CÔNG AN HƯNG YÊN TRIỆU TẬP 8 NGƯỜI BỊ CHỤP CHO TỘI GÂY RỐI TẠI TRẠM BOT
Thứ năm 20/9, Công an tỉnh Hưng Yên đã triệu tập 8 người mà họ chụp cho tội lái xe có hành vi kích động, lôi kéo người dân địa phương tụ tập tại Trạm thu phí số 1, Quốc lộ 5A gây cản trở giao thông vào những ngày 16 đến 18/9 vừa qua. Theo truyền thông lề đảng, vào những ngày kể trên, ông Luyện Xuân Tùng đã lái xe qua trạm thu phí số 1 ở huyện Văn Lâm nhưng không mua vé vì cho rằng trạm đặt không phù hợp vị trí. Anh Tùng còn sử dụng livestream qua điện thoại kêu gọi các tài xế khác đến phản đối trạm thu phí, gây ra nạn kẹt xe. Một người khác là anh Hà Văn Hưng bị cho là đã lái xe đâm vào rào cản của trạm thu phí.
Thứ năm 20/9, Công an tỉnh Hưng Yên đã triệu tập 8 người mà họ chụp cho tội lái xe có hành vi kích động, lôi kéo người dân địa phương tụ tập tại Trạm thu phí số 1, Quốc lộ 5A gây cản trở giao thông vào những ngày 16 đến 18/9 vừa qua. Theo truyền thông lề đảng, vào những ngày kể trên, ông Luyện Xuân Tùng đã lái xe qua trạm thu phí số 1 ở huyện Văn Lâm nhưng không mua vé vì cho rằng trạm đặt không phù hợp vị trí. Anh Tùng còn sử dụng livestream qua điện thoại kêu gọi các tài xế khác đến phản đối trạm thu phí, gây ra nạn kẹt xe. Một người khác là anh Hà Văn Hưng bị cho là đã lái xe đâm vào rào cản của trạm thu phí.
Các trạm BOT thu phí quá cao hoặc đặt trạm sai vị trí trên khắp cả nước, khiến người dân phản đối. Trước sự sai trái này, nhà cầm quyền CSVN không đưa ra phương hướng giải quyết rốt ráo, nhưng hễ người dân tụ tập phản đối thì liền bị triệu tập làm việc, rồi bị bắt với cáo buộc gây rối trật tự.
PHÁ ĐƯỜNG NHỰA DO DÂN LÀM ĐỂ GIÚP DÂN NGHÈO
Từ ngày 13/9 đến nay, UBND xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, đã sai khoảng 100 người đến đào con đường nhựa do một mạnh thường quân làm cho dân nghèo. Con đường rải nhựa này dài khoảng 100m, rộng hơn 3,5m, do ông Bùi Hoàng Anh, một người làm trong ngành xây dựng tại Củ Chi, tự bỏ tiền túi khoảng 200 triệu đồng để xây cho người dân ở ven con đường này. Con đường đã được làm xong cách đây 4 tháng. Nhưng nhà cầm quyền chủ trương phá đi để ‘trả lại nguyên trạng’ trước đây, vốn là con đường lầy lội, cứ mùa mưa là ngập nước tới đầu gối, người đi không khéo có thể bị trượt chân té. Hiện con đường đã bị đào lên mất 2/3 mặt đường, bây giờ chỉ còn là con mương đầy bùn đất. Hiện nay, ông Bùi Hoàng Anh, không dám về quê ở Củ Chi, sợ về sẽ bị bắt vì tội ‘làm đường không xin phép’.
Từ ngày 13/9 đến nay, UBND xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, đã sai khoảng 100 người đến đào con đường nhựa do một mạnh thường quân làm cho dân nghèo. Con đường rải nhựa này dài khoảng 100m, rộng hơn 3,5m, do ông Bùi Hoàng Anh, một người làm trong ngành xây dựng tại Củ Chi, tự bỏ tiền túi khoảng 200 triệu đồng để xây cho người dân ở ven con đường này. Con đường đã được làm xong cách đây 4 tháng. Nhưng nhà cầm quyền chủ trương phá đi để ‘trả lại nguyên trạng’ trước đây, vốn là con đường lầy lội, cứ mùa mưa là ngập nước tới đầu gối, người đi không khéo có thể bị trượt chân té. Hiện con đường đã bị đào lên mất 2/3 mặt đường, bây giờ chỉ còn là con mương đầy bùn đất. Hiện nay, ông Bùi Hoàng Anh, không dám về quê ở Củ Chi, sợ về sẽ bị bắt vì tội ‘làm đường không xin phép’.
GIÁ XĂNG TĂNG VƯỢT MỐC 21 NGÀN ĐỒNG MỘT LÍT
Liên bộ Công Thương Tài chính loan tin: Kể từ 3 giờ chiều thứ sáu 21/9, giá xăng sẽ tăng vượt mốc 21.000 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh giá, xăn và dầu sẽ tăng thêm ít nhất từ 26 đồng đến 320 đồng mỗi lít.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính liên tục đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu, nhưng bị nhiều người dân và các chuyên gia phản đối, vì họ cho rằng nhà nước thu thuế môi trường nhưng lại không dùng tiền ấy để bảo vệ môi trường, mà lại đưa vào quỹ chung để bù lại thâm hụt ngân sách.
Liên bộ Công Thương Tài chính loan tin: Kể từ 3 giờ chiều thứ sáu 21/9, giá xăng sẽ tăng vượt mốc 21.000 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh giá, xăn và dầu sẽ tăng thêm ít nhất từ 26 đồng đến 320 đồng mỗi lít.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính liên tục đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu, nhưng bị nhiều người dân và các chuyên gia phản đối, vì họ cho rằng nhà nước thu thuế môi trường nhưng lại không dùng tiền ấy để bảo vệ môi trường, mà lại đưa vào quỹ chung để bù lại thâm hụt ngân sách.
UBND THÀNH HỒ THỪA NHẬN SAI PHẠM TRONG DỰ ÁN ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
Thứ sau 21/9, Ủy ban Nhân dân Thành Hồ đã họp báo để thừa nhận trách nhiệm và những sai phạm liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vì đã thực hiện không đúng quy hoạch giải tỏa và đền bù cho người dân. Ủy ban này cũng xin lỗi toàn thể người dân thành phố và nhất là các hộ dân phải chịu thiệt hại, vất vả trong nhiều năm qua. Đại diện Ủy Ban Nhân Dân Thành phố hứa sẽ có chính sách bồi thường thiệt hại, tái định cư cho các hộ dân trong khu vực thiệt hại trước ngày 30/11. Ngoài ra, người đại diện của Ủy ban còn cho biết qua việc thanh tra các khiếu nại đã phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân sai phạm nhưng chưa thể công bố vì cần phải có đầy đủ chứng cứ.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm bên bờ sông Sài Gòn. Từ đầu những năm 2010, thành phố bắt đầu tiến trình giải toả để biến khu vực này thành một khu đô thị mới. Việc di dời, giải toả đã ảnh hưởng đến khoảng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 người. Nhiều người dân ở đây từ 20 năm nay đã khiếu kiện lên trung ương về việc giải toả mà họ cho là sai trái của chính quyền địa phương.
TRẦN ĐẠI QUANG ĐỘT NGỘT TỪ TRẦN
Theo loan báo chính thức của Đảng Cộng sản, thì Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời lúc 10 giờ 5 phút hôm thứ sáu 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thọ 62 tuổi. Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, xác nhận với báo chí trong nước rằng ông Quang phát hiện mình bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đã đi Nhật chữa trị 6 lần. Theo ông Triệu, ông Quang mắc loại bệnh ‘virus hiếm và độc hại’ mà trên thế giới chưa có thuốc điều trị. Theo ông Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, thì ông Quang bị “mắc bệnh lý máu ác tính”.
Chết đi, ông Quang đã để lại dấu ấn đáng kể nhất của ông là thời còn là Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã chỉ huy những chiến dịch đàn áp rất nặng nề đối với giới đấu tranh, hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam và đã bắt bớ nhiều người.
Theo loan báo chính thức của Đảng Cộng sản, thì Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời lúc 10 giờ 5 phút hôm thứ sáu 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thọ 62 tuổi. Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, xác nhận với báo chí trong nước rằng ông Quang phát hiện mình bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đã đi Nhật chữa trị 6 lần. Theo ông Triệu, ông Quang mắc loại bệnh ‘virus hiếm và độc hại’ mà trên thế giới chưa có thuốc điều trị. Theo ông Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, thì ông Quang bị “mắc bệnh lý máu ác tính”.
Chết đi, ông Quang đã để lại dấu ấn đáng kể nhất của ông là thời còn là Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã chỉ huy những chiến dịch đàn áp rất nặng nề đối với giới đấu tranh, hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam và đã bắt bớ nhiều người.
CỰU BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ SLOVAKIA CÓ THỂ SẼ NGỒI TÙ VÌ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH
Ông Robert Kaliňák, Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia – một ‘nghi can’ dính líu tới vụ vận chuyển Trịnh Xuân Thanh, người từng được một số quan chức Việt Nam khen tặng là ‘người bạn thân thiết của Việt Nam’, đang bị các đảng đối lập trong Quốc hội Slovakia đòi đưa vào tù. Nhiều chứng cớ cho thấy ông Kaliňák đã lừa Ba Lan để nước này cho phép phi cơ chở Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận của họ. Vì đơn xin bay qua không phận Ba Lan, khởi đầu do Bộ trưởng Tô Lâm đứng tên, chắc chắn không được Ba Lan chấp nhận ngay, nên vào phút chót đã được ông Kaliňák, lúc đó đang là Bộ trưởng Nội vụ, sửa lại và do ông đứng tên.
Hiện nay, ông Kaliňák không còn giữ được tư thế bất khả xâm phạm, mà sẽ bị cảnh sát Slovakia điều tra về mối quan hệ cá nhân giữa ông và giới quan chức mật vụ Việt Nam thân thiện đến đâu khiến ông ta nhiệt tình đến độ giúp Tô Lâm một chuyện phạm pháp lớn như vậy. Ông có thể sẽ bị bắt và bị ra tòa.
Ông Robert Kaliňák, Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia – một ‘nghi can’ dính líu tới vụ vận chuyển Trịnh Xuân Thanh, người từng được một số quan chức Việt Nam khen tặng là ‘người bạn thân thiết của Việt Nam’, đang bị các đảng đối lập trong Quốc hội Slovakia đòi đưa vào tù. Nhiều chứng cớ cho thấy ông Kaliňák đã lừa Ba Lan để nước này cho phép phi cơ chở Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận của họ. Vì đơn xin bay qua không phận Ba Lan, khởi đầu do Bộ trưởng Tô Lâm đứng tên, chắc chắn không được Ba Lan chấp nhận ngay, nên vào phút chót đã được ông Kaliňák, lúc đó đang là Bộ trưởng Nội vụ, sửa lại và do ông đứng tên.
Hiện nay, ông Kaliňák không còn giữ được tư thế bất khả xâm phạm, mà sẽ bị cảnh sát Slovakia điều tra về mối quan hệ cá nhân giữa ông và giới quan chức mật vụ Việt Nam thân thiện đến đâu khiến ông ta nhiệt tình đến độ giúp Tô Lâm một chuyện phạm pháp lớn như vậy. Ông có thể sẽ bị bắt và bị ra tòa.
NAM HÀN ÉP SAMSUNG ĐẦU TƯ VÀO BẮC HÀN
Sau cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa hai nước Nam và Bắc Hàn trong ba ngày, từ 18 đến 20/9 tại Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn, Nam Hàn nóng lòng muốn nối lại các tuyến đường sắt và đường bộ giữa hai miền và khởi động lại quan hệ hợp tác thương mại song phương, và thiết lập các dự án hợp tác kinh tế với Bắc Hàn. Vì thế, chính phủ Nam Hàn đang tìm cách ép ông Lee Jae Yong, người thừa kế tập đoàn Samsung, đầu tư vào Bắc Hàn. Tuy nhiên, tập đoàn Samsung, không muốn liều lĩnh đầu tư vào Bắc Triều Tiên vì sợ bị quốc tế trừng phạt, vì Bắc Hàn đang bị quốc tế cấm vận.
Thế nhưng, nhiều tập đoàn khác của Hàn Quốc, chẳng hạn tập đoàn LG, đã tỏ ra quan tâm đối với nguồn nhân công được đào tạo ở Bắc Hàn, vì giá rẻ và cùng nói một ngôn ngữ, nhất là thị trường Bắc Triều Tiên có nhiều cơ hội phát triển. Những doanh nghiệp Nam Hàn này đã chuẩn bị các dự án đầu tư tại Bắc Hàn trong tương lai. Nhưng họ vẫn phải chờ đợi, vì các lệnh trừng phạt Bắc Hàn của quốc tế hiện nay vẫn còn hiệu lực.
Sau cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa hai nước Nam và Bắc Hàn trong ba ngày, từ 18 đến 20/9 tại Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn, Nam Hàn nóng lòng muốn nối lại các tuyến đường sắt và đường bộ giữa hai miền và khởi động lại quan hệ hợp tác thương mại song phương, và thiết lập các dự án hợp tác kinh tế với Bắc Hàn. Vì thế, chính phủ Nam Hàn đang tìm cách ép ông Lee Jae Yong, người thừa kế tập đoàn Samsung, đầu tư vào Bắc Hàn. Tuy nhiên, tập đoàn Samsung, không muốn liều lĩnh đầu tư vào Bắc Triều Tiên vì sợ bị quốc tế trừng phạt, vì Bắc Hàn đang bị quốc tế cấm vận.
Thế nhưng, nhiều tập đoàn khác của Hàn Quốc, chẳng hạn tập đoàn LG, đã tỏ ra quan tâm đối với nguồn nhân công được đào tạo ở Bắc Hàn, vì giá rẻ và cùng nói một ngôn ngữ, nhất là thị trường Bắc Triều Tiên có nhiều cơ hội phát triển. Những doanh nghiệp Nam Hàn này đã chuẩn bị các dự án đầu tư tại Bắc Hàn trong tương lai. Nhưng họ vẫn phải chờ đợi, vì các lệnh trừng phạt Bắc Hàn của quốc tế hiện nay vẫn còn hiệu lực.
No comments:
Post a Comment