Wednesday, July 30, 2014

DUY Ý CHÍ BỞI NGU DỐT HAY DO THAM LAM

Thứ Tư, ngày 30.07.2014    
Vì tham nhũng và độc tài duy ý chí, CSVN đã ăn chặn nghiêm trọng khi xây dựng các đập thủy điện, gây hậu quả tai hại cho môi sinh, và có khả năng cướp sinh mạng hằng triệu dân vùng hạ lưu, khi vỡ đập. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Minh Quân... với tựa đề: "Duy ý chí bỡi ngu dốt hay do tham lam."sẽ được Thanh Bình trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Gần đây dồn dập tin tức về các vụ động đất xẩy ra ở đập thủy điện Sơn La. Trong đêm 19/ 7/2014, ba trận động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, làm nhớ lại những cảnh báo của các chuyên gia khoa học về thảm họa sẽ xẩy ra cho thủ đô Hà Nội nếu đập thủy điện Sơn La bị vỡ. Bởi Sơn La nằm trong khu vực địa chất với đới đứt gẫy Mường La – Bắc Yên đang hoạt động, có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam. Chỉ trên khu vực có bán kính 200 cây số quanh công trình thủy điện Sơn La, đã xảy ra 1.089 vụ động đất, nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ. Đó là chưa kể đến yếu tố chiến tranh nếu xẩy ra với Trung cộng vì nằm quá gần biên giới.
Trên con sông Ðà, trước đó, CSVN đã cho chặn đoạn giữa của sông Ðà làm thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà bị chặn ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình để lập nhà máy thủy điện Sơn La. Đập thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà. Thủy điện này về quy mô được xem là nhà máy thủy điện lớn nhất Ðông Nam Á, với hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích chứa là trên 9 tỉ mét khối nước, công suất 2.400 MW, sản lượng điện 10.246 tỷ kWh/năm, tổng vốn đầu tư là khoảng 2.5 tỉ Mỹ kim. Để thực hiện công trình này CSVN đã phải di dời khoảng 20.000 gia đình, với trên 100.000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên đa số là người dân tộc thiểu số, bị buộc phải chuyển đi nơi khác, mà không được trợ giúp thỏa đáng để tái định cư, ổn định cuộc sống mới. Chính vì thế những người dân tộc thiểu số này đã tìm cách di cư vào vùng Tây nguyên trung bộ. Đó là chưa kể hàng trăm héc-ta rừng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, bị tàn phá để lấy đất xây dựng công trình này. Ngày 29/6/2001 Quốc hội bù nhìn thông qua dự án thủy điện Sơn La trước sự ra lệnh của Bộ chính trị CSVN vì đây là chủ trương và quyết tâm rất lớn của Đảng, nên bất chấp mọi hậu quả được cảnh báo phải bằng mọi cách thực hiện cho bằng được. Theo ngôn ngữ lề đảng hành vi này được gọi là "chủ quan duy ý chí", nó thể hiện tính cách bạo lực cách mạng từ trong suy nghĩ cho đến hành động của người cộng sản. Sau bảy năm thi công thủy điện Sơn La được khánh thành và đưa vào vận hành vào tháng 12/2012. Báo chí cộng sản rầm rộ đưa tin là công trình lớn nhất Đông Nam Á này hoàn thành trước thời hạn 3 năm và tiết kiệm được khoảng 1 tỷ Mỹ kim. Không biết một tỷ Mỹ kim trên có nhập vào quốc khố không, hay nó sẽ được chia chác cho các thành viên bộ chính trị, vì có công thúc đẩy xây dựng công trình này? Vừa qua cơn bão số 2 mà tên quốc tế là "Rammasun (bão Thần Sấm)", đã tàn phá các tỉnh Lạng sơn, Lào cai, Lai châu, Cao Bằng, Bắc cạn và Sơn la. Riêng tỉnh Lạng Sơn trong 3 ngày từ 19 đến 21/7 đã hứng chịu những trận mưa lớn kéo dài làm nước ở các con sông dâng cao đột ngột. Nước từ thượng nguồn dồn về biến thành phố Lạng Sơn cùng nhiều huyện, thị trong tỉnh thành biển nước. Người dân Lạng Sơn vừa phải hứng chịu một trận lụt lịch sử, tuy nhiên người dân cho rằng còn có một nguyên nhân khác, là do Trung cộng mở đập xả lũ của họ trên thượng nguồn sông Tây Giang bên Tàu, nhưng ông chủ tịch tỉnh Lạng Sơn vội vàng bác bỏ thông tin trên có lẽ vì sợ Trung cộng. Vậy nếu Trung cộng có hành động xả lũ tương tự từ sông Lý Tiên Giang là thượng nguồn sông Đà của Việt Nam, thì thủy điện Sơn La liệu có đủ sức cầm cự không bị vỡ, để tránh cho Hà nội bị nhấn chìm trong biển nước? Điều này rất có thể xẩy ra nếu Việt Nam có xung đột quân sự với Trung cộng. Vì tại Hội nghị cấp cao sông Mekong lần 2 tại Sài-gòn, ông Zhong Young đại diện phía Trung cộng không giấu diếm khi nói rằng: "Nhiều người cho rằng Trung Quốc sử dụng nước như một vũ khí, nhưng chúng tôi còn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng hợp tác với các nước khác". Một câu nói chứa đựng sự thật với nhiều hàm ý. Nhưng mối nguy hiểm đang chực chờ từ thủy điện Sơn La chính là những vụ động đất. Các quan chức CSVN nhanh chóng lên tiếng trấn an dân chúng rằng, thủy điện Sơn La đã kiểm tra toàn bộ công trình và không phát hiện sự cố bất thường nào, nhà máy và đập vận hành bình thường sau ba cơn địa chấn..v.v... Nhưng chế độ CSVN với khối ung thư tham nhũng đã di căn khắp cả nước, thì những tuyên bố theo kiểu "không sao đâu" của các quan tham, càng làm người dân nghi ngờ "biết đâu được". Vì làm ăn đàng hoàng có lúc còn bị xui rủi, huống hồ làm ăn gian xảo như cộng sản. Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng. Điều này mà xẩy ra sẽ ứng nghiệm hai câu sấm giảng mà người dân miền Tây ai cũng biết là: "Bắc kỳ bỗng hóa ruộng sâu/ Tàu man đến đó giăng câu đặt lờ"
Sự chủ quan duy ý chí của CSVN trước đây có thể do dốt nát, nhưng ngày nay lại xuất phát từ lòng tham vô đáy của những ông bà trong Bộ chính trị CSVN. Thật đúng như lời Chủ tịch nước cộng sản Trương Tấn Sang ví von: cộng sản như một bầy sâu mọt, bán nước, hại dân!
Minh Quân.

No comments:

Post a Comment