Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Bảo Trân
Bảo Trân: Cám ơn chị Mỹ Linh. Bảo Trân xin gửi lời chào tới toàn thể quý vị khán thính giả của đài DLSN.
Hướng Dương: Hướng Dương xin chào chị Bảo Trân và quý thính giả của đài dlsn.
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Tòa án CSVN vẫn tuyên y án vụ Đồng Tâm?
Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Sáng 8/3/2021, cái gọi là “TAND cấp cao tại Hà Nội” đã đưa 6 người dân Đồng Tâm ra xét xử phúc thẩm, trong đó có hai con trai và cháu nội cụ Lê Đình Kình, người bị bắn chết hơn 1 năm trước. Họ là các ông bà Lê Đình Công (57 tuổi), Lê Đình Chức (41 tuổi), Lê Đình Doanh (33 tuổi), Nguyễn Quốc Tiến (41 tuổi), Bùi Viết Hiểu (78 tuổi) và Bùi Thị Nối (63 tuổi). Các công dân này bị cáo buộc tội danh “giết người” hoặc “chống người thi hành công vụ”.
Đến chiều ngày 9/3 phiên tòa đã kết thúc sớm hơn dự kiến 1 ngày và gữi nguyên bản án như cũ.
Theo đó, Hai con trai cụ Kình là các ông Lê Đình Công (57 tuổi), Lê Đình Chức (41 tuổi): tử hình.
Anh Lê Đình Doanh (33 tuổi), con trai ông Công: chung thân.
Ông Bùi Viết Hiểu (78 tuổi): 16 năm tù.
Anh Nguyễn Quốc Tiến (41 tuổi): 13 năm tù. Cả năm người này đều bị cáo buộc tội danh “giết người”. Người phụ nữ duy nhất, con nuôi cụ Kình là bà Bùi Thị Nối (63 tuổi): 6 năm tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Bảo Trân: Anh có suy nghĩ gì về các bản án này?
Hướng Dương: Như chúng ta đã biết, đây là vụ án cướp đất, cướp của giết người do đảng cộng sản Việt Nam dựng lên. Rất nhiều bằng chứng đã chứng minh kết luận này cũng như chứng minh sự vô tội hoặc tự vệ chính đáng của người dân Đồng Tâm. Giống như khi nhà cầm quyền kéo 3 ngàn quân đến Đồng Tâm để giết cụ Kình, khủng bố và bắt bớ người dân ở đó, hoặc trong thời gian diễn ra phiên sơ thẩm hay trước và trong thời điểm diễn ra phiên toà phúc thẩm, nơi ở của nhiều người hoạt động xã hội, các bloggers, nhà báo độc lập đều bị công an canh gác. Nhiều trang facebook cá nhân của những người hoạt động nhân quyền đều bị khoá tài khoản, hạn chế quyền truy cập, quyền đăng bài hoặc chia sẻ hình ảnh. Đường truyền Internet tại nhiều địa phương bị hạn chế hoặc không thể sử dụng được. Một số nhà báo độc lập bị an ninh đe doạ, thậm chí án tù nếu viết bài bình luận về vụ án Đồng Tâm.
Phiên toà này một lần nữa cho công luận thấy tội ác của Việt cộng là ngoài sức tưởng tượng và “vô giới hạn”.
Bảo Trân: Theo tôi được biết trong tuần qua lại có thêm một nhà báo lề dân bị bắt với cáo buộc chống phá chế độ. Anh có thể nói rõ hơn về việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Hướng Dương: Đúng như chị vừa nói.
Ông Trần Quốc Khánh 61 tuổi, một chủ trang Facebook, đã trở thành tù nhân lương tâm mới nhất sau khi bị bắt giam với cáo buộc “xuyên tạc, phỉ báng chế độ CSVN”.
Trích dẫn nguồn tin từ công an tỉnh Ninh Bình, báo chí lề đảng cho biết ông Khánh bị bắt giam vào hôm thứ Ba 8/3 vì đã tung lên Facebook các bài viết, hình ảnh và video có nội dung “bịa đặt, phỉ báng nhà nước và phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng CSVN”.
Tính từ đầu năm đến nay, bạo quyền VN đã bắt giam ít nhất 5 chủ trang Facebook với cáo buộc nói trên. Năm người này là bà Nguyễn Thị Bích Thủy, ông Trần Hữu Đức, nhà báo lề đảng Phan Bùi Bảo Thy, ông Lê Anh Dũng và mới nhất là ông Trần Quốc Khánh.
Bảo Trân: Thưa anh TA, việc cộng sản VN ủm hộ tập đoàn quân phiệt Miến Điện là sao?
Hướng Dương: Như tôi được biết trong một hành động gián tiếp ủng hộ tập đoàn quân phiệt Miến Điện, đại sứ VN tại LHQ đã bỏ phiếu ngăn chận Hội đồng Bảo an LHQ ra thông cáo phản đối tập đoàn cuộc đảo chánh quân sự ở Miến Điện.
Cùng với 3 đại diện Trung Cộng, Nga và Ấn Độ, VN đã đưa ra yêu cầu sửa đổi bản tuyên bố chung do nước Anh soạn thảo. Bốn nước nói trên yêu cầu không lên án cuộc đảo chánh và không đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt tập đoàn quân phiệt Miến Điện.
Việc chống đối nói trên khiến cho Hội đồng Bảo an LHQ không đạt được sự đồng thuận vào tối thứ Tư 10/3. Cần biết là vào tháng trước, LHQ đã ra thông cáo bày to sự quan ngại về sự đàn áp đẫm máu người biểu tình ở Miến Điện nhưng không lên án cuộc đảo chánh vì vấp phải sự chống đối của Nga và Trung Cộng.
Như chúng ta đã biết là VN, một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, là nước có nhiều đầu tư ở Miến Điện. Chỉ trong năm 2019, các tập đoàn lớn của VN như Viettel, Vietnam Airlines và Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư hơn 2 tỷ Mỹ kim vào Miến Điện.
No comments:
Post a Comment