THÊM MỘT NHÀ ĐẤU TRANH BỊ VIỆT NAM TUYÊN ÁN TÙ
Tòa án tỉnh Hòa Bình trong phiên tòa sơ thẩm vào hôm qua, vừa kết án 14 năm tù đối với ông Đào Quang Thực, là giáo viên đã nghỉ hưu và là một nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
Luật sư Lê Văn Luân, người bào chữa cho ông Thực, nói rằng dù phiên tòa đưa ra nhiều nhân chứng và bằng chứng, nhưng không có một bằng chứng nào có đủ yếu tố để kết ông Thực vào tội “hoạt động lật đổ chế độ”.
Tòa án tỉnh Hòa Bình trong phiên tòa sơ thẩm vào hôm qua, vừa kết án 14 năm tù đối với ông Đào Quang Thực, là giáo viên đã nghỉ hưu và là một nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
Luật sư Lê Văn Luân, người bào chữa cho ông Thực, nói rằng dù phiên tòa đưa ra nhiều nhân chứng và bằng chứng, nhưng không có một bằng chứng nào có đủ yếu tố để kết ông Thực vào tội “hoạt động lật đổ chế độ”.
Là một cựu giáo viên tiểu học, ông Đào Quang Thực 58 tuổi bị công an tỉnh Hòa Bình bắt giam vào ngày 5 tháng 10/2017 sau khi đưa lên mạng các bài viết về ô nhiễm môi trường và lên án Trung Cộng xâm lấn ở Biển Đông. Phát biểu sau phiên xử, cô Đào Ngọc Bích Trang, con gái ông Thực, cho biết là cha cô đã bị đánh đập tàn nhẫn sau khi bị bắt giam và được đưa đến bệnh viện chữa trị một tuần lễ.
THÊM 2 NGƯỜI BỊ TUYÊN ÁN VÀ 9 NGƯỜI BỊ BẮT GIAM TRONG VỤ BIỂU TÌNH 10/6 Ở KHÁNH HOÀ VÀ BÌNH THUẬN
Tòa án Nhân dân Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 19 tháng 9 đưa ra xét xử hai người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng hôm 10/6 vừa qua.
Hai người bị ra tòa là Nguyễn Văn Ý, 32 tuổi và Tạ Thành Duy, 47 tuổi; mỗi người bị tuyên phạt 15 tháng tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Thuận ngày 19 tháng 9 đã khởi tố bị can, bắt giam thêm 9 người cũng với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản’ xảy ra tại trụ sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Phan Rí, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận vào hôm 10 và 11 tháng 6 vừa qua. Ngoài ra, Bình Thuận còn cho truy nã ông Dương Văn Ngoan, 41 tuổi, cư trú tại huyện Tuy Phong cũng vì hành vi tương tự.
HÀNG NGÀN TÀU BÈ TRUNG CỘNG XÂM NHẬP HẢI PHẬN VIỆT NAM.
Hàng ngàn tàu thuyền Trung Cộng đã liên tục xâm phạm hải phận Việt Nam trong 10 năm qua. Chỉ riêng tại Quảng Nam – Đà Nẵng đã có hơn 2 ngàn tàu Trung Cộng xâm nhập và bị xua đuổi.
Số liệu nói trên được công bố trong hội nghị về hoạt động biên phòng do nhà cầm quyền Đà Nẵng tổ chức vào ngày hôm qua, thứ Tư 19/9. Thế nhưng con số 2 ngàn nói trên vẫn còn thấp so với con số 11 ngàn vụ mà ngư dân phát giác và thông báo cho lực lượng biên phòng.
Theo công bố nói trên thì các tàu Trung Cộng tiến sâu vào vùng biển Việt Nam không chỉ để đánh trộm hải sản, mà còn gieo rắc kinh hoàng qua các vụ tấn công, cướp bóc và húc chìm tàu cá Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Hoàng-Trường Sa, một ngư trường lâu đời cuả ngư dân miền Trung Bộ Việt Nam.
DÂN VIỆT ĐANG GÁNH THUẾ ĐỂ NUÔI GẦN 4 TRIỆU QUAN CHỨC
Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì tính đến ngày 1/7/2017, cả nước có hơn 3 triệu 800 ngàn cán bộ, công chức và quan chức đang hưởng lương nhà nước, tăng hơn 11% so với 5 năm trước đó.
Nếu so sánh với lực lượng lao động là 30 triệu người thì có nghĩa là cứ 7 người lao động để nuôi một công chức. Trong khi đó thì nước Mỹ, với dân số hơn 300 triệu người, chỉ có khoảng 5 triệu công chức.
Cũng theo số liệu nói trên, đảng và nhà nước CSViệt Nam có hơn 143 ngàn cơ quan đủ mọi cấp thuộc bộ máy hành chánh. Bên cạnh đó thì còn có hơn 73 ngàn cơ cấu hội đoàn, đoàn thể được tài trợ từ công quỹ nhà nước, phần lớn là để trả lương bổng, điển hình như đoàn Thanh niên Cộng sản và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tòa án Nhân dân Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 19 tháng 9 đưa ra xét xử hai người tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng hôm 10/6 vừa qua.
Hai người bị ra tòa là Nguyễn Văn Ý, 32 tuổi và Tạ Thành Duy, 47 tuổi; mỗi người bị tuyên phạt 15 tháng tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Thuận ngày 19 tháng 9 đã khởi tố bị can, bắt giam thêm 9 người cũng với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản’ xảy ra tại trụ sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Phan Rí, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận vào hôm 10 và 11 tháng 6 vừa qua. Ngoài ra, Bình Thuận còn cho truy nã ông Dương Văn Ngoan, 41 tuổi, cư trú tại huyện Tuy Phong cũng vì hành vi tương tự.
HÀNG NGÀN TÀU BÈ TRUNG CỘNG XÂM NHẬP HẢI PHẬN VIỆT NAM.
Hàng ngàn tàu thuyền Trung Cộng đã liên tục xâm phạm hải phận Việt Nam trong 10 năm qua. Chỉ riêng tại Quảng Nam – Đà Nẵng đã có hơn 2 ngàn tàu Trung Cộng xâm nhập và bị xua đuổi.
Số liệu nói trên được công bố trong hội nghị về hoạt động biên phòng do nhà cầm quyền Đà Nẵng tổ chức vào ngày hôm qua, thứ Tư 19/9. Thế nhưng con số 2 ngàn nói trên vẫn còn thấp so với con số 11 ngàn vụ mà ngư dân phát giác và thông báo cho lực lượng biên phòng.
Theo công bố nói trên thì các tàu Trung Cộng tiến sâu vào vùng biển Việt Nam không chỉ để đánh trộm hải sản, mà còn gieo rắc kinh hoàng qua các vụ tấn công, cướp bóc và húc chìm tàu cá Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Hoàng-Trường Sa, một ngư trường lâu đời cuả ngư dân miền Trung Bộ Việt Nam.
DÂN VIỆT ĐANG GÁNH THUẾ ĐỂ NUÔI GẦN 4 TRIỆU QUAN CHỨC
Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì tính đến ngày 1/7/2017, cả nước có hơn 3 triệu 800 ngàn cán bộ, công chức và quan chức đang hưởng lương nhà nước, tăng hơn 11% so với 5 năm trước đó.
Nếu so sánh với lực lượng lao động là 30 triệu người thì có nghĩa là cứ 7 người lao động để nuôi một công chức. Trong khi đó thì nước Mỹ, với dân số hơn 300 triệu người, chỉ có khoảng 5 triệu công chức.
Cũng theo số liệu nói trên, đảng và nhà nước CSViệt Nam có hơn 143 ngàn cơ quan đủ mọi cấp thuộc bộ máy hành chánh. Bên cạnh đó thì còn có hơn 73 ngàn cơ cấu hội đoàn, đoàn thể được tài trợ từ công quỹ nhà nước, phần lớn là để trả lương bổng, điển hình như đoàn Thanh niên Cộng sản và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
HAI PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT VÀ NỘI BÀI CÓ NGUY CƠ NGỪNG HOẠT ĐỘNG
Bộ giao thông vận tải Việt Nam vào hôm qua đã gửi thư cho bộ tài chánh để xin tiền tu bổ hai phi đạo ở Tân Sơn Nhất và Nội Bài với lý do các phi đạo này bị hư hỏng nghiêm trọng.
Làng báo lề đảng cho biết là phi đạo 1B của Nội Bài và phi đạo 07L của Tân Sơn Nhất đang bị rạn nứt, lớp nhựa trên bề mặt bị biến dạng ở nhiều nơi, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trong thời gian qua, đe dọa đến sự an toàn về hàng không. Chính vì thế, trong văn thư xin tiền nói trên, bộ giao thông đề nghị chi ra 4500 tỷ đồng, tức khoảng 220 triệu Mỹ kim, để khẩn cấp tu bổ hai phi đạo nói trên.
Trong khi đó thì nhà nước Việt Nam vẫn chưa chọn lựa được phương án mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất sau gần 2 năm tranh cãi và thuê mướn các công ty tư vấn ngoại quốc.
CỰU THỦ TƯỚNG MÃ LAI BỊ BẮT GIAM VÌ ĂN CẮP CÔNG QUỸ
Sau nhiều tháng bị quản thúc tại gia, cựu thủ tướng Mã Lai Najib Razak đã chính thức bị bắt giam vào chiều hôm qua, theo án lệnh của Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Mã Lai.
Ủy ban nói trên cho biết là có nhiều bằng chứng cho thấy ông Razak đã ăn cắp công quỹ lên đến cả tỷ Mỹ kim, trong đó có vụ chuyển ngân 600 triệu Mỹ kim từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB vào trương mục cá nhân của ông Razak. Cần biết là vào năm trước, bộ tư pháp Hoa Kỳ tố cáo ông Razak đã ăn cắp hơn 1 tỷ Mỹ kim từ quỹ này để mua phi cơ riêng, du thuyền và tranh Picasso.
Ông Razak sẽ bị đưa ra xét xử vào hôm nay, và chưa rõ là vụ án này sẽ kéo dài đến bao lâu.
TÒA HÌNH SỰ QUỐC TẾ MỞ CUỘC ĐIỀU TRA VỀ VỤ TÀN SÁT DÂN ROHINGYA
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã quyết định mở cuộc điều tra về việc quân đội Miến Điện đã mở cuộc tàn sát sắc dân Rohingya ở miền bắc nước này vào năm ngoái, khiến 700 ngàn người Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh.
Quyết định của tòa Hình sự Quốc tế được đưa ra trong lúc có thêm nhiều bằng chứng rõ rệt về tội ác của quân đội Miến tại tỉnh Rakhine, với các vụ tàn sát tập thể, đốt phá làng mạc và hãm hiếp phụ nữ. Cần nhắc lại là vào tháng trước, nhà cầm quyền Miến Điện mạnh mẽ bác bỏ kết quả điều tra của LHQ về chiến dịch đàn áp đẫm máu nói trên.
Quyết định này cũng đưa ra chỉ một ngày trước khi Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt sang thăm Miến Điện và sẽ gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi, người nắm quyền lực tối cao của Miến Điện. Trước đó, 132 dân biểu nghị sĩ của 5 nước thuộc khối ASEAN cũng đưa ra tuyên bố chung, nội dung yêu cầu tòa án quốc tế mở cuộc điều tra về vụ tàn sát sắc dân Rohingya.
Bộ giao thông vận tải Việt Nam vào hôm qua đã gửi thư cho bộ tài chánh để xin tiền tu bổ hai phi đạo ở Tân Sơn Nhất và Nội Bài với lý do các phi đạo này bị hư hỏng nghiêm trọng.
Làng báo lề đảng cho biết là phi đạo 1B của Nội Bài và phi đạo 07L của Tân Sơn Nhất đang bị rạn nứt, lớp nhựa trên bề mặt bị biến dạng ở nhiều nơi, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trong thời gian qua, đe dọa đến sự an toàn về hàng không. Chính vì thế, trong văn thư xin tiền nói trên, bộ giao thông đề nghị chi ra 4500 tỷ đồng, tức khoảng 220 triệu Mỹ kim, để khẩn cấp tu bổ hai phi đạo nói trên.
Trong khi đó thì nhà nước Việt Nam vẫn chưa chọn lựa được phương án mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất sau gần 2 năm tranh cãi và thuê mướn các công ty tư vấn ngoại quốc.
CỰU THỦ TƯỚNG MÃ LAI BỊ BẮT GIAM VÌ ĂN CẮP CÔNG QUỸ
Sau nhiều tháng bị quản thúc tại gia, cựu thủ tướng Mã Lai Najib Razak đã chính thức bị bắt giam vào chiều hôm qua, theo án lệnh của Ủy ban Bài trừ Tham nhũng Mã Lai.
Ủy ban nói trên cho biết là có nhiều bằng chứng cho thấy ông Razak đã ăn cắp công quỹ lên đến cả tỷ Mỹ kim, trong đó có vụ chuyển ngân 600 triệu Mỹ kim từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB vào trương mục cá nhân của ông Razak. Cần biết là vào năm trước, bộ tư pháp Hoa Kỳ tố cáo ông Razak đã ăn cắp hơn 1 tỷ Mỹ kim từ quỹ này để mua phi cơ riêng, du thuyền và tranh Picasso.
Ông Razak sẽ bị đưa ra xét xử vào hôm nay, và chưa rõ là vụ án này sẽ kéo dài đến bao lâu.
TÒA HÌNH SỰ QUỐC TẾ MỞ CUỘC ĐIỀU TRA VỀ VỤ TÀN SÁT DÂN ROHINGYA
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã quyết định mở cuộc điều tra về việc quân đội Miến Điện đã mở cuộc tàn sát sắc dân Rohingya ở miền bắc nước này vào năm ngoái, khiến 700 ngàn người Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh.
Quyết định của tòa Hình sự Quốc tế được đưa ra trong lúc có thêm nhiều bằng chứng rõ rệt về tội ác của quân đội Miến tại tỉnh Rakhine, với các vụ tàn sát tập thể, đốt phá làng mạc và hãm hiếp phụ nữ. Cần nhắc lại là vào tháng trước, nhà cầm quyền Miến Điện mạnh mẽ bác bỏ kết quả điều tra của LHQ về chiến dịch đàn áp đẫm máu nói trên.
Quyết định này cũng đưa ra chỉ một ngày trước khi Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt sang thăm Miến Điện và sẽ gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi, người nắm quyền lực tối cao của Miến Điện. Trước đó, 132 dân biểu nghị sĩ của 5 nước thuộc khối ASEAN cũng đưa ra tuyên bố chung, nội dung yêu cầu tòa án quốc tế mở cuộc điều tra về vụ tàn sát sắc dân Rohingya.
No comments:
Post a Comment