Tuesday, March 30, 2021

Chủ tịch Quốc Hội đã làm được gì?

Chuyện Nước Non Mình

Thưa quý thính giả, Quốc Hội Việt Nam là một quốc hội bù nhìn cho đảng CSVN và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ là một con rối bất tài.  Trong tiết mục CNNM hôm nay, mời quý thính giả đài ĐLSN nghe bài VietTuSaigon với tựa đề: “Chủ tịch Quốc Hội đã làm được gì?” sẽ được Lê Khanh trình bày sau đây.

VietTuSaiGon

Cho đến lúc này, vị trí bộ tứ quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức lộ diện, đương nhiên, trong bốn vị trí này, có một người còn khá trẻ so với hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc được về hưu. Cái sự “được về hưu” khá đặc biệt này khiến có người quan sát đặt câu hỏi phải chăng bà Nguyễn Thị Kim Ngân không đủ năng lực? Hoặc có đủ năng lực nhưng thiếu vây cánh, phe nhóm nên bị hất ra ngoài?

Hình như cả hai câu hỏi đều có thể trả lời một cách rành mạch. Bà Ngân không có năng lực của một người đứng vị trí lãnh đạo cơ quan lập pháp và bà Ngân cũng không có đủ phe cánh, không thể trụ thêm ở đất Hà Nội.

Ở vấn đề thứ nhất, bà Ngân không có năng lực.

Thử nhìn lại quá trình cầm trịch quốc hội của bà, có ba thứ bà tạo ra khó quên: Hình ảnh Chủ tịch Quốc hội; Hệ thống luật và văn bản bổ sung; Vành đai pháp lý cho người dân. Hình như cả ba vấn đề này bà đều để lại những hậu quả nhiều hơn là kết quả.

Trong thời kỳ bà làm việc, vấn đề các qui định pháp luật về đất đai trở nên lộn xộn vô cùng. Và cái chết của cụ Lê Đình Kình cũng có một phần góp tay của bà Ngân. Vì sao? Vì các qui định về đất đai, đến thời bà Ngân làm Chủ tịch quốc hội có những thay đổi đáng kể, nó vừa bất lợi cho người dân lại vừa thể hiện sự dốt nát của cả quốc hội. Nếu như Khoán 10 năm 1995 mở cánh cửa may mắn cho người nông dân bao nhiêu thì đến thời bà Ngân, qui định về đất đai bóp nghẹt người nông dân bấy nhiêu. Chỉ riêng khái niệm Thổ Cư và Đất Ở không thôi, nó đã gây trầm trọng và tai ương cho hàng chục triệu nông dân nói riêng và toàn bộ nhân dân nói chung.

Vì bìa đỏ của được cấp theo tinh thần Khoán 10 năm 1995, đất được chia thành 4 hạng, hạng 1 là đất Thổ Cư, tức đất ở, người ta được quyền xây dựng nhà cửa, được quyền chiếm hữu sử dụng theo hạng mục đất ở. Hạng đất thứ hai là Đất Vườn, đất này dành cho loại hình trồng cây lâu năm, tức cây lưu niên, thuộc vào đất nông nghiệp nhưng có tính chất liền kề với đất ở. Hạng thứ ba là đất sản xuất, trồng trọt. Ở hạng thứ ba này chia thành ba loại: đất trồng rừng (lâm nghiệp), đất mạ (đất để gieo mạ, lúa non) và hoa màu, cuối cùng là đất trồng lúa, tức nông nghiệp. Đất này được xếp vào diện toàn dân, giao cho nông dân có thời hạn, khác với đất Thổ Cư giao cho người dân vô thời hạn. Hạn mục thứ tư là Đất Quốc Phòng.

Không hiểu sao đến thời bà Ngân làm lành đạo cơ quan làm luật thì đất thổ cư được định nghĩa là đất hỗn hợp gồm chủ yếu là đất vườn và một phần nhỏ diện tích là trong đó là đất ở, còn đất ở là đất ở. Những người có bìa đỏ, có diện tích Thổ cư hàng ngàn mét vuông, nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nói nôm na là bán diện tích đất cho người khác, thì phải mang bìa đỏ đi đổi thành bìa hồng và đo đạt biến động, sau đó đăng ký biến động, đóng các loại thuế trước bạ… và, từ cái bìa đỏ có cả ngàn mét vuông thổ cư, bỗng dưng người ta nhận cái bìa hồng chỉ còn chưa đầy ba trăm mét vuông đất ở. Khi người dân khiếu nại vì thấy vô lý thì cán bộ địa chính trả lời rất bâng quơ rằng đất thổ cư là đất trồng cây, còn đất ở theo tiêu chuẩn mỗi gia đình chỉ được cao nhất là ba trăm mét nếu như diện tích thổ cư trên một ngàn mét vuông, mức thấp hơn thì tỉ lệ đất ở cũng thấp xuống. Cách giải thích như vậy hoàn toàn không có cơ sở khoa học, pháp luật và nó cũng cho thấy cái lổ hổng dốt nát không thể khắc phục, không thể chối bỏ vào đâu của cơ quan làm luật. Làm sao có chuyện Thổ Cư là Đất Trồng Cây được?

Cho dù hiểu theo chữ nghĩa hay hiểu theo nguồn gốc đất, thậm chí hiểu theo mức thuế người ta đã đóng cho nhà nước bấy lâu nay thì đất Thổ Cư là Đất Ở chứ không thể là đất vườn được! Và cũng chính vì kiểu định nghĩa nhập nhằng, thớ mớ, thậm chí tráo trở này mà có rất nhiều dân oan ra đời, cán bộ địa phương có cơ hội lộng hành, lách luật, ngồi xổm trên pháp luật, thậm chí tìm cách cướp trắng trợn đất của nông dân. Và người dân lại phải chịu nhiều loại thuế mà lẽ ra họ hoàn toàn được miễn. Hơn nữa, nó cũng cho thấy sự thiếu tôn trọng Hiến Pháp, bởi một khi mọi qui định dựa trên Hiến Pháp bị bóp méo, bỏ qua, thậm chí bị bác bỏ, bị thay đổi trắng trợn thì hệ lụy của nó vô cùng lớn.

Ngay cả cái chết của gia đình cụ Lê Đình Kình, nếu như luật đất đai giữ đúng tinh thần Khoán 10 thì câu chuyện sẽ nhẹ nhàng và chẳng có gì đáng bàn. Bởi ai? Bởi chính các ông nghị gật cũng như chính bà Chủ tịch Quốc hội vốn dĩ có dây mơ rễ má với các nhóm quyền lợi liên quan đến địa ốc, bất động sản gây ra. Và hậu quả của bà Ngân để lại không hề nhỏ chút nào.

No comments:

Post a Comment