Kính thưa quý thính giả, để điểm
lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi
buổi hội luận giữa ĐPV Hoàng Ân và PV Trường An.
ĐPV Hoàng Ân: Trước hết HA xin kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
PV Trường An: TA xin kính chào quý thính giả đài DLSN, chào chị HA.
ĐPV Hoàng Ân: Theo như tôi được biết là trong tuần
qua, hàng trăm nông dân trồng rau ở quận Tân Bình TP Sài Gòn đã liều
chết kháng cự lại lực lượng cưỡng chế đất đai trái phép của nhà cầm
quyền. Xin anh trình bày lại sự kiện này để gửi đến quý thính giả của
đài DLSN cùng nghe?
PV Trường An: Vâng! Đúng như chị vừa nói, cuộc xung
đột diễn ra tại khu đất trồng rau của 124 gia đình trên đường Chấn Hưng,
thường được gọi là Vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 quận Tân Bình. Đây
cũng là nơi mà 124 gia đình nói trên kiếm sống bằng nghề trồng rau và
canh tác trên những mảnh đất này xuốt 60 năm qua. Thế nhưng nhà cầm
quyền Tân Bình cho rằng hành động này là phạm pháp vì khu đất đang nằm
trong diện cưỡng chế, vì thế họ huy động lực lượng vào khoảng hơn 100
công an, dân phòng kéo đến để phá bỏ các hàng rào đồng thời yêu cầu
cưỡng chế.
Điều khiến cho người dân nơi đây phẫn nộ là việc khi được yêu cầu
xuất trình giấy tờ thu hồi đất, thì lực lượng cưỡng chế cũng như ông chủ
tịch phường 6, ông Lâm Việt Thảo không hề có mà chỉ nói một cách rất là
chung chung.
Nhân đây tôi xin được nhắc lại là khu trồng rau này đã thành hình từ
năm 1954 sau làn sóng di cư của giáo dân Công giáo từ miền Bắc. Một số
gia đình cho biết là kể từ năm 1992 họ đã làm đơn xin xác nhận quyền sử
dụng đất nhưng nhà cầm quyền Thành phố Sài Gòn không chịu giải quyết.
ĐPV Hoàng Ân: Đây đúng là "chiêu thức'' mà bạo quyền
cộng sản VN thường xuyên áp dụng để cướp đất của bà con nông dân trên
khắp các tỉnh thành, khiến cho hàng ngàn gia đình tại VN đã rơi vào cảnh
màn trời chiếu đất.
Liên quan đến việc này, trong tuần qua, trong khi đi khiếu kiện tại
Hà Nội, một nông dân Cồn Dầu nói sẽ tự thiêu nếu không được nhà cầm
quyền giải quyết. Anh có ghi nhận về sự kiện này như thế nào?
PV Trường An: Theo như tôi được biết, một dân oan
Cồn Dầu tên là Trần Thanh Cát khi đi khiếu kiện ở Hà Nội, đã tuyên bố
trước mặt đoàn thanh tra chính phủ VN là nếu không được giải quyết hợp
lý về việc cướp đoạt đất đai, thì ông sẽ tự thiêu trước cổng văn phòng
chính phủ. Ngay sau tuyên bố của ông Cát, nhóm quan chức thanh tra này
đã điện báo cho nhà cầm quyền Đà Nẵng để nhờ can thiệp nhưng có vẻ như
chỉ nhận được những lời hứa xuông.
Xin được nhắc lại, vụ cướp đất ở giáo xứ Cồn Dầu đã gây rung động
trong và ngoài nước kể từ nhiều năm qua, với một số người chết và nhiều
người khác bị thương trong các cuộc xung đột đẫm máu. Một số giáo dân đã
phải đào thoát ra hải ngoại để lánh nạn, trong khi những gia đình kiên
quyết giữ đất thì liên tục bị đàn áp một cách thô bạo. Tính đến nay đã
có 30 gia đình bị cướp đất, còn lại 50 gia đình kiên quyết bám trụ và đã
ba lần kéo nhau ra Hà Nội để kiện cáo nhưng chỉ nhận được những lời hứa
hẹn viển vông từ phía thanh tra chính phủ.
ĐPV Hoàng Ân: Thưa anh, việc bạo quyền VN luôn áp
dụng thủ đoạn sách nhiễu này đối với những người bất đồng chính kiến.
Thậm chí lực lượng công an còn làm áp lực với chủ nhà để trục xuất hay
không cho những người đấu tranh được thuê mướn chỗ ở. Trong tuần qua có
sự kiện nào liên quan đến vấn đề này không?
PV Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài.
Vào hôm 16/7 vừa qua, công an huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã kéo đến
nhà cô Đỗ Thị Minh Hạnh để đòi kiểm tra giấy tờ cư trú, sau chuyến viếng
thăm của một phái đoàn Phật giáo Hòa Hảo đến từ An Giang. Cũng theo cô
Minh Hạnh thì đây là một hình thức sách nhiễu trắng trợn, vì phái đoàn
Hòa Hảo chỉ ghé thăm vài giờ nên không cần phải khai báo tạm trú theo
như qui định.
Như chúng ta đều biết, tù nhân lương tâm Minh Hạnh 29 tuổi đã ra khỏi
tù vào cuối tháng 6, nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của thế giới, đặc biệt là
các dân biểu nghị sĩ Hoa Kỳ. Ngay khi về đến nhà, cô Hạnh đã được nhiều
người đến thăm hỏi và từng xuất hiện ngay trong buổi ra mắt Hội Nhà báo
Độc lập VN ở Sài Gòn.
ĐPV Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực Biển Đông.
Trong tuần qua, phía Trung Cộng đã cho rút giàn khoan HD 981 về đảo Hải
Nam để chánh cơn siêu bão Rammasun đang tàn phá Philippines và đang tiến
vào Biển Đông. Theo anh đây có phải làn nguyên nhân chính của việc rút
giàn khoan không?
PV Trường An: Trước hết để trả lời câu hỏi của chị,
tôi xin được chính dẫn lời nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia
về VN thuộc Học viện Quốc phòng Úc châu, thì cơn bão mang tên Sấm Thần
có thể là giải pháp cứu nguy cho uy tín của Trung Cộng và tập đoàn lãnh
đạo CSVN về vụ giàn khoan HD 981.
Theo tôi, việc Trung Cộng rút giàn khoan 981 lần này về thực chất là
họ đang có một âm mưu lớn hơn đó là việc tìm cách hợp thức hóa vùng biển
đang tranh chấp với VN thành của họ mà không bị dư luận quốc tế chỉ
trích.
Tại sao tôi lại nói điều này?
Bởi vì trước sự yếu kém và nhu nhược của nhà cầm quyền VN, Trung Cộng sẽ chi phối toàn bộ giới lãnh đạo VN có xu hướng thân Tàu.
Ngay khi vừa rút giàn khoan HD 981 được 1 ngày, đại sứ Việt Nam tại
Liên Hợp Quốc là ông Lê Hoài Trung lập tức đưa ra tuyên bố: "Việt Nam
sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Cộng trong hoạt động
thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông. Đặc biệt với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam
sẵn sàng mời Trung Cộng tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí.
Tuyên bố của ông Lê Hoài Trung như một sự 'đáp lễ' đối với hành động
rút giàn khoan của Trung Cộng, đồng thời đây cũng là một cái tát chóang
váng đối với những ai vẫn còn tin rằng chế độ CSVN thực tâm muốn bảo vệ
chủ quyền đất nước.
ĐPV Hoàng Ân: Cám ơn anh PV Trường An đã chia sẻ các
tin tức và nhận xét để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm
biệt và hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment