Trong tâm thức người CSVN hôm nay, kẻ thù lớn nhất của đảng chính là hiện tượng tự chuyển hóa, tự diễn tiến. Mỉa mai thay đây cũng chính là di sản lớn nhất Hồ Chí Minh lưu lại cho họ khi còn sinh tiền.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoàng Lan Mộc Châu với tựa đề: “Nguyễn Tất Thành ông tổ tự chuyển hóa, tự diễn biến.” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Hoàng Lan Mộc Châu
Từ
giữa thập niên 1980, người VN bắt đầu nghe đài truyền thanh, loa phường, xã, đọc
trên báo chí những cụm từ diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa, tự diễn biến. Với
người chuộng hòa bình, ưa thích sự tiến hóa thuận theo tự nhiên, những cụm từ
này nghe gợi cảm, hiền hòa, nhưng ngược lại đó là những điều mà đảng CSVN ghét
nhất. Cho đến nay sự tự diễn biến, tự chuyển hóa càng thấy bị ghét bỏ, lên án
gay gắt trong đảng. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI viết,
“chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chương trình,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Nhưng trong lịch
sử đảng CSVN, người tự diễn biến, tự chuyển hóa đầu tiên, nhiều nhất và tích cực
nhất là Nguyễn Tất Thành, sau trở thành Chủ Tịch đảng, Hồ Chí Minh.
Cậu
nhỏ Nguyễn Sinh Cung trở thành Nguyễn Tất Thành vì lý do gì không thấy sách nào
nói đến, nhưng đó đã đánh dấu sự thay đổi từ lúc nhỏ. Sau này, Nguyễn Tất Thành
(NTT) tự chuyển biến, tự thay tên đổi họ rất nhiều lần.
Chắc
chắn lần tự chuyển biến lớn nhất đầu tiên trong đời của NTT là tìm đường vượt
biên. Trước đó, đã có nhiều người sang Tây, sang Mỹ. Tháng 6/1911, NTT cũng
theo con đường vượt biên bằng tàu thủy. Anh chàng NTT bằng cách nào đó tự diễn
biến thành Văn Ba, xin làm phụ bếp trên tàu Amiral La Touche De Tréville. Ngoại trừ báo chí, lịch sử của đảng dựng đứng
chuyện “Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải
phóng dân tộc”, không có tài liệu giấy trắng mực đen nào chứng tỏ điều đó. Lục
tung cả chồng tài liệu của Đảng CSVN cũng không tìm ra, dù có tài liệu Đảng bịa
đặt, nhưng tài liệu bịa đặt để cho thấy ‘NTT đi tìm đường cứu quốc’ thì không
dám.
Nhưng
nếu giả dụ như ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình định,
bố của chàng thanh niên NTT này không bị vua Duy Tân đánh cho một trận nhừ tử,
hạ 4 cấp quan và sa thải vì say rượu đánh chết người, phải sống lang thang
trong Nam Kỳ, có thời phải làm cọp-rằng đồn điền cao su cho chủ Pháp thì liệu cậu
ấm NTT có trốn xuống tàu tìm đường “cứu quốc” hay tha hương cầu thực?
Bố
bị trừng phạt bởi triều đình, NTT bị đuổi khỏi trường Quốc Học. Khi học Quốc Học, hẳn Thành đã nghe thày
mình, cụ Lê Văn Miến, một trong ba người Việt Nam đầu tiên sang Pháp học trường
Thuộc Địa Paris kể cho biết mục đích trường này là đào tạo ra các quan cai trị
các xứ thuộc địa. Ông Hoàng Trọng Phu, ông Thân Trọng Huề học trường này trở về
làm quan rất to cho Pháp. Thành muốn ngày vinh quy bái tổ sẽ làm vinh dự cho mẫu
quốc Pháp, rồi ra, có ngày mả mẹ kết, biết đâu sẽ là một phó vương cho Pháp. Nếu
NTT vào được trường này, sẽ trở thành dân Tây, ra làm quan, đồng liêu với các
tên “đại việt gian”. Và nếu bước tự diễn biến hòa bình này của NTT thành công,
cục diện VN có thể đổi khác thế nào không ai biết, nhưng chắc không có cuộc chiến
tranh kéo dài hàng nhiều chục năm với hàng triệu người chết.
Cuối
năm 1912, NTT đến Mỹ làm thuê làm mướn. Cho đến 1951 Mỹ mới có lệnh bắt buộc
người nhập cư phải có passport, cho nên lúc đó người ngoại quốc ra vào như đi
chợ. Đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu sang Anh kiếm sống. anh làm nghề
cào tuyết, làm thợ đốt lò. Cuối năm 1913, Thành đến làm thuê ở khách sạn
Drayton Court, phía tây London. Một thời gian sau, anh chuyển sang làm phụ bếp ở
khách sạn Carlton. Thành nhận ra khách sạn là những nơi vừa ấm áp vừa có đồ ăn
dư thừa, khiến Thành không lo lắng lắm về cuộc sống và đã bắt đầu chuyển hóa,
tham gia chính trị.
Nước
Anh thời đó đã có nhiều cuộc diễn thuyết công khai ngoài trời của các chính
khách, các triết gia chỉ trích chính sách của chính phủ về đủ mọi vấn đề, từ an
sinh quốc nội, đến chính sách cai trị thuộc địa và có nhiều hội đoàn đối lập.
Nguyễn Tất Thành học được nhiều. Nhưng dù muốn dù không, anh cũng phải trở lại
Pháp nơi có người Việt nhiều để nương tựa.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp -Trong thời gian này anh nương tựa hai nhà ái quốc Phan Châu Trinh và Nguyễn Văn Trường, tập viết lách bằng tiếng Pháp và nhận chu cấp của cụ Phan. Hai ông Phan và Nguyễn thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam, ký tên chung Nguyễn Ái Quốc bảo Thành đem đến Hội Nghị Versailles. Đây là cơ hội tốt cho Thành, Anh nhận mình là tác giả bản yêu sách nhận tên là Nguyễn Ái Quốc từ đó.
…Vào
năm 1920, khi cơ quan tình báo KGB của Liên Xô cho thành lập Đảng cộng sản
Pháp, tách ra từ Đảng Xã Hội, Hồ Chí Minh được tham gia vào Đảng Xã Hội khi ấy
ngả theo Liên Xô để rồi gia nhập phong trào cộng sản Pháp từ lúc đó.
Phải công nhận Nguyễn Tất Thành là một tay trí trá, liều lĩnh, kiên trì hơn người. Khi nhận ra mình không có đường tiến ở xã hội VN, anh không ngại vượt khó tìm một con đường sống mà anh nghĩ sẽ dễ thở, thậm chí sẽ có danh vọng, chức quyền và tiền bạc. Thất bại trong diễn biến xin thi vào trường Thuộc Địa hầu cộng tác với thực dân, đế quốc để có thể trở về nước làm quan thuộc địa, phục vụ thực dân, NTT liên tục thay đổi, tự diễn biến, tự chuyển hóa, mang nhiều bộ mặt khác nhau, qua rất nhiều biến cố, thăng trầm, nguy hiễm. Cuối cùng anh thành công dưới tên Hồ Chí Minh được đảng CSVN tôn vinh là cha già dân tộc.
No comments:
Post a Comment