Thứ Ba, ngày 15.09.2014
Tuy cuộc triển lãm về cuộc
"cải cách ruộng đất" đẫm máu của đảng, đã được CSVN đóng cữa
dưới sức ép của những dân oan khiếu kiện. Nhưng sự kiện CSVN
cố tình dàng dựng lại một cuộc triễn lãm, trong thời đại
thặng dư tin học, hầu trắng trợn đổi trắng thay đen, là một
hành động ngông cuồng, xem thường trí thông minh của dân tộc
Việt Nam.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe
phần Bình Luận của Việt Cường với tựa đề: " Thấy gì qua cuộc cải
cách ruộng đất."sẽ Hướng Dương được trình bày để kết thúc chương
trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Ngày 8/9/ 2014, tại Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức triển lãm cải cách
ruộng đất, mang tên: "cải cách ruộng đất 1946-1957". Bẵng đi hàng mấy
chục năm qua sự kiện này hình như đã đi vào dĩ vãng, bởi cộng sản Việt
Nam không muốn nhắc đến cuộc gọi là "cách mạng" đã để lại một vết nhơ
trong lịch sử. Rồi bỗng dưng Việt Nam lại đem nó ra trưng bày, chẳng
phải đó là việc làm khoét sâu thêm vết thương đi cùng năm tháng vốn đã
chẳng lành được. Thực chất thì Cộng sảnViệt Nam muốn gì thông qua cuộc
triển lãm này?
Nhìn một cách tổng quát cuộc triển lãm đã cho thấy rõ nét ý đồ Đảng
cộng sản Việt Nam muốn thông qua đợt triển lãm này để điều chỉnh nhận
thức cho mọi người mà nhất là thế hệ trẻ ngày nay về cuộc cải cách ruộng
đất; quảng bá những thành tựu mà dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động
Việt Nam đã giành được; phủi tay, trút bỏ những tội ác mà Đảng đã tiến
hành trong giai đoạn này, nhằm tạo ra bộ mặt mới của Đảng , thu hút niềm
tin của quần chúng nhân dân.
Trước hết nói về thời gian: trong thực tế cuộc cải cách ruộng đất chỉ
diễn ra trong giai đoạn ngắn gay cấn nhất: 1953-1956, trong thời kỳ này
Đảng đã gây ra những tội ác "long trời, lở đất". Với khẩu hiệu; "Người
cày có ruộng, xóa bỏ giai cấp bóc lột ở nông thôn", Đảng đã tiến hành
tịch thu toàn bộ ruộng đất của các Địa chủ để phân phát cho mọi người,
bất luận là Địa chủ đã có công đóng góp sức người, sức của cho Đảng để
Đảng giành được chính quyền. Khách quan mà nói thì tuyệt đại đa số các
"Địa chủ" ở Việt Nam họ là những người chịu khó làm ăn, biết tính toán;
biết chắt chiu tiết kiệm; họ chịu khó khai phá ruộng đất; tiết kiệm
trong chi tiêu để giành dụm tiền bạc mua lại ruộng đất của những người
khác. Ngược lại, những người nghèo khó tuy một số người gặp hoàn cảnh éo
le, ốm đau, hoạn nạn nên rơi vào cảnh cơ hàn; còn lại phần lớn là những
người lười lao động, không biết tính toán trong làm ăn dẫn đến nghèo
đói. Thành phần này là những người đồng hành với Đảng, được Đảng tin cậy
bởi theo sự phân tầng giai cấp thì họ là những người "Vô sản", một giai
cấp được Đảng cho là "tiên tiến", được Đảng lấy làm nòng cốt để tiến
hành cuộc cách mạng Vô sản. Cách mạng thành công, chính quyền nằm trong
tay Đảng, Đảng đã dùng sức mạnh của mình cướp ruộng đất của người này để
ban ơn cho những người thân cận của Đảng. Việc làm đó đã gây phẫn nộ
cho cho các tầng lớp trung lưu khá giả trong xã hội Việt Nam, sự phẫn nộ
đó cho đến bây giờ trên 60 năm trôi qua vẫn còn in đậm trong tâm chí
của các thế hệ con cháu của họ. Nhìn vào đằng trong, cũng vào khoảng
thời kỳ này cố tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tiến hành thực hiện chính
sách người dân có ruộng cày, theo đó chính phủ trưng mua ruộng đất của
người giàu để phân phát cho người nghèo. Cùng một mục đích, chính phủ
của Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và chính phủ Ngô Đình Diệm ở Miền Nam có cách
làm khác nhau. Thời gian cải cách, được triển lãm giới thiệu từ
1946-1957 cho thấy Cộng Sản Việt Nam đã cố tình làm xao nhãng về thời
điểm lịch sử rùng rợn nhất; Việt Nam muốn giới thiệu thành tích về cả
một quá trình thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp ở Miền Bắc;
đánh lận con đen để làm lu mờ giai đoạn 1953-1956, họ đang điều chỉnh
lịc sử theo hướng phục vụ mục đích chính trị, một hành động cố tình biến
tướng để đánh lạc hướng dư luận.
Nội dung của cuộc triển lãm, không hề đề cập đến những sai lầm của
Đảng; những hình ảnh các cuộc đấu tố, vợ tố chồng; con tố cha; em tố
anh; dòng tộc này tố dòng tộc kia; làng trên xóm dưới tố nhau làm băng
hoại truyền thống văn hóa của dân tộc; những vụ án tử hình, kết tội dã
man mà điển hình là bà Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ giàu có đã triệt để
ủng hộ cách mạng đã bị giết chết. Triển lãm cũng thấy vắng bóng hình ảnh
Hồ Chí Minh "rơi lệ" nhận khuyết điểm trước quốc dân đồng bào cũng như
những tài liệu sửa sai của Đảng mà chỉ thấy những hình ảnh hồ hởi phấn
khởi của người dân khi được phân phát ruộng đất. Điều đó chứng tỏ một
cuộc triển lãm phiến diện, cố tình che dấu sự thật, phi tang những bằng
chứng về tội ác do cuộc cải cách ruộng đất gây ra, tự trang trí, tô điểm
cho mình một bộ mặt mới mà tưởng rằng dễ dàng lừa gạt các thế hệ trẻ
hiện nay. Nổi trội hơn cả trong phòng triển lãm là cái điếu hút thuốc;
đôi giày thêu; chiếc mâm đồng; cái sập gụ; những hiện vật để tố cáo cuộc
sống sa hoa, sung sướng của địa chủ và cũng là những đồ vật để đưa ra
ghép tội ác cho địa chủ, phong kiến. Hẳn ai đến phòng trưng bày triển
lãm cũng có những tư duy so sánh một cách rất vô tư giữa Địa chủ phong
kiến ngày xưa với các quan chức Cộng sản ngày nay. Nếu lấy hai hình ảnh
giữa một bên là những ngôi nhà gỗ lim với trang trí nội thất sập gụ, tủ
chè thì ngày nay ta thấy là những biệt thự, xe hơi, là những mảnh đất
giá trị bạc tỷ thì hẳn bọn Địa chủ phong kiến ngày xưa phải chắp tay
"lạy cụ" với các quan chức Cộng sản bây giờ. Nếu ngày xửa ngày xưa thời
Địa chủ phong kiến hình ảnh người dân sống trong đói rách, chiếc áo vá
chằng chịt bên cạnh những túp lều tạm bợ đối chứng với những ngôi nhà gỗ
năm gian trang hoàng để thấy rằng sự bất công của xã hội phong kiến thì
ngày nay ở những vùng nông thôn vẫn còn nhiều, nhiều lắm những ngôi nhà
tạm bợ tương tự như thời sửa, thời xưa, rất tiếc triển lãm lại không
đem ra đối chứng với những ngôi biệt thự sừng sững hiên ngang ngự trên
những nơi trung tâm sầm uất đô thị của giới quan chức Cộng sản ngày nay,
thật đáng tiếc.
Việt Cường
No comments:
Post a Comment