Thứ Hai, ngày 28.07.2014
Những diễn biến gần đây tại Biển
Đông chứng minh rằng, CSVN thà chết nhưng không bao giờ canh tân và dân
chủ hóa đất nước, dù họ ý thức rằng đó là con đường duy nhất để dân tộc
thoát khỏi nanh vuốt của Bắc Phương. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe
phần Bình Luận của Huỳnh Ngọc Tuấn với tựa đề: "Cục diện mới tại Biển
Đông" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh
tối hôm nay.
Trung cộng trong hơn 3 thập niên vừa qua phát triển như vũ bão để trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang rút ngắn khoảng cách rất
nhanh chóng với Hoa kỳ về kinh tế, về công nghệ nhất là công nghệ quốc
phòng, họ đã có được những thành tựu vượt bật trong một thời gian ngắn
làm ngạc nhiên những nhà phân tích chiến lược trên thế giới, điều này đã
làm thay đổi tư duy và lối hành xử của giới lãnh đạo và cả người dân
nước này.
Ngày 2/5 năm 2014 Trung cộng đưa giàn khoan dầu HD 981 vào cắm sâu
trong biển Việt nam và tiến hành xây cất quy mô lớn trên những bãi đá
trong quần đảo Trường Sa xâm chiếm được của Việt Nam năm 1988. Mục đích
của những hành động này là "hiện thực hóa chủ quyền" trên biển Đông được
họ "tự khẳng định" trên tấm bản đồ hình 9 đoạn mà Trung cộng đã đệ
trình cho Liên hiệp quốc năm 2009.
Sau hơn hai tháng giàn khoan dầu HD 981 hiện diện trong biển Đông của
VN, nhà cầm quyền CS Hà Nội hoàn toàn bất lực và cũng không hề có được
một giải pháp khả thi nào trong tương lai.
Trong dư luận xã hội người dân bắt đầu đặt nghi vấn về thực lực và
tính khả thi của chế độ và quân đội VC trong việc bảo vệ quốc gia trước
sức mạnh vượt trội hàng trăm lần của quân đội Trung cộng. Và như vế kết
trong tam đoạn luận, như một tất yếu của suy luận logic người dân VN
đồng thuận với nhau rằng để có thể bảo vệ quốc gia VN không thể đơn độc
đối đầu với Trung cộng mà phải tìm kiếm một phương thức phòng vệ tập
thể. Phương thức đó là liên minh với Hoa kỳ, mà muốn liên minh với Hoa
kỳ thì phải dân chủ hóa đất nước.
CSVN thật sự lúng túng với tình thế này vì đơn phương đối đầu với
Trung cộng là tự sát và họ không hề muốn, còn liên minh với Hoa kỳ thì
mất chế độ.
Chưa bao giờ trong lịch sử CSVN bế tắc như bây giờ vì họ đã đi hết
đoạn đường lầm lỗi và trước mặt là hố thẳm... chế độ đang đối diện với
nguy cơ sụp đổ nếu tình hình trên biển Đông Trung cộng tiếp tục lấn tới.
Nhưng thật bất ngờ ngày 10/7/ 2014 Thượng viện Hoa kỳ thông qua Nghị
quyết về biển Đông với lời lẽ cứng rắn yêu cầu Trung cộng dừng ngay các
hành vi gây căng thẳng và rút giàn khoan dầu HD 981 ra khỏi biển Việt
Nam.
Đây là một diễn biến quan trọng trong cục diện biển Đông, tuy Nghị
quyết này không mang tính cưỡng hành nhưng đây là một chỉ dấu cho thấy
lập trường của quốc hội Mỹ và có thể biết đâu là một cách "bật đèn xanh"
cho Chính phủ Mỹ can dự sâu hơn và quyết liệt hơn vào biển Đông!?
Với Trung cộng, điều này làm "phức tạp" thêm tình hình vì từ trước
đến nay Trung cộng chủ trương giải quyết song phương vấn đề biển Đông,
họ đã nhiều lần minh định rằng Mỹ không phải là một bên tranh chấp không
nên và không được can thiệp vào khu vực.
Trong một tầm cao chiến lược, Trung cộng qua lời Tập cận Bình đã
khẳng định Á châu của người châu Á!, TC muốn loại Mỹ ra khỏi cuộc chơi,
ra khỏi khu vực...
Cho nên để tránh tạo cớ cho Mỹ can dự sâu hơn vào biển Đông Trung
cộng đã đơn phương rút giàn khoan HD 981 trong ngày 16/7/2014 tức một
tuần sau Nghị quyết của Thượng viện Mỹ, chấm dứt hai tháng khủng hoảng.
Trung cộng ý thức được rằng thời điểm này tuy TC đã có một quân đội
hùng hậu nhất châu Á nhưng vẫn chưa thể là đối thủ của Mỹ nên họ không
muốn khiêu khích Mỹ, không muốn đối đầu và lôi kéo Mỹ vào xung đột.
Rút giàn khoan dầu HD 981 về Hải Nam và đàm phán tay đôi với người
"đồng chí anh em" VC là cách khôn ngoan nhất để đẩy Mỹ ra khỏi biển
Đông.
Đẩy Mỹ ra khỏi biển Đông là mục tiêu chiến lược của Trung cộng về
ngoại giao và quốc phòng, về ngoại giao chủ trương đàm phán song phương,
về quốc phòng khai triển chiến thuật và vũ khí "chống tiếp cận".
Khả năng thứ hai giải thích cho việc Trung cộng đơn phương rút giàn
khoan HD 981 ra khỏi vùng biển VN và thả hết ngư dân VN về là Trung cộng
và VC đã đạt được sự đồng thuận trong hồ sơ biển Đông qua cuộc họp song
phương vừa qua.
Trung cộng và Việt cộng tuy bên ngoài có "tranh chấp" về chủ quyền
quốc gia nhưng bên trong họ vẫn lấy "đại cục" của hai chế độ làm trọng
như lãnh đạo của họ đã nhiều lần nhắc nhở nhau.
Việc Trung cộng rút giàn khoan HD 981 là đáp ứng quyền lợi của cả hai
phía TC và VC, về phía TC rút giàn khoan HD 981 là cách loại Mỹ ra khỏi
cuộc chơi không để Mỹ can dự sâu hơn vào biển Đông.
Về phía VC giúp đảng CSVN giảm thiểu áp lực đòi hỏi dân chủ hóa đất nước để bảo vệ quốc gia của nhân dân VN.
Mấy ngày qua những lãnh đạo của VC từ Nguyễn phú Trọng, Nguyễn Tấn
Dũng, Nguyễn sinh Hùng cho đến tướng tá, đại biểu quốc hội đã "đăng đàn
chém gió" với nhân dân, khác hoàn toàn với thái độ tiu nghĩu của họ thời
gian trước đây khi giàn khoan HD 981 còn hiện diện trên biển VN.
Bây giờ Trung cộng và Việt cộng có thể nói với thế giới và Mỹ rằng
"biển Đông vẫn yên tỉnh" và quan hệ của chúng tôi vẫn tốt đẹp, có chăng
chỉ là những "xích mích nhỏ trong một gia đình" thôi mà! đúng như lời
ông đại tướng bộ trưởng quốc phòng VC Phùng quang Thanh trong hội nghị
Shangri-la vừa qua!
Cục diện mới tại biển Đông cho chúng ta và người Mỹ thấy điều gì?
Đó là giữa Trung cộng và Việt cộng có một mối liên hệ sinh tử, vì lý
do gì đi nữa Trung cộng cũng không ép VC vào đường cùng để phải sụp đổ,
vì ngày nào VC còn tồn tại thì TC còn an tâm là sườn phía Nam của họ vẫn
được an toàn.
Đây là một yêu cầu và cũng là quyền lợi chiến lược của Trung cộng.
Người Mỹ và cả người Nhật không nên kỳ vọng rằng VC sẽ trở thành đồng
minh hay đối tượng chiến lược với họ trong việc đối đầu với hiểm họa
Trung cộng và người dân Việt cũng phải nhìn nhận rằng chuyện "thoát
Trung" chỉ là trò mị dân và chuyện VC thực tâm bảo vệ đất nước chỉ là
chuyện hoang đường kể cho đám trẻ ham đọc truyện tranh!
Nhưng cục diện mới tại biển Đông cũng hứa hẹn những thay đổi lớn tại
đây vì để bảo vệ quyền lợi quốc gia và an ninh của Mỹ, Nhật và đồng minh
buộc lòng Mỹ, Nhật phải điều chỉnh chiến lược, thay đổi cách tiếp cận
khu vực và thay đổi cả đối tượng chiến lược.
Huỳnh Ngọc Tuấn
No comments:
Post a Comment