Sau khi khởi động cuộc xâm lăng tàn bạo và đẫm máu của Nga Sô tại Ukraine, Tổng Thống Nga Putin đã trở thành tội phạm chiến tranh hàng đầu của thế giới. Ông chỉ còn an toàn bao lâu còn nắm quyền lực tại Nga Sô. Ngày ông bị lật đổ thì cơ hội bị đưa ra một tòa án đặc biệt về tội xâm lược Ukraine và các tội ác chiến tranh khác có thể sẽ không xa.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoài Nguyễn với tựa đề: “Tổng thống Nga Vladimir Putin đối mặt tội xâm lược” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Hoài Nguyễn
Tin tức trên báo chí phương Tây cho biết, một quan chức cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) đã thông báo rằng EU sẽ làm việc với Liên Hợp Quốc với hy vọng thành lập một tòa án đặc biệt để điều tra và truy tố Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Nga khác về tội xâm lược Ukraina.
Căn cứ pháp lý ở đây đó là tội xâm lược là hành vi tấn công quốc gia khác với mục tiêu chiếm giữ, sở hữu, hoặc sử dụng vũ lực đối với quốc gia khác. Đó là nguyên tắc nền tảng của Hiến chương Liên hợp quốc và quan hệ quốc tế sau Thế chiến II.
Tin tức cho biết Washington đã thận trọng xem xét ý tưởng về một tòa án đặc biệt dành cho hành vi xâm lược kể trên do có lo ngại rằng điều này có thể tạo ra một tiền lệ pháp lý mà sau đó sẽ gài bẫy các nhà lãnh đạo Mỹ nếu chính Hoa Kỳ xâm lược một quốc gia có chủ quyền khác, như đã làm ở Iraq năm 2003.
Cũng cần lưu ý, phiên tòa quốc tế xét xử nhà lãnh đạo Serbia Slobodan Misolevic vào giữa những năm 2000 là một ví dụ về cách các tòa án quốc tế có thể truy tố tội phạm chiến tranh. Đây là điểm mấu chốt: Chỉ khi các nhà lãnh đạo như Milosevic mất quyền lực thì chính phủ của họ mới có khả năng bắt giữ và giao họ cho các tòa án quốc tế để truy tố.
Nhưng lịch sử cũng cho thấy rằng ngay cả khi Putin bị lật đổ hoặc mất quyền lực, không có gì đảm bảo rõ ràng rằng ông ta sẽ bị đưa ra xét xử trước một tòa án quốc tế.
Các tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc thành lập, như Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ, có hai vấn đề. Đầu tiên, các tòa án này không có lực lượng cảnh sát quốc tế thực sự để thực hiện các vụ bắt giữ.
Các chính phủ liên quan đến các tội ác bị cáo buộc của các nhà lãnh đạo của họ cũng thường cố gắng cản trở các tòa án quốc tế bằng cách không giao nộp các nghi phạm.
Vấn đề thực thi, có thể cho phép một quốc gia hùng mạnh như Nga trốn tránh lệnh bắt giữ từ các tòa án quốc tế – miễn là nghi phạm vẫn ở trong nước. Chẳng hạn, Tòa án Hình sự Quốc tế đã không thể thuyết phục chính phủ Sudan giao nộp cựu tổng thống Omar al-Bashir vì những cáo buộc tội ác chiến tranh đã gây ra ở Darfur vào những năm 2000.
Trong khi đó, Ukraine đã kết tội và kết án một số binh sĩ Nga vì tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột Ukraine đang diễn ra. Chính phủ Ukraine cũng đã thúc đẩy việc thành lập một tòa án chuyên trách – hiện đã nhận được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu – để truy tố Putin và các nhà lãnh đạo khác của Nga vì tội xâm lược Ukraine bất hợp pháp.
Beth Van Schaack, đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về tư pháp hình sự toàn cầu, cho biết vào tháng 11 năm 2022 rằng tội xâm lược là “bao gồm việc Nga liên tục ném bom bừa bãi vào các thành phố của Ukraine và hành động tàn bạo đối với công dân Ukraine, bao gồm hành quyết và tra tấn”.
Trong khi Tòa án Hình sự Quốc tế đang điều tra tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine, tòa án có trụ sở tại Hague này tiếc thay lại không có thẩm quyền truy tố các nhà lãnh đạo Nga về tội xâm lược. Điều đó một phần là do Nga chưa bao giờ tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế.
Là một thể chế chính trị độc tài, cho đến lúc này có thể nói rằng chừng nào Putin còn nắm quyền, không có khả năng bất kỳ áp lực chính trị hay lời hứa nào sẽ thuyết phục được Nga hợp tác với tòa án quốc tế và lật tẩy Putin, nếu ông ta bị truy tố.
Điều
đó có thể thay đổi nếu Putin mất quyền lực. Và bài học này cũng đúng với Việt
Nam trong trường hợp một chính khách đứng đầu Đảng tiếp tục kéo dài thời gian cầm
quyền, bất chấp các quy định về nhiệm kỳ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
No comments:
Post a Comment