Kính thưa quý thính gỉa, có một sự khác biệt lớn lao giữa các
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa dân chủ tại Bắc Âu và xã hội chủ nghĩa độc
tài đảng trị tại VN.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Mạnh Hùng với tựa đề: “Bài học cho những người xã hội chủ nghĩa mới” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Nguyễn Mạnh Hùng với tựa đề: “Bài học cho những người xã hội chủ nghĩa mới” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Lúc này, giới trẻ, nhất là tại Anh, Mỹ bắt đầu ham mê trở lại “xã hội
chủ nghĩa”. Tại Anh, chính những người trẻ đã giúp ông Jeremy Corbyn
lật đổ ban lãnh đạo trung tả của đảng Lao Động, trong lúc tại Mỹ chính
những người trẻ này đang làm thay đổi đảng Dân Chủ sang phía tả nhiều
hơn là các giới chức lãnh đạo muốn.
May mắn là đa số họ khi nói đến “xã hội chủ nghĩa” đều không nói đến
loại “xã hội chủ nghĩa” nhốt người ta trong trại cải tạo như tại Liên
Xô, Trung Quốc hay Việt Nam mà hầu như đều muốn chỉ một chế độ dân chủ
xã hội như tại các nước Bắc Âu, đặc biệt là tại bán đảo Scandinavia.
Nhưng điều mà những người “xã hội chủ nghĩa” mới cần lưu ý là những chế độ này có những ràng buộc của nó.
Thuần túy mà nói, trên phương diện kinh tế gọi các nền kinh tế Bắc Âu
là “xã hội chủ nghĩa” là không đúng. Một danh từ đúng hơn là là kinh tế
hỗn hợp (mixed economy) hay dùng theo một từ ngữ người Đức, ta có thể
gọi là “kinh tế xã hội thị truờng” (social market economy). Và trên
nhiều khía cạnh các nền kinh tế này đi ngược lại với những điều mà các
người xã hội chủ nghĩa mới tại Anh, Mỹ tin vào.
Thứ nhất, các nền kinh tế hỗn hợp Bắc Âu ủng hộ tiến trình toàn cầu hóa.
Thứ hai, điều làm cho các nước Bắc Âu có ít bất công kinh tế hơn các
nước khác không phải là chính sách chính phủ tái phân phối lợi tức xã
hội, mà qua cơ cấu tổ chức lao động giúp cho lương bổng và thu nhập bình
đẳng hơn ngay cả trước khi thuế và phúc lợi xã hội được tính vào.
Và thứ ba, điều này không thuần túy tùy thuộc chính sách chính phủ mà
chủ yếu là qua cơ cấu tổ chức xã hội, nghiệp đoàn và hiệp hội chủ nhân
đều là những yếu tố then chốt cho sự thành công của các nước Bắc Âu
trong việc phối hợp công bằng kinh tế với năng suất lao động.
Mức độ cởi mở với kinh tế toàn cầu hóa được thể hiện qua chỉ số cởi
mở (openness index): Tỷ lệ ngoại thương (tổng số xuất và nhập cảng kể cả
hàng hóa và dịch vụ) so với tổng sản lượng quốc nội. Trên phương diện
này các nước Bắc Âu cởi mở hơn nhiều so với Anh và nhất là Hoa Kỳ, thành
ra họ dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều do những biến động trong kinh tế toàn
cầu. Thế nhưng, người dân tại các nước này phải chịu ít rủi ro vì những
biến động này hơn là tại Anh và Mỹ; điều này cho thấy với những chính
sách kinh tế vĩ mô thích hợp, người ta có thể quản lý tốt việc toàn cầu
hóa này.
Việc cắt giảm bất công kinh tế không phải chỉ trông cậy vào các biện
pháp tái phân phối thu nhập. Một thước đo bất công trong thu nhập là chỉ
số Gini vốn thay đổi từ 0 đến 1, với (số) 0 là khi tất cả mọi người có
cùng một thu nhập, và (số) 1 (là) khi mọi lợi tức trong nước rơi vào tay
một người.
Trong một tài liệu nghiên cứu dựa trên các dữ liệu lấy của Liên Hiệp
Châu Âu, Janet Gornick và Branko Milanovic đã phân tích chỉ số Gini của
các nước Châu Âu trước và sau khi có các biện pháp tái phân phối (thuế
và phúc lợi).
Phúc trình cho thấy tuy rằng tại các nước Bắc Âu, chính sách tái phân
phối thu nhập của các chính phủ thì không cắt giảm chỉ số Gini nguyên
thủy (lợi tức trước khi chịu thuế và nhận phúc lợi) từ 0.46-0.48 xuống
chỉ còn 0.24-0.26 cho chỉ số Gini sau khi chịu thuế và nhận phúc lợi.
Thế nhưng việc tái phân phối lợi tức này – tương đương với 0.22 chỉ
số Gini – thì không cao gì hơn so với Đức (0.23), Pháp (0.22) và Anh
(0.22). Điều làm cho các nước Bắc Âu có bình đẳng hơn về kinh tế nằm
trong thu nhập nguyên thủy với một chỉ số Gini thấp hơn từ 0.02 đến 0.10
so với Đức, Pháp và Anh.
Thành ra, tuy rằng các chính sách tái phân phối thu nhập của các nước
Bắc Âu không khác gì các nước Tây Âu khác nhưng nó có hiệu quả hơn, bởi
vì nó khởi đầu với một mức độ bất bình đẳng thấp hơn.
Thế nhưng vì sao lại có tình trạng tương đối bình đẳng hơn này? Tại
các nước Bắc Âu điều này đạt được qua việc các tổ chức chủ và công nhân
điều đình tập thể (collective bargaining) giữa từng khu vực kinh tế
trong thị trường lao động.
Chính phủ không ấn định mức lương tối thiểu, mà do đại diện của giới
chủ nhân và công nhân quyết định mức lương ở mỗi bậc. Hậu quả là một
thang lương không có qua nhiều khác biệt, mức lương thấp nhất cao hơn
trong khi mức lương cao nhất thấp hơn.
Và điều này cũng có một hệ quả khác là nó tạo ra một khuyến khích cho các công ty đầu tư vào các thiết bị có năng suất cao vì chi phí tuyển nhân công điều hành các thiết bị này tương đối rẻ. Nhưng để làm việc này người ta cần phải có một sự hợp tác chứ không phải đối kháng giữa giới chủ và thợ và một tinh thần theo lời của Karl Ove Moene, một giáo sư kinh tế người Na Uy “(các tổ chức này, chủ và thợ) phải có một quan tâm không những đối với khu vực kinh tế hoặc kỹ nghệ riêng của mình mà đối với toàn thể nền kinh tế… họ giải quyết các vấn đề phối hợp tập thể cho nền kinh tế nói chung”.
Và điều này cũng có một hệ quả khác là nó tạo ra một khuyến khích cho các công ty đầu tư vào các thiết bị có năng suất cao vì chi phí tuyển nhân công điều hành các thiết bị này tương đối rẻ. Nhưng để làm việc này người ta cần phải có một sự hợp tác chứ không phải đối kháng giữa giới chủ và thợ và một tinh thần theo lời của Karl Ove Moene, một giáo sư kinh tế người Na Uy “(các tổ chức này, chủ và thợ) phải có một quan tâm không những đối với khu vực kinh tế hoặc kỹ nghệ riêng của mình mà đối với toàn thể nền kinh tế… họ giải quyết các vấn đề phối hợp tập thể cho nền kinh tế nói chung”.
Nói một cách khác hệ thống kinh tế Bắc Âu không phải chỉ là một hệ
thống kinh tế hỗn hợp tư bản với các yếu tố xã hội mà thôi. Nó lớn hơn
thế. Nó là một khế ước xã hội, nó là một khế ước bao gồm cả công nhân
lẫn chủ nhân và những người cung cấp tư bản. Liệu xã hội Mỹ có chấp nhận
một khế ước xã hội đó hay không?
Nguyễn Mạnh Hùng
No comments:
Post a Comment