Bản tuyên bố về tội ác Thủ Thiêm sau khi nhà cầm quyền “xin lỗi”
Chủ nhật tuần trước, tức ngày 23/9, 4 tổ chức xã hội dân sự và 40 cá nhân đã cùng ký tên trong một “Bản tuyên bố Thủ Thiêm – số 2” tiếp nối “Bản tuyên bố Thủ Thiêm – số 1” đã được ký trước đó hơn 4 tháng vào ngày 19/5/2018 với danh xưng đầy đủ là “Tuyên bố về tình hình đất đai, chùa Liên Trì, nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm”. Bản tuyên bố số 1 đã đưa ra những yêu cầu đòi nhà cầm quyền chấm dứt, đồng thời giải quyết thỏa đáng những bất công do việc thu hồi đất, và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân gây nên những bất công ấy.
Bản tuyên bố số 2 viết rằng: dù nhà cầm quyền đã xin lỗi dân và hoan nghênh các luật sư đã đòi công lý cho dân, nhưng cũng yêu cầu nhà cầm quyền nhanh chóng giải quyết theo đúng pháp luật những vấn đề bức bách đã tồn tại từ 20 năm nay, đồng thời rút kinh nghiệm để không gây ra sai lầm, tội ác nào nữa với người dân Thủ Thiêm và người dân cả nước nói chung.
Chủ nhật tuần trước, tức ngày 23/9, 4 tổ chức xã hội dân sự và 40 cá nhân đã cùng ký tên trong một “Bản tuyên bố Thủ Thiêm – số 2” tiếp nối “Bản tuyên bố Thủ Thiêm – số 1” đã được ký trước đó hơn 4 tháng vào ngày 19/5/2018 với danh xưng đầy đủ là “Tuyên bố về tình hình đất đai, chùa Liên Trì, nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm”. Bản tuyên bố số 1 đã đưa ra những yêu cầu đòi nhà cầm quyền chấm dứt, đồng thời giải quyết thỏa đáng những bất công do việc thu hồi đất, và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân gây nên những bất công ấy.
Bản tuyên bố số 2 viết rằng: dù nhà cầm quyền đã xin lỗi dân và hoan nghênh các luật sư đã đòi công lý cho dân, nhưng cũng yêu cầu nhà cầm quyền nhanh chóng giải quyết theo đúng pháp luật những vấn đề bức bách đã tồn tại từ 20 năm nay, đồng thời rút kinh nghiệm để không gây ra sai lầm, tội ác nào nữa với người dân Thủ Thiêm và người dân cả nước nói chung.
Sự dối trá trắng trợn của truyền thông csVN về về đám tang Trần Đại Quang
Tờ báo online Việt Nam Express và nhiều trang web khác của CS Việt Nam đăng tin nguyên văn như sau: “Ban tổ chức Lễ quốc tang cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tính đến 17giờ hôm nay 26/9, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính 50.000 người đến viếng cố Chủ tịch nước.” Nhiều người xem truyền hình trực tiếp tường thuật lễ tang tại Hà Nội và Thành Hồ nhận định: từ lúc bắt đầu phát lễ 7:30 sáng đến 5 giờ chiều, nếu viếng nhanh nhất thì chỉ được tối đa 150 đoàn. Còn với số lượng 1.500 đoàn đến viếng thì tính ra thời gian mỗi đoàn viếng chỉ kéo dài 40 giây. Thật là một viếng tang siêu tốc! Một kỷ lục mới!
Cựu đại sứ CS Việt Nam tại Mozambique bị cáo buộc tiếp tay buôn lậu ngà voi
Trang web của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ngày 29/9 loan tin: Ông Nguyễn Văn Trung, Cựu đại sứ CS Việt Nam tại Mozambique đã giúp móc nối những kẻ buôn lậu ngà voi người Việt với các quan chức cao cấp trong lực lượng cảnh sát và hải quan Mozanbique. Ông Trung cũng báo động cho họ khi họ có nguy cơ bị nhà chức trách phát giác. Theo báo cáo của Cơ quan Điều Tra Môi Trường của chính phủ Anh thì mức độ buôn bán ngà voi bất hợp pháp của Việt Nam trên toàn cầu đã tăng nhanh trong thập niên qua.
Từ tháng 4/2016, các nhân viên điều tra của cơ quan này đã giả dạng làm người mua để tiếp cận các đối tượng và lén quay lại các cuộc trao đổi với họ, nên có thể xác định người cầm đầu đường dây này là Phan Chí, người lãnh đạo một băng nhóm tội phạm có tổ chức gồm ít nhất 10 người, để thực hiện các công việc cần thiết từ thu mua, đóng gói, vận chuyển và bán ngà voi và sừng tê giác. Ông Chí khoe với các nhà điều tra rằng ông có mối quan hệ thân thiết với ông Nguyễn Văn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Mozambique, đồng thời cho biết ông Trung đã giới thiệu ông với các quan chức cao cấp trong giới cảnh sát và hải quan của chính phủ Mozambique.
Việt Nam là 1 trong 20 nước bị mã độc tấn công mạnh nhất.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), nêu ra tại hội nghị ‘Nâng cao nhận thức – Yếu tố quyết định đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số quốc gia’ do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức tại Lào Cai hôm 28/9.
Theo ông Hải, các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng mạnh cả về quy mô và tính chất phức tạp.
Trong vòng 8 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia bị lây nhiễm mã độc nhiều nhất thế giới, đồng thời dẫn đầu Đông Nam Á với hơn 86 triệu email có nội dung đe dọa tấn công được phát hiện, theo hãng bảo mật Trend Micro.
Tỷ lệ máy tính và thiết bị di động bị tấn công là hơn 71% nhưng chỉ có 11% người dân biết. Các cuộc tấn công lừa đảo được ghi nhận là gần 5.500 vụ, các trang bị gài mã độc là gần 1.000, tổng số trang thu thập thông tin cá nhân người Việt Nam lên đến 1.020 website. Các cuộc tấn công mạng nhắm vào người dùng để lừa đảo thẻ cào, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, thu thập dữ liệu của người dùng. Đặc biệt xuất hiện nhiều nhóm tội phạm trong nước sử dụng công nghệ thông tin để chiếm đoạt tiền của các cá nhân và tổ chức, gây thiệt hại về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Động đất, sóng thần ở Indonesia giết chết ít nhất 384 người
Hôm qua, thứ bảy 29/9, tại đảo Sulawesi của Indonesia, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter làm rung chuyển thành phố Palu trên đảo khiến một trung tâm thương mại đổ sập. Trận động đất này đã tạo nên những cơn sóng khổng lồ cao tới 6 mét ập vào các bãi biển lúc hoàng hôn, cuốn trôi nhiều người đang tham dự một lễ hội trên bãi biển khiến ít nhất 384 người thiệt mạng. Những đợt sóng khổng lồ phá hủy bất cứ thứ gì trên đường đi của nó, làm sập những căn nhà nằm trên bờ biển Palu, hất văng các vật cản trở và làm ngập lụt một nhà thờ Hồi giáo trong thành phố. Khoảng 16.700 người đã được sơ tán đến 24 trung tâm ở Palu. Trước đây, Palu đã từng bị sóng thần tàn phá vào năm 1927 và năm 1968.
Hoa Kỳ cam kết duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông
Thứ năm 27/9, cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa ASEAN và Mỹ diễn ra ở thủ đô Washington, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa kỳ John Sullivan lên tiếng khẳng định cam kết của Hoa Kỳ là duy trì tự do hàng hải và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông. Ông cũng phản đối những hành động đơn phương xây lấp các thực thể trên Biển Đông và quân sự hoá khu vực của bất cứ quốc gia nào như Trung Quốc đã và đang làm hiện nay. Tính từ cuối năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và liên tục gia tăng các hoạt động quân sự hoá tại 2 quần đạo này.
Bắc Kinh nếm đòn do ảo tưởng bắt kịp Công nghệ Mỹ
Tuần báo Courrier International của Pháp số ra cuối tháng 9 nhận định: Cuộc chiến thuế vụ Mỹ-Trung đang diễn ra chỉ là màn mở đầu cho cuộc đọ sức toàn diện. Tờ South China Morning Post của Hong Kong cũng trình bày về cuộc chạy đua công nghệ khiến Bắc Kinh đang phải nếm đòn vì ảo tưởng có thể nhanh chóng đuổi kịp Hoa Kỳ. Tờ báo của Hong Kong đưa ra một ví dụ tiêu biểu. Đó là trường hợp công ty tin học Redcore Trung Quốc, hồi tháng 08/2018 vừa qua, đã kiêu hãnh tuyên bố họ đã «phá vỡ được thế độc quyền của Hoa Kỳ» nhờ một phần mềm trình duyệt chưa từng có. Nhưng ngay sau đó Công ty này bị buộc phải cải chính vì bị phát hiện trong đó dấu ấn của phần mềm trình duyệt Google Chrome nổi tiếng của Mỹ. Thất bại này cho thấy: để trở thành siêu cường công nghệ số 1, Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ, và muốn đuổi kịp Mỹ, Bắc Kinh chắc chắn phải vượt qua một vực thẳm không nhỏ.
No comments:
Post a Comment