Thứ Tư, ngày 23.07.2014
Liên tục chương trình trong chuyên
mục Con Người Việt Nam tuần này, Nguyên Hồng sẽ chia sẻ qua của Đạo Diễn
Trần Văn Thủy với cuốn phim tài liệu Hà Nội Trong Mắt Ai . Mời quí
thính giả cùng theo dõi sau đây
Không phải chỉ những người ngoại quốc thấy sự nhu nhược của dân tộc
VN hiện giờ trước sự đô hộ kiểu mới của Trung Hoa. Trái lại, đạo diễn
Trần Văn Thủy cũng đã nhìn ra vấn đề từ năm 1982, 1985 khi ông thực hiện
hai phim tài liệu với cái tên Hà Nội Trong Mắt Ai trong 1982và Chuyện
Tử Tế trong1985. Hai phim này đã bị cấm đoán mãi cho đến năm 1987, với
sự can thiệp của cựu Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh thì phim mới được trình
chiếu tại VN. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những điều mà nhà
đạo diễn Trần Văn Thủy muốn chuyên chở trong phim Hà Nội Trong Mắt Ai.
Phim Hà Nội Trong Mắt Ai nói về những danh nhân ngày xưa;những quan,
vua thời xưa biết lo cho cuộc sống của dân chúng, không coi trọng quyền
hành và không lợi dụng quyền hành để làm giàu chính bản thân. Trong một
đoạn phim có nói về vua Lê Thánh Tông. Dưới thời của vua Lê Thánh Tông,
nhà vua lắng nghe tiếng nói của người dân. Chính vì thế mà nhà vua cho
lập đình Quản Văn năm 1491, trong đình có một cái trống để dân có thể
đến đó đánh trống kiêu oan cho những bất công mà người dân gặp phải. Khi
nghe tiếng trống, quan phải đến nhận đơn của người dân và đưa cho vua
xét xử.
Đối với nhà cầm quyền VN hiện giờ, dân oan có đi biểu tình đòi đất
thì bị công an chận đánh, hành hung và dùng đủ mọi cách để đàn áp tất cả
những vụ kiện cáo của người dân. Những ông lớn như Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ nhắm mắt để công an muốn làm
gì thì làm. Ngay cả chuyện ông Đoàn Văn Vươn dùng quyền tự vệ để bảo vệ
tài sản đất đai của mình nhưng vẫn bị đi tù -- dù rằng ông Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng và ông cựu Chủ Tịch Nhà Nước Lê Đức Anh, cho rằng nhà
cầm quyền Tiên Lãng vi phạm luật. Người Việt Nam đi tù, gia đình ông
Đoàn Văn Vươn là điển hình, cho cái vi phạm luật của người cầm quyền.
Người VN không có quyền tự vệ mà chỉ có quyền thực thi những chỉ thị từ
đảng cầm quyền dù rằng chỉ thị đó hoàn toàn sai trái. Và khi nhà cầm
quyền sai trái -- thì người đi tù là nạn nhân của sự sai trái đó, chứ
không phải cá nhân trong bộ máy cầm quyền đi tù.
Đối với nhà cầm quyền hiện giờ, người dân tổ chức buổi lễ nói về nhân
quyền thì nhà cầm quyền Hà Nội đưa những công an chìm vào để liệng mắm
tôm vào những người thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Công an
không làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, bảo vệ an ninh cho người dân. Trái
lại công an là bộ phận đắc lực của đảng và nhà cầm quyền để thực hiện
những cuộc đàn áp và hoàn toàn không bị luật pháp trừng trị dù rằng công
an là lực lượng vi phạm luật nhiều nhất so với quần chúng thấp cổ bé
miệng. Có đất nước nào lực lượng công an có chức vụ là tướng như các vị
tướng trong quân đội? Thực ra chỉ cótại Việt Nam, với lực lượng công an
có những vị được phong tướng trong ngành công an bởi đây là một lực
lượng quân đội thứ hai để trừng trị người dân. Còn những ông tướng trong
quân đội là quân đội thứ nhất để bảo vệ lãnh thổ. Nhưng lãnh thổ hôm
nay đã có Trung Quốc lo rồi, bởi đảng CSVN, nhà cầm quyền VN là thái thú
của Trung Quốc trong kỷ nguyên 21 này. Bởi là thái thú của Trung Quốc
cho nên nhạc sĩ Việt Khang phải đi tù vì làm nhạc chống Trung Quốc. Bởi
là thái thú của Trung Quốc nên nhà cầm quyền Hà Nội sẵn sàng phá những
cuộc tưởng niệm cho những người đã nằm xuống vì chủ quyền của Hoàng Sa,
Trường Sa trước sự xâm lăng ngang ngược của Trung Quốc.
Trở về câu chuyện Hà Nội Trong Mắt Ai, đạo diễn Trần Văn Thủy cho
rằng dưới thời vua Lê Thánh Tông, vị vua này biết trọng dụng nhân tài,
lắng nghe người dưới quyền của mình, và sẵn sàng thực hiện những gì mà
người tài giỏi đưa ra những sáng kiến lợi nước, lợi dân. Còn nhà cầm
quyền hiện giờ thì trọng dụng những người thất học -- bởi người thất học
mà có quyền và có tiền thì họ sẽ sẵn sàng phục vụ hết mình cho đảng. Và
bởi sự thất học, những người này không đủ sáng suốt để nhìn ra những
sai lầm của đảng. Những lời kêu gọi sửa đổi hiến pháp cũng chỉ là trò
chơi dân chủ giả hiệu. Cuối cùng thì Quốc Hội bù nhìn thông qua bản hiến
pháp mà đảng vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước.
Cũng dưới thời vua Lê Thánh Tông, trong việc bang giao với người
Trung Hoa, ông luôn luôn nhắc nhở với chính mình và với quan thần là "Ta
Phải Giữ Gìn Cho Cẩn Thận, Đừng Để Ai Lấy Mất Một Phần Núi, Một Tất
Sông Do Vua Thái Tổ Để Lại". Nhà cầm quyền VN hiện giờ thì sẵn sàng làm
tai sai cho Trung Quốc, nhường lãnh thổ; để hàng hóa Trung Quốc tràn
ngập thị trường VN mà không cần biết sự nguy hại của hàng hoá đó ra sao;
cho Trung Quốc toàn quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước
mà không cần biết sự ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân ra
sao.
Cũng trong phim Hà Nội Trong Mắt Ai, đạo diễn Trần Văn Thuỷ có nhắc
đến Chu Văn An, một quan đại thần của nhà Trần. Chu Văn An đã dâng sớ
lên vua Dụ Tông để chém bảy nịnh thần vì những nịnh thần này đã làm
nhiều điều vô đạo. Tuy nhiên, vua Dụ Tông không làm theo và Chu Văn An
xin từ quan về quê dạy học và viết sách. Thời đại của hôm nay, hoặc thời
đại 30 năm về trước -- khi Trần Văn Thủy thực hiện bộ phim này -- các
nịnh thần càng ngày càng phát triển và sẵn sàng a dua với nhà cầm quyền
VN để ăn trên ngồi trước -- trong khi người dân thì sống cực khổ, bị
hành tội bởi những công an chìm cũng như công an nổi.
Phim Hà Nội Trong Mắt Ai đãđem hình ảnh xa xưa để so sánh với hình
ảnh của ngày nay. Ngày xưa dưới thời đại phong kiến, vẫn có những vua –
quan lo cho dân chúng, bảo vệ lãnh thổ. Ngày nay dưới chế độ Xã Hội Chủ
Nghĩa thì dân chúng bịđàn áp, lãnh thổ giao cho Trung Quốc. Mặc dù phim
đã thực hiện hơn 30 năm nhưng giá trị phim vẫn còn bởi Việt Nam hoàn
toàn không có sự thay đổi. Trái lại chuyện tham ô, móc ngoặc, đàn áp,
bóc lột người dân càng ngày càng xảy ra với nhiều danh từ hoa mỹ đểđánh
lừa dân tộc. Và cũng có thể dân tộc đã thực sự mê ngủ trong mấy chục năm
qua và từđó sựđô hộ kiểu mới của Trung Quốc đã thành sự thật đối với
dân tộc VN.
Tuần tới chúng ta sẽ tìm hiểu phim Chuyện Tử Tế của đạo diễn Trần Văn Thủy.
Nguyên Hồng
No comments:
Post a Comment