Thứ Tư, ngày 02.07.2014
Tuổi Trẻ Việt Nam nối tiếp truyền
thống của cha anh, của hội nghị diên hồng, đã nhập cuộc và sẽ nhập cuộc.
liên tục chương trình, Nguyên Hồng sẽ trình bày những hình ảnh nhập
cuộc của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, mời quí thính giả cùng theo dõi
Đảng CSVN, nhà cầm quyền VN rất là vui mừng trước sự nhu nhược của
người VN. Bởi ngày nào người VN vẫn tiếp tục nhu nhược thì ngày đó đảng
CSVN tiếp tục ngự trị, tiếp tục làm tai sai cho Tàu, tiếp tục bán nước
hại dân, bỏ tù bất cứ ai khác chính kiến với nhà cầm quyền VN.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền VN vẫn nhìn nhận là có một số nhỏđãđi ra
ngoài quỹđạo nhồi sọ của họ. Có nghĩa là thành phần này không nhu nhược,
trái lại thành phần này càng ngày càng phát triễn, không sợ hãi tùđày,
không sợ hãi những đánh đập của công an giả dạng côn đồ hoặc mướn côn đồ
làm việc để ném đá dấu tay.
Thành phần này là những người cựu đảng viên thức tỉnh trước thực tế
phủ phàng của đất nước, là những người làm trong giới truyền thông, là
những trẻ tuổi sinh ra sau khi đất nước thống nhất, là những sinh viên
hai mươi tuổi, là những người dân chẳng còn gì để mất mác ngoài cái mạng
sống hiện tại, là những trí thức còn lương tâm đối với đất nước mình.
Đây là con số nhỏ và trở thành vết dầu loang đang toà dần khắp nẽo miền
của đất nước.
Tại sao những con người này vượt lên nỗi sợ hãi để nói lên tiếng nói
lương tâm của Con Người trước sự tàn lụi của một dân tộc có hơn 4 ngàn
năm văn hiến?
"ngày xưa, các kẻ sĩ có thể lựa chọn giữa hai con đường: nhập cuộc
hay ở ẩn. Ngày nay, trí thức chỉ có một con đường: Nhập Cuộc, thể hiện
rõ lập trường công dân của mình" đó là lời nói của tác giả Hai Linh,
trong quyển sách Con Người Việt Nam Hôm Nay và Ngày Mai của nhà xuất bản
Ngàn Lau tại Hoa Kỳ phát hành vào năm 1992.
Tại Việt Nam, kêu gọi kẻ sĩ nhập cuộc xem ra khó lắm. Bởi ai chẳng
muốn có một cuộc sống hạnh phúc, bình an với nguồn tài chính thu vào
hiện tại. Chính vì thế kẻ sĩ Việt Nam sợ nhập cuộc. Nhưng vẫn có con số
rất nhỏ nhập cuộc bằng cách nói lên tiếng nói lương tâm của một công
dân. Điều ngạc nhiên ở đây là -- kẻ sỉ nhập cuộc của thời điểm hôm nay
-- không phải là những người tóc đã hoa răm, mà là những người trẻ
khoảng 20, 30 hoặc 40 tuổi.
Chúng ta hãy nhìn vài hình ảnh tiêu biểu của những người trẻ tuổi
này. Dĩ nhiên có rất nhiều người trẻ cần phải nói đến, tuy nhiên, vì
thời gian có hạn, chúng ta chỉ nói lên một vài nhân vật tiêu biểu cho
những người trẻVN nhập cuộc trong đầu thế kỷ 21.
Trước hết hãy nói về nhạc sĩ Việt Khang.
Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh vào năm 1978. Anh sống và
lớn lên tại Mỹ Tho. Anh có vợ và một đứa con trai dưới 8 tuổi. Anh là
người yêu văn nghệ và sống bằng nghề đi hát. Đi hát khắp nơi trên đất
nước, anh thấy được sự bất công của xã hội và anh quan tâm đến tương lai
của đất nước nếu sự bất công này cứ tiếp tục xảy ra, thì đến một lúc
nào đó, đất nước Việt Nam của hơn bốn ngàn năm văn hiến sẽ chẳng là một
Việt Nam nữa. Chính vì những ưu tư đó, anh chia sẻ với những người bạn
của anh.
Bằng một bút hiệu mới làViệt Khang, anh sáng tác hai bản nhạc Việt
Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai để nói lên nỗi quan tâm của chính cá nhân anh,
cũng như nỗi quan tâm của người dân thầm lặng VN, trước sự bành trướng
của thế lực Tàu và trước sự ngăn cản của nhà cầm quyền VN khi mà những
người trẻ, những sinh viên biểu tình chống lại sự bành trướng của Tàu.
Lời nhạc đặt những câu hỏi, đưa ra những suy tư, đã đánh trúng vào huyệt
đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và đảng cộng sản VN. Chính vì thế mà anh
cùng với một số bạn của anh bị bắt vào ngày 16 tháng 9 năm 2011. Anh
được thả ra và bị bắt lại ngày 23 tháng 12 năm 2011 cho đến bây giờ vẫn
chưa được thả ra.
Gần đây hai người trẻđó là sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi,
vàsinh viên Đinh Nguyên Kha, 24 tuổi, đã mạnh dạn lên tiếng trước quan
toà là hai người sinh viên này chống đảng CSVN, chống Trung Quốc chứ
không chống Quốc Gia và Dân Tộc. Cả hai kêu gọi quan toà đừng nhập nhằng
giữa đảng CSVN và Dân Tộc bởi vìđảng CSVN đã lợi dụng Dân Tộc trong quá
khứ và hiện tại để bỏ tù những ai khác chính kiến với họ.
Sựđi tù của Đinh Nguyên Kha vẫn không làm cho người anh làĐinh Nhật
Uy trùng bước để nói lên lập trường công dân của mình và kết quả làĐinh
Nhật Uy bị bắt đi tù.
Việt Khang, Phương Uyên, Nguyên Nga, Nhật Uyhay tất cả những người
trẻđã bước theo bước chân của những người trẻ Việt Nam trước đó vài năm
gồm có Blogger, Nguyễn Tiến Trung, sinh năm 1983 tại Thái Bình bị bắt
ngày 7 tháng 7 năm 2009 và bị tuyên án ngày 20 tháng 1 năm 2010 với bản
án 7 năm tù và 3 năm tù treo.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt ngày 6 tháng 3 năm
2007 và bị tuyên án ngày 11 tháng 5 năm 2007 với 5 năm tù cho Nguyễn Văn
Đài và 4 năm tù cho Lê Thị Công Nhân. Tuy nhiên, ngày 27 tháng 11 năm
2007, toà án giảm xuống còn 4 năm tù cho LS Đài và 3 năm tù cho LS Nhân.
LS Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã ra tù và vẫn tiếp tục đấu
tranh cho những niềm tin mà cả hai đã từng bị tù vì những niềm tin đó.Đó
là tự do dân chủ.
V âng!Cái giá phải trả cho sự tự do dân chủ đã, đang và sẽ tiếp tục
xảy ra. Người Việt đã xem thường mạng sống -- thực hiện vượt biển của
những năm sau 1975 để tìm sự tự do. Người Việtở trong nước ở tất cả các
thành phần đã bị tù đày bởi vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, hội
họp vàđòi hỏi sự công bằng cho mọi người.
Người trẻ Việt Nam thấy được điều đó nhưng vẫn không làm họ sợ hãi
trái lại họ tiếp tục đánh lên tiếng nói của lương tâm; và đó cũng là
những viên gạch dân chủ đang xây từng bước một trên đất nước độc tài,
độc đảng tại Việt Nam.
Tuổi trẻ Việt Nam nối tiếp bước đi của cha anh để tranh đấu cho dân
tộc, cho gia đình và cho bản thân thoát khỏi những bất công đang tiếp
tục xảy ra tại Việt Nam hơn mấy chục năm qua.
Để kết thúc đề tài hôm nay, xin chấm dứt bằng lời nói của tác giả Hai
Linh "ngày xưa, các kẻ sĩ có thể lựa chọn giữa hai con đường: nhập cuộc
hay ở ẩn. Ngày nay, trí thức chỉ có một con đường: Nhập Cuộc, thể hiện
rõ lập trường công dân của mình"
Tuổi trẻ Việt Nam đang nhập cuộc và sẽ tiếp tục nhập cuộc để thể hiện
rõ lập trường công dân của mình. Đó là thực tế vàđó làđiều đảng CSVN sẽ
trực diện trong tương lai.
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment