Tuy là nguyên thủ quốc gia, nhưng trong hệ thống chính trị CSVN
Trần Đại Quang cũng chỉ là một con cờ múa rối không hơn không kém. Mời
quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ánh Liên với tựa đề: “Ông
Trần Đại Quang Qua Đời: Kết Thúc Kiếp Người Trong Đau Đớn!” sẽ được
Song Thập trình bày, và đây cũng là tiết mục để kết thúc chương trình
phát thanh tối hôm nay, thưa quý vị.
Người đứng đầu nhà nước, ông Trần Đại Quang vừa mất vào sáng ngày 21.09, kết thúc chuỗi bi cực vào cuối đời.
Ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, khi cuộc chiến đốt lò nhằm vào
đơn vị cũ của ông vẫn đang diễn ra… Và nhiều người tin rằng, sự ra đi
lần này sẽ khiến cho nhiều kẻ vui mừng, bao gồm cả những nhóm lợi ích
đang tồn tại.
Người từng một thời hét ra lửa ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, oai
phong lẫm liệt ở lễ Tuyên thệ Chủ tịch nước… đã sớm xuống dốc về mặt
thần thái và sức khỏe, và chưa hết nửa nhiệm kỳ, người dân chỉ thấy một
Chủ tịch nước héo khô về mọi mặt.
Suy cho cùng, ai cũng sẽ chết, nhưng tựu trung có cái chết vang danh,
cảo thơm và có cái chết để làm nhiều tai tiếng và khinh bỉ của người
đời. Có lẽ, hơn ai hết, vào những ngày cuối đời, ông Chủ tịch nước đã
phải lắng nghe được lương tri và cái bi thảm nhất của con người quan
chức XHCN, giờ khắc mà mạng sống như những ngọn nến thắp lên trong đêm
bão.
Là một người đứng đầu nhà nước, nhưng cái quyền được chăm sóc sức
khỏe bản thân cũng không có. Đó phải là một quan điểm mang tính bịa đặt,
xuyên tạc không? Không, vì tính trong nửa tháng trở lại đây, một người
hom hem tiều tụy, gầy sọp, viền môi đã đổi sắc, khẩu hình có hiện tượng
co dúm lại nhưng phải buộc phải gồng mình để làm ‘nhiệm vụ chính trị’,
nói đúng hơn vào những ngày cuối đời, ông Chủ tịch nước buộc trở thành
một xác chết biết đi.
‘Tao khỏe, có chi mô’, câu nói đầy bi đát của ông Nguyễn Bá Thanh
ngày nào giờ vận đúng ông Trần Đại Quang. Nhưng so với ông Thanh, thì
ông Quang còn bi đát hơn nhiều.
Ngày 18.09, ông Chủ tịch nước còn cùng với Bộ Chính trị họp cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình Hội nghị TW 8.
Ngày 19.09, ông Chủ tịch nước hom hem trong bộ complet rộng thùng thình tiếp Chánh án TAND tối cao Trung Quốc.
Ngày 20.09, một lá Thư chúc Tết Trung thu được ký bởi ông Chủ tịch nước.
Nghĩa là trước khi mất 3 ngày, ông Chủ tịch nước buộc phải dùng chút hơi tàn, lực kiệt để đảm nhiệm vai trò ‘Chủ tịch nước’.
Có điều nào phi nhân bản hơn đến thế?
Ngày 19.09, ông Chủ tịch nước hom hem trong bộ complet rộng thùng thình tiếp Chánh án TAND tối cao Trung Quốc.
Ngày 20.09, một lá Thư chúc Tết Trung thu được ký bởi ông Chủ tịch nước.
Nghĩa là trước khi mất 3 ngày, ông Chủ tịch nước buộc phải dùng chút hơi tàn, lực kiệt để đảm nhiệm vai trò ‘Chủ tịch nước’.
Có điều nào phi nhân bản hơn đến thế?
Vấn đề, nếu ông Chủ tịch nước xin nghỉ thì ai sẽ chấp nhận, hoặc bản
thân ông có chấp nhận không khi những di sản ông tạo ra trước đó đang bị
‘đốt’, có vẻ ông gắng gượng sống để chống đỡ? Đặc biệt là sự vụ liên
quan đến Vũ ‘nhôm’ và những sai phạm bị phanh phui trong nội bộ Bộ Công
an? Hay đây chỉ là cách ‘hành hạ nhau’ bằng việc vắt kiệt sức hơi tàn
của ‘địch thủ’ trong những ngày cuối đời? Hay đơn thuần, ông Chủ tịch
nước muốn chứng minh bản thân mình là một đảng viên mẫu mực, người sẽ
cống hiến đến hơi thở cuối cùng?
Có vô vàn lý do đặt ra, nhưng suy cho cùng, ông Chủ tịch nước phải trả một cái giá rất đắt trên thành cao quyền lực.
Tiếp theo là, ai sẽ thay thế ông Chủ tịch nước? Người đó sẽ như thế nào, có phải là một Bí thư thành ủy phía Nam để làm hài lòng về tính trung lập trong Bộ Chính trị? Hay là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện thời, người với những câu nói vô thưởng, vô phạt? Hay là Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, người có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề áp dụng đặc khu ở Việt Nam? Có lẽ với nhiều người, trong hệ thể chế XHCN, thì bất kỳ ai lên thay, cũng sớm trở thành ‘cột mục ruỗng’. Do đó mà ngay cả chuyện tang lễ là chuyện buồn, quốc tang là chuyện trọng đại, nhưng sự mất mát của người đứng đầu Nhà nước trong bối cảnh BOT vẫn còn nhiều, biệt phủ vẫn còn tồn tại, và thuế xăng dầu vừa mới tăng… thì buồn nào đáng hơn?
Tiếp theo là, ai sẽ thay thế ông Chủ tịch nước? Người đó sẽ như thế nào, có phải là một Bí thư thành ủy phía Nam để làm hài lòng về tính trung lập trong Bộ Chính trị? Hay là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện thời, người với những câu nói vô thưởng, vô phạt? Hay là Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, người có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề áp dụng đặc khu ở Việt Nam? Có lẽ với nhiều người, trong hệ thể chế XHCN, thì bất kỳ ai lên thay, cũng sớm trở thành ‘cột mục ruỗng’. Do đó mà ngay cả chuyện tang lễ là chuyện buồn, quốc tang là chuyện trọng đại, nhưng sự mất mát của người đứng đầu Nhà nước trong bối cảnh BOT vẫn còn nhiều, biệt phủ vẫn còn tồn tại, và thuế xăng dầu vừa mới tăng… thì buồn nào đáng hơn?
Dân buồn về xã hội trì trệ, thuế phí tăng cao hơn việc một ông Chủ
tịch nước không có quá nhiều thành tích nổi bật cho xã hội qua đời,
nhưng cũng với sự ra đi lần này, hẳn để lại nỗi buồn rất lớn đối với
những người nằm trong phe phái của ông, những người đang đối diện với
cuộc chiến đốt lò. Bởi từ nay, lá chắn Chủ tịch nước đã không còn tồn
tại, và câu chuyện dọn dẹp sạch sẽ củi lò trong Bộ Công an và những vụ
việc có liên quan đến Bộ này trong thời gian tới sẽ được tăng tốc hơn.
Ông Chủ tịch nước ra đi lần này, cũng để lại một nghi vấn về nguyên
trạng cái chết của ông, mắc phải virus hiếm gặp, hình thành ‘bệnh chưa
có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi
một thời gian’, hay những cái chết kỳ cục của giới chức Cộng sản.
Và điều bi đát đọng lại là, ngay cả khi mất đi, cái năm sinh trên bia
mộ của ông Chủ tịch nước cũng không được trở về chính xác, gian dối ám
vận vào cả khi nằm xuống. Cuộc đời của ông Trần Đại Quang, xét cho cùng,
‘Ham hố tiền bạc (trọng ngân) nhưng không chịu tu nhân tích đức, khiến
cho phúc mỏng (bạc phúc) thì của cải, tài sản cũng mất hết./.
Ánh Liên
No comments:
Post a Comment