Ngay sau đây, mời quý thính giả theo dõi sự kiện Việt Nam bị đánh giá thấp về chỉ số tự do dân chủ so với năm trước. Vân Khanh có thêm thông tin chi tiết để mở đầu phần Tin Tức hôm nay …
VN TIẾP TỤC BỊ XẾP VÀO DANH SÁCH CÁC NƯỚC KHÔNG CÓ TỰ DO
Trong bảng xếp hạng năm nay, tổ chức nhân quyền Freedom House vẫn liệt tên VN vào danh sách các nước không có tự do.
Trong báo cáo thường niên được công bố vào hôm thứ Tư 3/3, tổ chức Freedom House nhận định là tình hình nhân quyền trên thế giới tiếp tục tồi tệ suốt 15 năm qua, tình trạng suy thoái dân chủ vẫn gia tăng.
Với tựa đề “Dân chủ bị vây hãm”, bản báo cáo đánh giá là hố chênh lệch giữa nhóm có đặc quyền và nhóm bị cai trị càng lúc càng sâu, và chỉ có một phần năm dân số trên thế giới được sống trong một đất nước có đẩy đủ quyền tự do. Trong bảng xếp hạng 210 nước về chỉ số tự do dân chủ, VN chỉ được 19 điểm trong thang điểm 100, tức mất thêm một điểm so với báo cáo năm trước.
Nhận định về báo cáo nói trên, ông Nguyễn Văn Đài, một luật sư tranh đấu cho nhân quyền đang tỵ nạn chính trị ở Đức, nhấn mạnh thêm là trong năm 2020, bạo quyền VN đã vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, với ít nhất là 32 người bất đồng chính kiến bị bắt bớ và bị kết án nặng nề.
Trong một diễn biến khác, bản công bố kết luận điều tra của công an liên quan đến tuyến đường cao tốc, nhiều quan chức Việt Nam bị bắt giữ có dính líu đến các chuyên gia ngoại quốc. Bá Cơ có thêm thông tin chi tiết như sau …
BA CHUYÊN GIA NGOẠI QUỐC ĐÀO TẨU TRƯỚC KHI BỊ VN TRUY TỐ
Trước khi có kết quả điều tra về vụ án cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, một giám đốc người Tây Ban Nha và hai kỹ sư Nhật đã đào tẩu về nước, theo loan báo của bộ công an VN vào hôm thứ Năm 4/3.
Cần biết là vào hôm Chủ nhật 2/3, bộ công an VN công bố kết luận điều tra về những sai trái trong dự án cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng và quyết định truy tố ông Takao Inami, một công dân Nhật nắm chức trưởng nhóm tư vấn và giám sát, ông Diego Lopex Ruiz quốc tịch Tây Ban Nha, hai kỹ sư Segi Tadashi và Kurihara Nobuyuki người Nhật.
Tuy nhiên ngoại trừ ông Inami, 3 người còn lại đã đào thoát về nước từ mấy tuần trước. Do đó, bộ công an đã gửi văn thư đến Nhật và Tây Ban Nha, nội dung cho dẫn độ về VN để xét xử.
Trước đó, hàng loạt quan chức VN đã bị bắt giam sau khi cao tốc này hư hỏng khắp nơi chỉ sau vài tháng lưu thông. Đây là tuyến xa lộ dài gần 140 cây số, nối liền hai thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi, có phí tổn xây dựng hơn 1 tỷ rưởi Mỹ kim nhưng sau 5 năm xây dựng chỉ có 65 cây số được đưa vào xử dụng.
Nạn nhân thứ ba bị đột tử trong đồn công an từ đầu năm đến nay được điều ra đến đâu trong một chế độ toàn trị tại Việt Nam? Vân Khanh có thêm thông tin về lý do đột tử hết sức vô lý của nạn nhân thứ ba này như sau …
CÔNG AN LẠI THAY ĐỔI LÝ DO VỀ CÁI CHẾT CỦA DÂN TRONG NHÀ TÙ CHÍ HÒA
Sau hai tháng gọi là điều tra về cái chết của anh Dương Quốc Minh trong trại giam Chí Hòa vào tháng Giêng năm nay, giới công an Sài Gòn vào hôm thứ Tư 3/3 tuyên bố anh Minh chết là vì “sặc thức ăn và đa chấn thương ở phần mềm”.
Cần biết là vào đầu tháng trước, sau khi bị gia đình nạn nhân gửi thư tố cáo lên các cơ quan tư pháp, công an Sài Gòn tuyên bố là anh Minh 23 tuổi đập đầu xuống sàn để tự tử, bất chấp biên bản giảo y cho thấy các vết bầm tím xuất hiện dày đặc trên thân thể nạn nhân và xương sọ không hề bị tổn hại. Các bác sĩ cũng khẳng định là anh Minh đã chết trước khi đưa đến bệnh viện Trưng Vương vào ngày 6/1 vừa qua.
Trong tuyên bố mới nhất, công an cho biết là anh Minh bị “sặc thức ăn” và “tổn thương phần mềm” nhưng không nói rõ phần mềm nào. Cần nói thêm, anh Minh trở thành nạn nhân thứ 3 đột tử trong đồn công an trong năm nay.
Không giống như công an Việt Nam chỉ biết còn đảng còn mình, cảnh sát Miến đào thoát sang nước khác vì chống lại lệnh cấp trên đàn áp người dân. Bá Cơ có thêm thông tin như sau …
HÀNG CHỤC CẢNH SÁT MIẾN ĐIỆN ĐÀO THOÁT SANG ẤN ĐỘ ĐỂ LÁNH NẠN
Không chấp nhận mệnh lệnh đàn áp biểu tình, hơn 18 cảnh sát Miến Điện đã đào thoát sang Ấn Độ để tránh bị tập đoàn quân phiệt trừng phạt và lán sóng đạo tỵ này chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời gian tới.
Theo tường thuật của giới chức Ấn Độ, gần 20 cảnh sát Miến Điện đã vượt biên giới phía bắc để tiến vào tiểu bang Mirozam của Ấn Độ. Toàm bộ đều có cấp bậc thấp trong ngành cảnh sát và không mang theo vũ khí khi vượt biên. Một quan chức Ấn cho biết họ phải đào thoát vì bất tuân lệnh đàn áp người biểu tình, và sắp tới chắc chắn có thêm nhiều người nữa noi theo chân họ.
Cần biết là Ấn Độ và Miến Điện có đường biển giới dài hơn 1600 cây số. Từ nhiều thập niên qua, làn sóng vượt biên từ Miến Điện thường xuyên diễn ra sau các biến cố đẫm máu, với hàng trăm ngàn người sắc tộc Rohingya đã chạy sang Ấn Độ và Bangladesh trong chiến dịch thanh lọc thiểu số do quân đội Miến tiến hành vào 3 năm trước.
Nói vậy chứ không phải vậy, ông thủ tướng xứ chùa tháp thà chích vắc-xin Ấn Độ cho bớt nguy hiểm chứ không thèm chích vắc-xin của đàn anh Trung cộng. Vân Khanh có thêm thông tin để kết thúc phần Tin Tức hôm nay …
THỦ TƯỚNG CAMPUCHIA KHÔNG CHÍCH VẮC XIN CỦA TRUNG CỘNG
Trái với các tuyên bố hùng hồn vào hai tuần trước, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia vào hôm qua đã chích ngửa dịch Vũ Hán bằng loại thuóc AstraZerena do Ấn Độ viện trợ, thay vì loại thuốc của Trung Cộng.
Cần biết là Ấn Độ đã cung cấp cho Campuchia hơn 300 ngàn liều thuốc AstraZerena theo chương trình trợ giúp cho các nước nghèo mà Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng. Hai tuần trước đây, ông Hun Sen hùng hồn tuyên bố là sẽ chích loại thuốc Sinovax do Trung Cộng sản xuất sau khi nhận được 600 ngàn liều mà Trung Cộng viện trợ.
Việc chích ngừa của ông Hun Sen diễn ra trong lúc nước này đang nỗ lực dập tắt ổ dịch đang bộc phát mạnh trong cộng đồng người Tàu ở thành phố Sihanoukville. Tính đến hôm qua, Campuchia ghi nhận hơn 900 trường hợp nhiễm trong đợt dịch thứ 3, bộc phát vào giữa tháng 2.
No comments:
Post a Comment