Thứ Sáu, ngày 18.07.2014
Ngày 10 tháng 7 vừa qua, có hai sự
kiệnđáng ghi nhớ liên quan đến Việt Nam, một là Thượng Viện Hoa Kỳ thông
qua nghị quyết 412 đòi TC rút dàn khoan 981 ra khỏi vùng biển đang
tranh chấp, và hai là cuộc hội thảo chiến lược bàn về chính sách của HK
tại Biển Đông. Hai sự kiện này mở ra cơ hội tốt cho Việt Nam. Kính mời
quí thính giả nghe Quan Điểm của LLDTCNTQvới đề tài "Việt Nam phải tự
cứu lấy mình" qua sư trình bày của Hải Nguyên
Kính thưa quí thính giả,
Để giữ đúng chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông mà cựu
ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại Hà Nội tháng 7 năm
2010. Hôm 10 tháng 7 vừa qua, với số phiếu thuận tuyệt đối Thượng Viện
Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết S. Res 412 lên án những hành vi củaTrung
Cộng gây hấn trên Biển Đông, và yêu cầu TC rút giàn khoan Hải Dương 981,
và phục hồi nguyên trạng của vùng biển này như trước ngày 1-5-2014.
Nghị quyết cho rằng: "Hành động mới đây của Trung Cộng đưa một giàn
khoan dầu khí, được hộ tống bởi nhiều tàu thuyền, kể cả tàu quân sự, vào
vùng tranh chấp ở biển Đông ngoài khơi Việt Nam – cùng những chiến
thuật gây hấn mà các tàu thuyền Trung Cộng sử dụng sau đó, kể cả việc
đâm chìm các tàu thuyền Việt Nam – là chuyện gây rắc rối sâu sắc. Những
hành động này đe dọa việc lưu chuyển tự do của thương mại toàn cầu trong
một khu vực thiết yếu. Tuyên bố đơn phương của Trung Cộng về một vùng
nhận dạng phòng không hồi tháng 11 năm ngoái và việc gây rối vẫn đang
diễn ra với các tàu thuyền Nhật Bản chung quanh một vùng lãnh thổ do
Nhật Bản quản lý trên biển Hoa Đông cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm
trọng về cách tiếp cận của Trung Cộng trong vấn đề an ninh khu vực"
Nghị quyết S. Res 412 "Về sử dụng hợp pháp vùng biển châu Á-Thái Bình Dương" đưa ra 4 đòi hỏi như sau:
1- Lên án tất cả những hành động chèn ép, sử dụng vũ lực để ngăn cản
quyền tự do hoạt động trong không phận quốc tế nhằm thay đổi hiện trạng
hoặc gây mất ổn định vùng châu Á-Thái Bình Dương
2- Thúc giục Trung Cộng kiềm chế, không thực thi Vùng nhận dạng phòng
không Đông Á (East Asia ADIZ) đã công bố, kiềm chế không có những hành
vi gây hấn tương tự ở những nơi khác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
3- Khen ngợi Nhật Bản và Hàn Quốc đã kiềm chế, và
4- Kêu gọi Trung Cộng rút giàn khoan HD 981 và những lực lượng hàng
hải đi kèm ra khỏi vị trí hiện thời, kiềm chế không thực hiện những thủ
đoạn hàng hải trái ngược với Công ước về Quy định quốc tế nhằm ngăn ngừa
xung đột trên biển, trả biển Đông trở về trạng thái như đã từng tồn tại
trước ngày 1-5-2014.
Bản nghị quyết cũng nêu lên chính sách của Hoa Kỳ tạikhu vực gồm 5 điểm:
1- Ủng hộ các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
2- Phản đối những yêu sách chủ quyền đụng chạm đến quyền tự do, và việc sử dụng hợp pháp vùng biển.
3- Xử lý tranh chấp mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
4- Ủng hộ sự phát triển các định chế khu vực để xây dựng sự hợp tác và tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế, và
5- Bảo đảm tính liên tục của các hoạt động của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Hoa Kỳ đối
với quyền tự do lưu thông hàng hải và việc sử dụng phù hợp với luật pháp
quốc tế vùng biển và vùng trời khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đối với
việc giải quyết một cách hòa bình theo con đường ngoại giao những tuyên
bố và tranh chấp về lãnh thổ và hàng hảitrong khu vực.
Qua sự kiện trên đây, Việt Nam và các quốc gia có tranh chấp với TC
như Philippine, Nhật Bản, Nam Hàn đã đón chào nghị quyết với sự tin
tưởng và hy vọng cho một giải pháp trong tương lai. Riêng TC đã rất bực
bội về hành động này.
Cũng trong ngày 10 tháng 7 một cuộc hội thảoquốc tế do Trung Tâm
Nghiên Cứu Chiên Lược của Mỹ gọi tắt là CSIS, tổ chức trong hai ngày tại
Washington DC, để bàn về các vấn đề đang diễn ra ở Biển Đông, và về
chính sách của HK trong khu vực. Các chuyên gia cao cấp và học giả đến
từ Việt Nam, Trung Cộng, Nhật Bản, Úc, Philippine, Malaysia, Indonesia,
Anh Quốc và Canada. Nội dung các bài tham luận đã nêu lên các hành động
của TC như 'khiêu khích', 'hung hăng', 'uy hiếp', và 'làm thay đổi hiện
trạng', khiến GS Chu Shulong (Sở Thụ Long) đến từ đại học Thanh Hoa ở
Bắc Kinh bực bội và bị cô lập giữa những học giả quốc tế khác. Ông Sở
Thụ Long chỉ lặp lại những luân điệu cũ như "chủ quyền không tranh
cãi...v.v."
Từ hai sự kiện trên đây chúng ta thấy trên mặt trận ngoại giao và dư
luận quốc tế, Hoa Kỳ đã tích cực chuẩn bị sân chơi để cho các nước trong
vùng bước vào một cách tự tin. Nhật Bản, Nam Hàn, Philippine, Úc Châu
đã có đối sách, trong khi Việt Nam, một quốc gia đang bị TC lấn lướt thì
lại vẫn đi bên lề cuộc chơi.
Như chúng tội đã nhiều lần nêu ra trong các bài quan điểm trước đây,
rõ ràng CS Hà Nội vẫn tiếp tục áp dụng chính sách đi dây, một mặt vẫn
thuần phục TC, và thi hành những gì TC muốn để duy trì quyền thống trị
trong tay đảng CS; một mặt muốn dựa hờ vào sức mạnh của Hoa Kỳ và các
quốc gia đồng minh của HK để giữ thế quân bình trong khu vực. Nhưngđây
là thế quân bình chênh vênh không bền, nó sẽ ngả vào tay TC một khi mọi
chuyện đã đã quá trễ.
Đây là chính sách ngoại giao đi ngược lại nguyên vọng của quần chúng
Việt Nam, hoàn toàn bất lợi cho tương lai của dân tộc, vì Trung Cộng đã
có kế hoạch thôn tính VN từ ngàn xưa, lại đang được đảng CSVN tận tình
thực hiện.
Việc TC kéo dàn khoan ra khỏi vùng lãnh hải của VN ngày 15 tháng 7,
sớm hơn dự tính là để tránh cơn bão nhiệt đới, và vì việc TC dùng dàn
khoan như một lá bài chính trị, nay họ đã đạt được mục tiêu nên họ kéo
đi, chẳng phải do VN đòi hỏi. Sự kiện này còn làm cho VN gặp khó khăn
thêm khi bỏ qua những khuyến cáo nên kiện TC khi họ còn trong vùng biển
của VN, nay thì cơ hội ấy đã không còn, và VN lại rơi vào thế thụ động
bị chiếu tướng bắt xe của TC.
Nếu VN không thay đổi chính sách ngoại giao đểtự cứu lấy mình, tách
ra khỏi vòng kiểm tỏa của TC, thì không ai có thể cứu được VN. Người VN
không thể phó mặc vận mệnh của dân tộc cho kẻ đang phản bội lại mình đó
chính là đảng CSVN. Cám ơn quí thính giả đã lắng nghe quan điểm của
chúng tôi.
Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc
No comments:
Post a Comment