Từng bước từng bước, đảng CSVN tiếp tay Trung Cộng trong tiến
trình hán hóa dân tộc Việt Nam. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần
Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Sát Nhập Tiền Tệ Để Tiến Tới
Sát Nhập Lãnh Thổ” sẽ được Song Thập trình bày, và đây cũng là tiết mục
để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay, thưa quý vị.
Rất có thể chẳng hề là một sự trùng khớp ngẫu nhiên, chỉ ít ngày sau
chuyến công du hai nước Phi châu là Ai Cập và Ethiopia của Trần Đại
Quang – Chủ tịch nước – vào tháng 8 năm 2018, Ngân hàng nhà nước Việt
Nam do ông Lê Minh Hưng – con trai của cựu bộ trưởng công an Lê Minh
Hương – đã bất thần ban bố một văn bản pháp quy với cấp độ Thông tư của
cơ quan này về cho phép 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam được dùng
đồng Nhân dân tệ (NDT) để thanh toán trong các hoạt động buôn bán làm ăn
với Trung Quốc.
Kết quả rất thành công dành cho Bắc Kinh là ‘đi chợ Lạng Sơn tiêu
tiền Trung Quốc’. Vào năm 2015, một ít tờ báo Việt Nam đã thuật lại rằng
ở các chợ lớn của Lạng Sơn như chợ Đêm, chợ Kỳ Lừa; các chợ giáp biên
như Tân Thanh, Đồng Đăng, Chi Ma… đều có thể dễ dàng giao dịch hàng hóa
bằng đồng NDT. Các chủ hàng buôn bán với Trung Quốc sở hữu lượng NDT rất
lớn. Họ thường sang nước bạn mua hàng hóa trước khi nhập vào các chợ ở
Lạng Sơn và mang về dưới xuôi.
Đến năm 2017, trùng với thời điểm dự luật Đặc khu được một nhóm quan
chức cao cấp Việt Nam, trong đó có cựu bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính
mà hiện là ủy viên bộ chính trị kiêm trưởng ban tổ chức trung ương, âm
thầm hoàn chỉnh để đưa ra Quốc hội thông qua với thời hạn cho nước ngoài
thuê đất đến 99 năm mà bị coi là một hình thức nhựợng địa và ‘bán nước’
cho Trung Quốc, đến lượt thành phố Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh bị báo chí
phát hiện trở thành điểm tiêu tiền NDT công khai cùng số lượng lớn bởi
du khách Trung Quốc. Sau Hạ Long là Nha Trang và cả Đà Nẵng – những ‘phố
Tàu’ nhan nhản mọc ra từ Bắc chí Nam trên rẻo đất hình chữ S.
Về thực chất, ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc không chỉ phát huy tác
dụng của nó bằng hàng trăm ngàn bản đồ nước này được bày bán khắp thế
giới, bằng hàng chục ngàn tàu cá và tàu hải giám liên tục quần thảo trên
Biển Đông, mà còn trên đất liền bởi cuộc xâm lăng của đồng NDT khi đánh
bạt đồng tiền Việt Nam ở khu vực biên giới – nơi mà vào năm 1979 quân
đội Trung Quốc đã bị thất bại thê thảm trong một chiến dịch xâm lăng
bằng quân sự.
Ai chỉ đạo?
Cũng rất có thể chẳng hề là một sự trùng khớp ngẫu nhiên! Thông tư
‘Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc’ của Ngân hàng nhà nước phát sinh
ngay sau chuyến công du của Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư –
sang Bắc Kinh vào cuối tháng 8 năm 2018, trong đó có cuộc gặp với Tập
Cận Bình mà một bức ảnh về tư thế ngồi của hai nhân vật này đã phản
chiếu rất rõ vị thế ‘chủ – tớ’.
‘Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc’ là một chính sách lớn không chỉ
liên quan đến an ninh tiền tệ mà cả về quốc phòng của Việt Nam, không
thể chỉ được quyết định bởi một ủy viên trung ương đảng như Thống đốc
Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng, mà phải được chỉ đạo từ những cấp cao
hơn hẳn ông Hưng.
Vậy phải chăng việc dùng đồng NDT để thanh toán ở các tỉnh biên giới
phía Bắc Việt Nam là một trong những cam kết nằm trong các văn kiện mà
Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Tập Cận Bình, và nhiều khả năng Tập Cận
Bình đã vừa ‘nhắc nhở’ Trần Quốc Vượng vào tháng 8 năm 2018 để ông Vượng
về truyền đạt lại cho ông Trọng phải thực hiện gấp cam kết trên?
Hoàn toàn có thể xem chỉ đạo trên, nếu quả đúng là thế, là bước hợp
thức hóa cho thực tế đồng NDT đã được lưu hành và thanh toán tràn lan ở
các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong hàng chục năm qua, bất chấp
Pháp lệnh Ngoại hối và các nghị định, thông tư hướng dẫn quy định rằng
trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy
định, còn lại mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá,
định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự
khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị
của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không
được thực hiện bằng ngoại hối.
Dù luôn bị các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam giấu biến, nhưng
con số về giá trị buôn bán tiểu ngạch hàng năm giữa Việt Nam và Trung
Quốc vẫn được một vài chuyên gia phản biện độc lập nêu ra: từ 20 đến 30
tỷ USD. Cũng có nghĩa là mỗi năm Việt Nam bị chảy máu ngoại tệ từ 20 đến
30 tỷ USD sang Trung Quốc, để cộng với giá trị nhập siêu của Việt Nam
từ 25 đến 30 tỷ USD theo đường chính thức song phương thương mại với
Trung Quốc, tổng giá trị nhập siêu mỗi năm của Việt Nam từ Trung Quốc
phải lên đến trên 50 tỷ USD.
Riêng trong cơ chế xuất hàng tiểu ngạch, doanh nghiệp và doanh nhân
Việt Nam đương nhiên phải nhận thanh toán bằng NDT. Nhưng khi Việt Nam
nhập khẩu, liệu các doanh nghiệp và doanh nhân Trung Quốc có chịu nhận
đồng tiền Việt Nam hay đòi phải thanh toán bằng USD – tức vẫn tái diễn
tình trạng chảy máu USD?
Dấu hỏi rất lớn trên đã chưa bao giờ được các bộ ngành chức năng của
Việt Nam – từ Ngân hàng nhà nước đến Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cùng các chính quyền các tỉnh biên giới phía Bắc – làm rõ.
Từ nhiều năm qua, tất cả vẫn bị giới quan chức Việt Nam giấu biến, trong khi dư luận xã hội luôn xì xầm câu chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc luôn chi ‘dưới gầm bàn’ thoáng nhất cho giới lãnh đạo Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, tất cả vẫn bị giới quan chức Việt Nam giấu biến, trong khi dư luận xã hội luôn xì xầm câu chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc luôn chi ‘dưới gầm bàn’ thoáng nhất cho giới lãnh đạo Việt Nam.
‘Sáp nhập tiền tệ’ để tiến tới ‘sáp nhập lãnh thổ’?
Về mặt an ninh tiền tệ và chủ quyền kinh tế, ‘Nhân dân tệ hóa biên
giới phía Bắc’ chính là một thất bại lớn và càng khiến người dân Việt có
cơ sở để mang nỗi tuyệt vọng rằng bản Hiệp ước Thành Đô – được cho là
đã được lén lút ký kết giữa các lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung
Quốc vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX để đưa Việt Nam trở thành một tỉnh của
Trung Quốc vào năm 2020 – đang được giới lãnh đạo hậu bối của Việt Nam
rắp tâm thi hành bằng thủ đoạn ‘sáp nhập tiền tệ’ trước khi tiến tới
‘sáp nhập lãnh thổ’./.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment