Chính sách ngoại giao kinh tế “Một vành đai, một con đường” từ
Nam Á sang Đông Nam Á của Chủ tịch Tập Cận Bình đã và đang thất bại tại
nhiều nơi. Mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ
với tựa đề: “Xu Thế Chống ‘Một Vành Đai, Một Con Đường’ Ngày Càng Gia
Tăng Và Hậu Quả Của Chính Sách Này ” qua sự trình bày của Hải Nguyên để
kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả,
Tờ báo Sunkei Shimbun của Nhật Bản phân tích rằng, Thủ tướng Mã Lai Mahathir Mohamad chống lại “chủ nghĩa thực dân mới” của Trung Cộng là một bước ngoặt quan trọng tại Đông Nam Á. Ông Mahathir đã sớm nhìn thấy ý đồ của Tập Cận Bình nên sáng suốt rút chân ra khỏi vũng lầy. Ông lo ngại chủ quyền Mã Lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dưới áp lực kinh tế của Trung Cộng khi nhìn thấy khu công nghiệp Kuantan Malaysia – China trên đất Mã Lai bị hàng rào bao kín, người Mã Lai địa phương gọi đó là “Vạn lý Trường thành của Trung Cộng”. Dự án này không những chỉ dành cho giới doanh nghiệp Trung Cộng, mà còn cấm không cho người Mã Lai ra vào. Ông Mahathir cho rằng, các khu công nghiệp như thế cần phải loại bỏ.
Tờ báo Sunkei Shimbun của Nhật Bản phân tích rằng, Thủ tướng Mã Lai Mahathir Mohamad chống lại “chủ nghĩa thực dân mới” của Trung Cộng là một bước ngoặt quan trọng tại Đông Nam Á. Ông Mahathir đã sớm nhìn thấy ý đồ của Tập Cận Bình nên sáng suốt rút chân ra khỏi vũng lầy. Ông lo ngại chủ quyền Mã Lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dưới áp lực kinh tế của Trung Cộng khi nhìn thấy khu công nghiệp Kuantan Malaysia – China trên đất Mã Lai bị hàng rào bao kín, người Mã Lai địa phương gọi đó là “Vạn lý Trường thành của Trung Cộng”. Dự án này không những chỉ dành cho giới doanh nghiệp Trung Cộng, mà còn cấm không cho người Mã Lai ra vào. Ông Mahathir cho rằng, các khu công nghiệp như thế cần phải loại bỏ.
Và ngày 30/8, Air Asia của Mã Lai là hãng hàng không giá rẻ và lớn nhất châu Á cho biết, sẽ từ chối kế hoạch liên doanh xây dựng một hãng hàng không giá rẻ ở Bắc Kinh.
Mới đây, ngày 31/8, Ấn độ và Nepal đã ký hợp đồng để khởi công xây dựng tuyến đường sắt xuyên biên giới 2 nước, nối liền thị trấn Raxaul của Ấn độ với thủ đô Kathmandu của Nepal. Theo giới truyền thông Ấn Độ và Nepal, Ấn độ đã “vào cuộc” chống lại kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Cộng thông qua chính sách “Đông tiến”, tăng cường hỗ trợ ưu tiên các nước láng giềng xây dựng hạ tầng cơ sở.
Tại Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hồi tháng 6 năm nay, một lần nữa Thủ tướng Modi của Ấn Độ lại thẳng thừng từ chối ủng hộ sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, gây chú ý đặc biệt cho tất cả mọi người trong hội trường vì ông là thủ tướng duy nhất phản đối ngay tại hội nghị.
Trước đây, 3 nước Nepal, Pakistan và Miến Điện đã đồng loạt hủy bỏ các dự án thủy điện lớn của các công ty Trung Cộng. Cho đến hôm nay, các nước này vẫn giữ nguyên lập trường chống lại “Một vành đai, một con đường”.
Nepal đã cho ngừng dự án thủy điện Budhi Gandaki với chi phí 2.5 tỷ Mỹ kim, của tập đoàn Gezhouba với lý do không tuân thủ trong việc đấu thầu. Pakistan đã hủy bỏ dự án xây đập Diamer Basha trị giá 14 tỷ Mỹ kim với lý do tiền lời mà Trung Cộng đưa ra quá cao. Và Miến Điện cũng đã ngưng dự án xây đập trị giá 3.6 tỷ Mỹ kim. Ba dự án bị thất bại với tổng trị giá 20 tỷ là một đòn nặng nề đánh vào tham vọng của Tập Cận Bình trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.
Mặc dù lý do bên trong quyết định hủy bỏ các dự án xây đập của 3 nước có khác nhau, nhưng một yếu tố chung là các nước đang phát triển nhận thức được rằng, việc cho Trung Cộng xây dựng những dự án hạ tầng khổng lồ sẽ gây tổn hại cho lợi ích quốc gia, người dân địa phương phải trả giá quá cao và nếu không có khả năng trả nợ, sẽ đưa đến hậu quả phải nhượng đất đai trong thời gian dài. Điển hình như Trung Cộng đầu tư vào Sri Lanka dưới hình thức xây dựng bến cảng, trung tâm hội nghị và đường xá cho nước này. Đến nay, Sri Lanka phải chi khoảng 80% nguồn lợi tức để trả nợ cho Trung Cộng. Vẫn chưa đủ, Sri Lanka phải cho thuê cảng Hambantota quan trọng với thời hạn 99 năm.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington, trong số dự án cơ sở hạ tầng tại 34 quốc gia ở châu Á và châu Âu, có đến 89% doanh nghiệp xây dựng là của Trung Cộng.
Ông Tằng Kiến Nguyên, Tiến sĩ Luật thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia Đại học Đài Loan nhận xét, lý do các dự án đầu tư của đảng Cộng sản Trung Quốc gặp cản trở là vì nước tiếp nhận lo ngại chủ quyền kinh tế của họ bị suy giảm, sẽ kéo theo tính tự chủ về chính trị bị ảnh hưởng, do đó gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng các nước bản địa. Ông nói: “Bởi vì rất nhiều hỗ trợ được Trung Cộng cung cấp là không có tự do, các nước tiếp nhận hỗ trợ bị tác động can thiệp trong việc quản lý nguồn vật liệu, hoặc tuyến giao thông và bến cảng chiến lược, điều này thổi bùng lên cảm xúc chủ nghĩa dân tộc trong công dân các quốc gia đó, khiến các nước này bắt đầu lo lắng về sự hợp tác kinh tế với Trung Cộng.”
Ông cho biết thêm, đến khi “Một vành đai – một con đường” xuất hiện nút thắt cổ chai thì hoạt động kinh doanh của các công ty này lập tức bị tác động. Trong tương lai khi dự án bị ngưng, họ sẽ bị tác động mạnh, ngay cả khi khôi phục lại dự án thì trong suốt thời gian trì hoãn dự án sẽ tạo ra số tiền chịu lời khổng lồ và Trung Cộng phải gánh chịu. Do đó sẽ tạo gánh nặng lớn lên toàn bộ nền kinh tế của Bắc Kinh”.
Nhất là lúc này, “Bắc Kinh đang đối mặt với áp lực to lớn từ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nếu “Một vành đai, Một con đường” lại liên tục bị đình trệ thì nền kinh tế của Trung Cộng sẽ tồi tệ hơn nhiều”.
Như vậy, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình với ý đồ biến khu vực kinh tế và thương mại Á – Âu đối trọng với khu vực Đại Tây Dương do Hoa Kỳ đứng đầu, nếu thành công thì Trung Cộng sẽ đứng ở vị trí lãnh đạo toàn cầu về kinh tế. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, kế hoạch này đã bị ngưng đọng và với phản ứng ngược của nhiều quốc gia, cùng với việc leo thang trong cuộc chiến thương mại Trung- Mỹ, nền kinh tế Trung Cộng sẽ bị sụp đổ là điều khó tránh khỏi.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Cứu Quốc
No comments:
Post a Comment