Kính thưa quý thính giả, hôm nay Thứ Bảy, ngày 29/9/2018, nhằm
ngày 20 tháng 8 năm Mậu Tuất, là húy nhật của Đức Trần Hưng Đạo, người
đã 3 lần anh dũng, liệt oanh phá tan các đạo quân Nguyên – Mông xâm
lược, mở thêm trang sử hào hùng cho dân tộc sau các triều đại huy hoàng
và hiển hách của thời Lê, Lý. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần
này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh&Minh Nguyệt để kết
thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Đức Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1231, là con
trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú,
sinh ra tại vùng Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương,
nguyên quán ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ngài còn có tôn
hiệu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Đức Trần Hưng Đạo có biệt tài quân sự, nên trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ngài đều được vua nhà Trần cử làm tướng soái.
Dưới sự lãnh đạo chỉ huy của ngài, dân quân Đại Việt chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công. Đức Trần Hưng Đạo lui về sống ở Vạn Kiếp. Ngài đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của Đại Việt.
Ngày 11/10/1300 (nhằm ngày 20 tháng 8, năm Canh Tý), Đức Trần Hưng Đạo mất. Theo lời dặn, thi hài ngài được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ.
Sau khi ngài mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc Công, Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Đức Trần Hưng Đạo chẳng những là danh tướng đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược, mà còn là một binh gia đại tài, ngài đã viết bộ Binh thư Yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền giao lại cho thế hệ kế thừa. Ngoài ra, với lòng yêu nước và tinh thần bất khuất, ngài còn nổi tiếng với những câu nói bất hủ như:
-Câu trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông vào cuối năm 1284.
“Bệ hạ chém đầu tôi trước, rồi hãy hàng”.
-Trong Hịch tướng sĩ, ngài viết:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài cỏ nội, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Người dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập cho nước nhà, nên đã lập đền thờ ngài trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc.
Con dân Việt khắp nơi kính trọng, tôn sùng ngài như bậc thánh, gọi ngài là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ngài khắp nơi trong nước. Ngày lễ giỗ Đức Thánh Trần hàng năm được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.
Cũng giống như chiến thắng của đức Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào
năm 938, giết chết Thái tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cùng với hơn phân
nửa quân số, chấm dứt cuộc xâm lược, đồng thời kết thúc luôn thời kỳ đô
hộ của giặc Tàu hơn một ngàn năm. Sau 350 năm, một lần nữa trận Bạch
Đằng do Hưng Đạo Vương chỉ huy cũng đã nhuộm máu quân Nguyên như lời của
sứ thần Giang Văn Minh hiên ngang đối đáp với vua nhà Minh sau này
(1638): “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”. Nghĩa là “sông Bạch Đằng từ
ngàn xưa đến nay máu vẫn còn đỏ”.
Có lẽ không một người dân Việt nào, không biết đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thường được gọi là Đức Thánh Trần với nhiều tượng đài tưởng niệm công trận của Ngài được xây dựng trên khắp đất nước từ ngàn năm qua. Ngài không chỉ là một danh tướng đánh bại quân Mông Cổ 3 lần liên tiếp, mà còn là người chủ trương “lấy sức Dân làm gốc rễ vững bền”, được thể hiện trong lời khuyên vua Nhân Tôn khi Ngài sắp từ giã cõi đời. Nhưng điểm ưu tú nhất của Ngài là biết gạt bỏ thù nhà, để thuyết phục tướng sĩ và hoàng thất nhà Trần đoàn kết một lòng bảo vệ đất nước.
Ngoài ra, Ngài còn là một binh gia đại tài, đã viết bộ “Binh thư Yếu lược” và “Vạn Kiếp bí truyền” giao lại cho thế hệ kế thừa.
Nhắc đến Hưng Đạo Đại Vương, có lẽ phải nhắc đến hai câu thơ có tính ngông nghênh, đáng xấu hổ của Hồ Chí Minh khi đứng trước tượng đền của Ngài:
Ông đưa đất nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Chỉ nội hai tiếng xưng hô “ông”, “tôi” cũng đủ cho thấy sự bất kính của một kẻ hậu bối trước một bậc tiền nhân lỗi lạc vào bậc nhất của dân tộc. Ngay cả Nguyên sử của Tàu khi nhắc đến tên của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng tỏ ra kính trọng Ngài, chứ không dám có lời lẽ hỗn hào như thế.
Nhưng điều tủi nhục là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN, sau 73 năm cầm quyền, chẳng dẫn được ai đến “đại đồng” mà hậu quả đã đẩy đất nước vào vòng nô lệ của kẻ thù phương Bắc.
Ngày xưa, dưới triều đại nhà Trần, quân dân Đại Việt, dưới sự lãnh đạo của đức Trần Hưng Đạo, đã thét to hai chữ “Sát Thát” bất chấp vó ngựa của đế quốc Mông Cổ đang tung hoành từ Á sang Âu. Ngày nay, trong khi quân Trung Cộng tha hồ tàn sát con dân Việt trên Biển Đông, thì cả triều đình cộng sản vẫn hô hào tăng cường mối quan hệ hữu hảo với giặc, thậm chí bị lũ Hán cộng gọi là “đứa con hoang” mà cũng không dám hó hé.
May mắn là triều Trần chỉ có một vài kẻ yếu hèn như Trần Ích Tắc, Trần Kiện… mà không phải là cả tập đoàn lãnh đạo CS nhu nhược đang cam tâm cúi đầu xưng thần trước đế quốc Tàu Cộng.
Trong nỗi nghẹn ngào và uất ức trước tình hình đất nước, xin kính cẩn nghiêng mình dâng 3 nén hương lên Đức Thánh Trần và thế hệ Trần triều anh dũng, để tưởng nhớ công lao gìn giữ đất nước, đánh bại dã tâm xâm chiếm Đại Việt của đế quốc Nguyên – Mông gần một ngàn năm trước.
Có lẽ không một người dân Việt nào, không biết đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thường được gọi là Đức Thánh Trần với nhiều tượng đài tưởng niệm công trận của Ngài được xây dựng trên khắp đất nước từ ngàn năm qua. Ngài không chỉ là một danh tướng đánh bại quân Mông Cổ 3 lần liên tiếp, mà còn là người chủ trương “lấy sức Dân làm gốc rễ vững bền”, được thể hiện trong lời khuyên vua Nhân Tôn khi Ngài sắp từ giã cõi đời. Nhưng điểm ưu tú nhất của Ngài là biết gạt bỏ thù nhà, để thuyết phục tướng sĩ và hoàng thất nhà Trần đoàn kết một lòng bảo vệ đất nước.
Ngoài ra, Ngài còn là một binh gia đại tài, đã viết bộ “Binh thư Yếu lược” và “Vạn Kiếp bí truyền” giao lại cho thế hệ kế thừa.
Nhắc đến Hưng Đạo Đại Vương, có lẽ phải nhắc đến hai câu thơ có tính ngông nghênh, đáng xấu hổ của Hồ Chí Minh khi đứng trước tượng đền của Ngài:
Ông đưa đất nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Chỉ nội hai tiếng xưng hô “ông”, “tôi” cũng đủ cho thấy sự bất kính của một kẻ hậu bối trước một bậc tiền nhân lỗi lạc vào bậc nhất của dân tộc. Ngay cả Nguyên sử của Tàu khi nhắc đến tên của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng tỏ ra kính trọng Ngài, chứ không dám có lời lẽ hỗn hào như thế.
Nhưng điều tủi nhục là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản VN, sau 73 năm cầm quyền, chẳng dẫn được ai đến “đại đồng” mà hậu quả đã đẩy đất nước vào vòng nô lệ của kẻ thù phương Bắc.
Ngày xưa, dưới triều đại nhà Trần, quân dân Đại Việt, dưới sự lãnh đạo của đức Trần Hưng Đạo, đã thét to hai chữ “Sát Thát” bất chấp vó ngựa của đế quốc Mông Cổ đang tung hoành từ Á sang Âu. Ngày nay, trong khi quân Trung Cộng tha hồ tàn sát con dân Việt trên Biển Đông, thì cả triều đình cộng sản vẫn hô hào tăng cường mối quan hệ hữu hảo với giặc, thậm chí bị lũ Hán cộng gọi là “đứa con hoang” mà cũng không dám hó hé.
May mắn là triều Trần chỉ có một vài kẻ yếu hèn như Trần Ích Tắc, Trần Kiện… mà không phải là cả tập đoàn lãnh đạo CS nhu nhược đang cam tâm cúi đầu xưng thần trước đế quốc Tàu Cộng.
Trong nỗi nghẹn ngào và uất ức trước tình hình đất nước, xin kính cẩn nghiêng mình dâng 3 nén hương lên Đức Thánh Trần và thế hệ Trần triều anh dũng, để tưởng nhớ công lao gìn giữ đất nước, đánh bại dã tâm xâm chiếm Đại Việt của đế quốc Nguyên – Mông gần một ngàn năm trước.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment