HOA KỲ PHẢN ĐỐI VIỆT NAM BỎ TÙ NHÀ ĐẤU TRANH NGUYỄN TRUNG TRỰC
Trong phiên xử kéo dài 3 tiếng đồng hồ vào sáng hôm qua, thứ Năm 12/9, tòa án tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng phán án 12 năm tù và 5 năm quản chế đối với ông Nguyễn Trung Trực, 44 tuổi, bị bắt vào tháng 8 năm 2017. Ông Trực là phát ngôn nhân của hội Anh Em Dân chủ.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trực, cho biết là hội đồng xét xử đã không đưa ra vật chứng khả tin và người chứng, cũng như không có mặt nguyên cáo, nhưng các quan tòa vẫn cố luận tội ông Trực đã lợi dụng thảm họa Formosa để đấu tranh nhằm “lật đổ chế độ”.
Luật sư Miếng cho biết thêm, nhà đấu tranh Nguyễn Trung Trực tuyên bố trước tòa là mình không có ý định lật đổ bất cứ ai. Với khí phách hiên ngang, ông Trực khẳng định ông tiếp tục ủng hộ và cổ vũ cho phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và bảo vệ môi trường “cho đến khi nào những điều này được thực thi mới thôi”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bày tỏ sự quan ngại về bản án vô cùng hà khắc,và không hề có bằng chứng xác thật về tội “hoạt động lật đổ chế độ” mà Hội đồng xét xử áp đặt cho ông Trực.
Cơ quan ngoại giao này nói rõ: xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và ra những bản án nặng nề đối với các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam là đáng lo ngại, với 25 người bị kết án chỉ trong vòng 9 tháng qua.
THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ TRẦN HUỲNH DUY THỨC
Vào đêm thứ Tư 11/9, hàng loạt cá nhân và hội đoàn dân sự tại Việt Nam và trên thế giới đã tổ chức buổi lễ thắp nến cầu nguyện cho tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, đang tuyệt thực đến ngày thứ 30 trong trại giam số 6 ở tỉnh Thanh Hóa.
Tại giáo xứ Mỹ Khánh ở Nghệ An, Linh mục Đặng Hữu Nam và giáo dân đã tiến hành một thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của ông Thức. Trong khi đó nhiều cá nhân cũng tổ chức các buổi đồng hành với khẩu hiệu “Tôi thức để
Trong phiên xử kéo dài 3 tiếng đồng hồ vào sáng hôm qua, thứ Năm 12/9, tòa án tỉnh Quảng Bình đã nhanh chóng phán án 12 năm tù và 5 năm quản chế đối với ông Nguyễn Trung Trực, 44 tuổi, bị bắt vào tháng 8 năm 2017. Ông Trực là phát ngôn nhân của hội Anh Em Dân chủ.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trực, cho biết là hội đồng xét xử đã không đưa ra vật chứng khả tin và người chứng, cũng như không có mặt nguyên cáo, nhưng các quan tòa vẫn cố luận tội ông Trực đã lợi dụng thảm họa Formosa để đấu tranh nhằm “lật đổ chế độ”.
Luật sư Miếng cho biết thêm, nhà đấu tranh Nguyễn Trung Trực tuyên bố trước tòa là mình không có ý định lật đổ bất cứ ai. Với khí phách hiên ngang, ông Trực khẳng định ông tiếp tục ủng hộ và cổ vũ cho phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và bảo vệ môi trường “cho đến khi nào những điều này được thực thi mới thôi”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bày tỏ sự quan ngại về bản án vô cùng hà khắc,và không hề có bằng chứng xác thật về tội “hoạt động lật đổ chế độ” mà Hội đồng xét xử áp đặt cho ông Trực.
Cơ quan ngoại giao này nói rõ: xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và ra những bản án nặng nề đối với các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam là đáng lo ngại, với 25 người bị kết án chỉ trong vòng 9 tháng qua.
THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ TRẦN HUỲNH DUY THỨC
Vào đêm thứ Tư 11/9, hàng loạt cá nhân và hội đoàn dân sự tại Việt Nam và trên thế giới đã tổ chức buổi lễ thắp nến cầu nguyện cho tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, đang tuyệt thực đến ngày thứ 30 trong trại giam số 6 ở tỉnh Thanh Hóa.
Tại giáo xứ Mỹ Khánh ở Nghệ An, Linh mục Đặng Hữu Nam và giáo dân đã tiến hành một thánh lễ cầu nguyện cho sức khỏe của ông Thức. Trong khi đó nhiều cá nhân cũng tổ chức các buổi đồng hành với khẩu hiệu “Tôi thức để
Cần nhắc lại, nhà đối lập Trần Huỳnh Duy Thức đã mở cuộc tuyệt thực từ ngày 13/8 để yêu cầu Việt Nam phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho ông và những người bất đồng chính kiến khác. Vào hôm qua, gia đình cho biết là chưa nhận được tin tức gì về sức khỏe của ông Thức vì đám cai tù trại số 6 đang cô lập ông Thức và phong tỏa mọi tin tức. Lần gần nhất mà gia đình gặp được ông Thức là vào ngày 31/8.
DÂN OAN ĐẶNG VĂN HIẾN CÓ HY VỌNG THOÁT ÁN TỬ HÌNH
Dân oan Đặng Văn Hiến có thể thoát án tử hình sau khi giới thanh tra tỉnh Đắk Nông kết luận là công ty Long Sơn đã có nhiều sai trái khi tiến hành cưỡng chiếm đất đai của nông dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông, vào ngày 23/10/2016.
Không chỉ có công ty Long Sơn mà các nhà cầm quyền địa phương, từ tỉnh xuống đến xã, cũng trực tiếp vi phạm luật pháp khi ký kết thủ tục cướp đoạt cả ngàn mẫu đất để giao cho công ty Long Sơn.
Cần nhắc lại là dân oan Đặng Văn Hiến vào ngày 12/7 đã bị tòa phúc thẩm thành Hồ giữ nguyên án tử hình về tội nổ súng khiến 3 nhân viên Long Sơn thiệt mạng và 13 người khác bị thương trong cuộc kháng cự vào ngày 23/10/2016. Trước làn sóng phản đối của dư luận, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ra lệnh cho ngành tư pháp phải thẩm tra lại vụ án này.
TỈNH QUẢNG NGÃI MUỐN TRÚT XUỐNG BIỂN 15 TRIỆU THƯỚC KHỐI CHẤT THẢI
Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi thư đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho phép tập đoàn gang thép Hòa Phát – Dung Quất trút xuống biển 15 triệu thước khối chất thải.
Lá thư trên do đích thân ông Trần Ngọc Căng, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ký tên và đóng dấu. Lượng rác nói trên là các vật liệu sẽ thải ra từ dự án sản xuất thép Hòa Phát, có công suất dự trù là 4 triệu tấn mỗi năm. Đây là dự án của một công ty Trung Cộng ký kết vào 10 năm trước nhưng bị thu hồi giấy phép vì vi phạm luật lệ về đất đai. Dự án Hòa Phát được nhà nước Việt Nam thông qua vào đầu năm ngoái.
Hiện nay, nhà nước Việt Nam vẫn đang xem xét việc cho phép tỉnh Quảng Bình trút xuống biển gần 3 triệu thước khối bùn thải ở vùng biển gần đảo Hòn La. Trước đó, vì bị dư luận và giới chuyên gia phản đối dữ dội, nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận đã đình chỉ việc nhận chìm 2 triệu thước khối chất thải ở vùng biển Hòn Cau.
DỰ ÁN CHỐNG NGẬP Ở SÀI GÒN BỊ ĐÌNH TRỆ VÌ XÀI THÉP CỦA TÀU
Dự án chống ngập ở Sài Gòn, với phí tổn lên đến 500 triệu Mỹ kim, đã tạm ngưng xây dựng từ tháng 4/2017 sau khi nhóm tư vấn giám sát phát giác là nhà thầu đã sử dụng thép Tàu thay vì mua thép của các nước tiên tiến thuộc khối G7, theo đúng bản thiết kế.
Theo báo cáo của nhóm tư vấn này, việc thay đổi cốt thép không chỉ diễn ra tại một số cửa đập điều tiết thủy triều mà là gần như toàn bộ các cửa. Điển hình như cửa Bến Nghé đã không sử dụng thép không rỉ của Nhật theo yêu cầu trong bản thiết kế. Chính vì thế, nhóm tư vấn đề nghị nhà cầm quyền thành Hồ ngưng cấp vốn cho nhà thầu thi công.
INDONESIA SẼ PHÓNG THÍCH THÊM 155 NGƯ DÂN VIỆT NAM
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều hôm qua, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo,loan báo sẽ trả tự do cho 155 ngư dân Việt Nam đang bị bắt giam về tội xâm nhập và đánh cá bất hợp pháp trong hải phận Nam Dương.
Liên quan đến vấn đề, hai bên cũng đồng ý sẽ mở cuộc đàm phán để giải quyết sự mập mờ về hải phận hai nước, dẫn đến việc hàng ngàn ngư dân Việt bị Nam Dương bắt giam trong nhiều năm qua.
Cũng trong cuộc gặp gỡ trước khi khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về khối ASEAN ở Hà Nội, hai bên cũng cam kết thúc đẩy nền mậu dịch song phương lên mức 10 tỷ Mỹ kim mỗi năm.
TRUNG QUỐC GIA TĂNG KIỂM DUYỆT TÔN GIÁO TRÊN MẠNG INTERNET
Ban tôn giáo nhà cầm quyền Trung Cộng vừa đề ra thêm một dự luật tôn giáo, nội dung sẽ trừng phạt bất cứ cá nhân hay tập thể nào đưa lên mạng các hình ảnh sinh hoạt tôn giáo, ví dụ như lễ rửa tội của Công giáo, niệm kinh Phật giáo hay bất cứ nghi thức tôn giáo nào.
Dự luật này có đoạn viết rằng: “Mọi tổ chức hay cá nhân không được quyền phổ biến trên mạng các nghi thức thờ phụng Phật giáo, lễ xuất gia, đọc kinh Bát Nhã, thánh lễ Misa, lễ rửa tội Công giáo và các lễ nghi tôn giáo nào khác”.
Cần biết là vào tháng 2 vừa qua, ban tôn giáo Trung Quốc cũng ra một quy định nghiêm cấm các trường học tôn giáo và giới tu sĩ nhận tiền tài trợ từ hải ngoại.
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC MỞ THÊM CỬA KHẨU Ở BIÊN GIỚI
Theo Báo Dân Trí, ngày 10/9 Việt Nam và Trung Quốc vừa khai thông cửa khẩu biên giới Chi Ma – Ái Điểm tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, củng cố thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt. Với việc mở thêm cửa khẩu mới, tỉnh Lạng Sơn đã có 12 cửa khẩu song phương và quốc tế với phía Trung Quốc. Cũng theobáo Dân Trí, cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm được mở với sự đồng ý của chính phủ hai nước Việt Nam – Trung Quốc, Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc và các bộ, ngành trung ương hai nước. Cần lưu ý rằng, vào ngày 12/10 sắp tới, doanh nghiệp và người dân tại 7 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, trong đó có Lạng Sơn, sẽ được phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch xuất nhập khẩu xuyên biên giới. Như vậy có nghĩa là càng mở nhiều cửa khẩu, số lượng tiền Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam càng nhiều, nguy cơ về chủ quyền tiền tệ càng gia tăng..
Dự án chống ngập ở Sài Gòn, với phí tổn lên đến 500 triệu Mỹ kim, đã tạm ngưng xây dựng từ tháng 4/2017 sau khi nhóm tư vấn giám sát phát giác là nhà thầu đã sử dụng thép Tàu thay vì mua thép của các nước tiên tiến thuộc khối G7, theo đúng bản thiết kế.
Theo báo cáo của nhóm tư vấn này, việc thay đổi cốt thép không chỉ diễn ra tại một số cửa đập điều tiết thủy triều mà là gần như toàn bộ các cửa. Điển hình như cửa Bến Nghé đã không sử dụng thép không rỉ của Nhật theo yêu cầu trong bản thiết kế. Chính vì thế, nhóm tư vấn đề nghị nhà cầm quyền thành Hồ ngưng cấp vốn cho nhà thầu thi công.
INDONESIA SẼ PHÓNG THÍCH THÊM 155 NGƯ DÂN VIỆT NAM
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều hôm qua, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo,
Liên quan đến vấn đề, hai bên cũng đồng ý sẽ mở cuộc đàm phán để giải quyết sự mập mờ về hải phận hai nước, dẫn đến việc hàng ngàn ngư dân Việt bị Nam Dương bắt giam trong nhiều năm qua.
Cũng trong cuộc gặp gỡ trước khi khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về khối ASEAN ở Hà Nội, hai bên cũng cam kết thúc đẩy nền mậu dịch song phương lên mức 10 tỷ Mỹ kim mỗi năm.
TRUNG QUỐC GIA TĂNG KIỂM DUYỆT TÔN GIÁO TRÊN MẠNG INTERNET
Ban tôn giáo nhà cầm quyền Trung Cộng vừa đề ra thêm một dự luật tôn giáo, nội dung sẽ trừng phạt bất cứ cá nhân hay tập thể nào đưa lên mạng các hình ảnh sinh hoạt tôn giáo, ví dụ như lễ rửa tội của Công giáo, niệm kinh Phật giáo hay bất cứ nghi thức tôn giáo nào.
Dự luật này có đoạn viết rằng: “Mọi tổ chức hay cá nhân không được quyền phổ biến trên mạng các nghi thức thờ phụng Phật giáo, lễ xuất gia, đọc kinh Bát Nhã, thánh lễ Misa, lễ rửa tội Công giáo và các lễ nghi tôn giáo nào khác”.
Cần biết là vào tháng 2 vừa qua, ban tôn giáo Trung Quốc cũng ra một quy định nghiêm cấm các trường học tôn giáo và giới tu sĩ nhận tiền tài trợ từ hải ngoại.
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC MỞ THÊM CỬA KHẨU Ở BIÊN GIỚI
Theo Báo Dân Trí, ngày 10/9 Việt Nam và Trung Quốc vừa khai thông cửa khẩu biên giới Chi Ma – Ái Điểm tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, củng cố thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt. Với việc mở thêm cửa khẩu mới, tỉnh Lạng Sơn đã có 12 cửa khẩu song phương và quốc tế với phía Trung Quốc. Cũng theobáo Dân Trí, cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm được mở với sự đồng ý của chính phủ hai nước Việt Nam – Trung Quốc, Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc và các bộ, ngành trung ương hai nước. Cần lưu ý rằng, vào ngày 12/10 sắp tới, doanh nghiệp và người dân tại 7 tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, trong đó có Lạng Sơn, sẽ được phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch xuất nhập khẩu xuyên biên giới. Như vậy có nghĩa là càng mở nhiều cửa khẩu, số lượng tiền Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam càng nhiều, nguy cơ về chủ quyền tiền tệ càng gia tăng..
No comments:
Post a Comment