Từ xa xưa Mùa Xuân vẫn là thời gian của hội hè đình đám. Có những nơi thu hút hàng vạn khách thập phương như Lễ Hội Chùa Hương , Lễ Hội Yên Tử, Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần, Hội Lim, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương….
ML- Chào anh TH và anh HD, hai anh đã được chích vaccine ngừa cúm Tàu chưa? Dù có chích ngừa hay không thì nhiều tiểu bang đã cho gỡ lệnh phong tỏa cách ly rồi, nên cuộc sống đang trở lải bình thường, hai anh thấy thế nào?
HD- Chào chị ML, HD chưa đến lượt được chích ngừa, nhưng bang Texas đã mở cửa tự do rồi, nên bà con ML cũng thấy dễ thở hơn nhiều. Dù có dịch đi nữa thì mình cũng vẫn phải lo cơm áo gạo tiền cho gia đình chứ, chẳng lẽ cứ ngồi không mà chờ chết à.
TH- Chào chị ML và anh HD, tuy nhiều tiểu bang đã mở cửa trở lại, nhưng nguy cơ lây lan vẫn còn đó. Có điều người dân phải tự ý thức trách nhiệm với chính mình và người chung quanh. TH đồng ý với lời giải thích của thống đốc bang Texas là để cho người dân có quyền quyết định thay vì chính quyền áp đặt lệnh cấm.
ML- Thế là chúng ML đều trở lại sinh hoạt bình thường, mong sao ai cũng có công ăn việc làm để ổn định cuộc sống, chẳng bù cho bà con ML ở VN vẫn còn được du xuân dài dài đấy. Tuy nghèo mà lại sướng hơn chúng ML nhiều đấy, phải không?
HD- Chị ML nói sao chứ, bà con ở trong nước nhiều người giàu hơn chúng ML bội phần đấy. Ở đó mà than nghèo! HD nghe đâu các Lễ Hội Mùa Xuân năm nay đều phải ngưng tổ chức cả. Còn những sinh hoạt lẻ tẻ như đánh bầu cua cá cọp, tụ họp ăn nhậu, hát karaoke, bài bạc hay đá gà thì lúc nào chẳng có.
TH- Anh HD nói đúng, những thú đam mê ấy là nét đặc thù của bà con ML làm sao mà bỏ được. Chính vì dịch Cúm Tàu đã hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí khác, rồi việc dừng tổ chức các lễ hội lớn vào mùa xuân, khiến bà con ML đi tìm vui trong những cách khác cũng là bình thường thôi, nhưng nghe đâu Hội Chùa Hương vẫn được mở lại mà.
ML- Anh TH nói đúng, việc cho mở lại Lễ Hội Chùa Hương mới được loan ra cách nay mấy ngày thôi. Tin này khiến cho bà con trong vùng rất phấn khởi vì hàng ngàn gia đình đã sống nhờ vào lễ hội này từ bao nhiêu năm qua đấy.
HD- Có công ăn việc làm là một điều tốt, nhưng việc duy trì cái nét văn hóa, cái truyền thống mộ đạo của bà con mới là chính. Nói đến Lễ Hội Chùa Hương là HD nhớ đến nhạc phẩm Em Đi Chùa Hương thật là dễ thương. Bên cạnh Lễ Hội Chúa Hương, lại có những lễ hội đã biến thành thương mại và mê tín dị đoan nữa đấy.
TH- Nói đến lễ hội ở VN thì nó đã trở thành một kỹ nghệ lớn để phục vụ cho ngành du lịch và thương mại rồi. Ở đây TH chỉ nhắc đến mấy lễ hội lớn vào mùa xuân theo truyền thống thôi, đó là Lễ Hội Chùa Hương, từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 Âm lịch. Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh Từ mùng 10 tháng giêng. Lễ hội khai ấn Đền Trần ở Nam Định, từ 13 – 15 tháng Giêng. Hội Lim ở Bắc Ninh, từ ngày 12 – 14 tháng giêng và Giỗ Tổ Hùng Vương từ ngày 5 đến 10/3 Âm lịch hàng năm. Ngoài Lễ Hội Chùa Hương kéo dài 3 tháng, thu hút hàng trăm ngàn du khách là chuyện bình thường, đặc biệt phải nói đến Lễ hội khai ấn Đền Trần ở Nam Định, chỉ trong 2 ngày, nhưng có năm lên đến 7, 8 vạn người tham dự, thật là kinh khủng.
ML – Anh HD nhắc đến nhạc phẩm Em Đi Chùa Hương do nhạc sĩ Trung Đức lấy ý từ bài thơ Chùa Hương của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, phổ thành ca khúc có giai điệu tuyệt vời. ML cũng rất thích bản nhạc này. Bài thơ ghi lại ký ức của một cô gái khuê các cùng thầy me đi trẩy hội Chùa Hương. Câu chuyện thơ tuy bỏ lửng, nhưng ai đọc cũng hiểu là kết cục có hậu.
Thôi chuyện này để lần khác ML sẽ nói thêm. ML muốn biết tại sao người ML đến Lễ hội khai ấn Đền Trần lại đông như vậy?
HD- Dễ hiểu thôi, vì người ML tin rằng đến đây khấn vái xin cho được thăng quan tiến chức, nếu nhận được một tờ giấy vàng có đóng ấn đỏ như một lá bùa, đem về tren lên tường, thì biết đâu đường quan lộ sẽ thênh thang rộng mở, thế là người ML ùn ùn kéo đến. Đặc biết là các quan chức nhà nước ML. Quan to thì muốn to hơn, quan thấp thì được lên cao hơn. Vì nhu cầu muốn thăng quan tiến chức quá nhiều, nên năm 2019 Ban Quản Trị đã phải chuẩn bị đến 500 ngàn tờ lộc để bảo đảm ai cũng có cả. Công an phải sử dụng đến 2000 cán bộ lo trật tự cho buổi lễ này đấy.
ML- Trời ơi, ai cũng muốn làm quan cả thì lấy ai làm dân đây hở trời!? Chằc là ngôi đền này rất linh thiêng, nếu không, căn cứ vào đâu để người ML tin như vậy chứ?
TH- Theo lịch sử thì Đền Trần là tên gọi chung, bao gồm đền Thiên Trường thờ 14 vị vua nhà Trần, được xây dụng từ thời Hậu Lê và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời nhà Nguyễn. Tục tuyền nơi đây là chỗ các vua nhà Trần nghỉ ngơi để ghi chép lại các chiến thắng quân Nguyên Mông, có lẽ từ đấy người ML diễn dịch ra “Ấn Đền Trần” là từ đó.
ML- Nhưng trong đền ấy có còn giữ được ấn tín hay bảo vật gì như ngọc tỷ tuyền quốc từ thời Nhà Trần không, mà người ML tin tưởng dữ vậy.
HD- Báo chí trong nước có nhắc đến sự kiện “năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại chiếc ấn đã bị thất lạc. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Không hiểu sao người ML lại diễn dịch “Tích phúc vô cương” thành “thắng quan tiến chức” mới lạ chứ?
TH- Có hai lý do một là mê tín dị đoan, dễ tin vào những điều huyền bí mà không hề dựa trên một chứng cứ khoa học nào. Hai là tâm lý quân chúng sau bao nhiêu năm bị chế độ độc tài CS đè nén, con người không còn tìm thấy lối thoát nào khác, nên đành phải hướng đến một sức mạnh huyền bí linh thiêng, nhờ đó có thể phá vỡ được sức ép mỗi ngày mỗi nặng thêm, để giải thoát khỏi sự ngột ngạt hiện nay chăng.
TH- Lời giải thích của anh TH có lý, nhưng chúng ML hết giờ rồi, xin hẹn lại lần tới vậy.
No comments:
Post a Comment