“cộng sản tốt tương đối” hoặc “có nhùng chàm nhưng đã gột rửa”.
Hãy nhắc lại một bài học kinh điển: Sau vụ chỉ đạo bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào Tháng Mười Hai, 2017 và giáng hai bản án tổng cộng 31 năm tù giam đối với nhân vật này, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức “leo lên lưng cọp”, chính thức xóa bỏ tiền lệ ủy viên bộ chính trị không bị bắt giam và xử tù, và cũng chính thức vượt qua lằn ranh lo sợ “mình mà xử thằng này thì thằng khác sẽ xử mình”.
Hãy nhắc lại một bài học kinh điển: Sau vụ chỉ đạo bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào Tháng Mười Hai, 2017 và giáng hai bản án tổng cộng 31 năm tù giam đối với nhân vật này, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức “leo lên lưng cọp”, chính thức xóa bỏ tiền lệ ủy viên bộ chính trị không bị bắt giam và xử tù, và cũng chính thức vượt qua lằn ranh lo sợ “mình mà xử thằng này thì thằng khác sẽ xử mình”.
Hiện tại và tương lai, ông Trọng dù có muốn cũng không còn nhảy khỏi
lưng cọp được nữa. Phía trước ông ta là cả một đại dương gầm thét./.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment