Tiếp theo đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Hoàng Ân
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Ngày 27 tháng 01 vừa qua, giữa lúc đảng Hồ-Tàu đang chú tâm vào việc chia chác lại quyền lực, quyền lợi giữa chúng với nhau cho nhiệm kì cầm quyền độc tài trong 5 năm tới thì Thủ Tướng Nhật Bổn Suga đã có cuộc điện đàm với Tổng Thống Hoa Kì mới đắc cử Biden. Trong cuộc điện đàm này, ông Biden tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kì đối với Nhật Bổn trong việc tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng về hòn đảo có tên Nhật là Senkaku, phía Trung Cộng gọi là Điếu Ngư.
Sự tái cam kết này của ông Biden có nghĩa ít nhất trong 4 năm tới Trung Cộng không thể manh động xâm phạm vào chủ quyền Nhật Bổn vì một hành động như thế đồng nghĩa với tuyên chiến với Hoa Kì. Cuộc điện đàm này cũng cho thấy quan hệ đồng minh chiến lược bảo vệ lẫn nhau giữa Hoa Kì và Nhật Bổn vẫn không thay đổi dù chính phủ Mĩ có sự chuyển đổi.
Nhật Bổn thuộc nhóm G7 gồm các cường quốc công nghiệp hùng mạnh nhất thế giới, thế nhưng Nhật Bổn luôn cố gắng duy trì quan hệ mật thiết với Hoa Kì và luôn phải làm cho Hoa Kì công khai nhắc lại cam kết đồng minh chiến lược mỗi khi có sự thay đổi quan trọng trong chính quyền Hoa Kì.
Ngoài Hiệp Ước An Ninh bảo vệ của Hoa Kì, Nhật Bổn còn tạo mọi điều kiện để Hoa Kì thiết lập căn cứ quân sự trải dài đất nước giống như một tường thành che chở cho Nhật Bổn. Lực lượng quân nhân Mĩ đồn trú ở Nhật Bổn có lúc lên tới 5 vạn bao gồm các quân binh chủng hùng mạnh nhất của quân lực Mĩ như Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Binh. Không quân Mĩ hiện có khoảng 150 phi cơ chiến đấu luôn túc trực tại Nhật Bổn.
Sự đồn trú của quân đội Mĩ tại Nhật Bổn là vấn đề rất phức tạp dưới góc độ xã hội vì dân Nhật thường không thiện cảm với lính Mĩ do lối sống khác biệt và do đã xảy ra nhiều vụ việc xâm hại dân Nhật, phụ nữ Nhật mà lính Mĩ hoặc người Mĩ là thủ phạm. Đã và vẫn đang có những phong trào người Nhật chống đối, đòi giải tán các căn cứ quân sự của Mĩ tại Nhật. Năm 2010, một cuộc thăm dò tại Okinawa cho thấy có hơn 70% người được hỏi không muốn quân Mĩ đồn trú ở Nhật. Năm 2018 một cuộc biểu tình qui tụ được 7 vạn người Nhật xuống đường để chống đối một căn cứ quân sự của Mĩ ở miền Nam Nhật Bổn.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nhật luôn tìm mọi cách để giữ chân quân Mĩ ở lại Nhật kể cả bằng việc đồng ý chia sẻ với Mĩphần lớn chi phí trong việc duy trì sự hiện diện quân sự của người Mĩ ở Nhật. Năm 2017, chính quyền Nhật Bổn dưới thời Thủ Tướng Abe đã đồng ý chi trả 75% chi phí trong việc duy trì các căn cứ quân sự của Mĩ, trị giá khoảng 4,5 tỉ đô-la Mĩ, để Mĩ an tâm tiếp tục đồn trú tại Nhật Bổn.
Trong Thế Chiến II, Nhật Bổn còn là nước bị Mĩ đánh bại, bắt vua Nhật phải kí văn bản đầu hàng. Nhật Bổn còn là nước duy nhất cho tới nay phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mĩ. Tuy nhiên, các lãnh đạo của Nhật từ sau kết thúc Thế Chiến thứ II luôn luôn tôn trọng, gắn bó hết sức mật thiết và chân thành với Mĩ, bất chấp nhiều người Nhật Bổn có suy nghĩ chống Mĩ.
Thưa anh chị em và quí vị, tới đây chúng ta có thể nhìn thấy sự trái ngược của Nhật Bổn với đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay trong quan hệ với Mĩ.
Bọn chóp bu Hà Nội luôn công khai nhiều lần không liên kết, đồng minh với bất cứ quốc gia nào về quân sự. Gần đây nhất, trong Sách Trắng Quốc Phòng ra mắt tháng 11 năm 2019, bọn chóp bu Hà Nội còn chuyển chính sách “ba không” lên “bốn không”:
“Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Sự khẳng định “bốn không” này thực chất là thông điệp nhằm trả lời cho các đề nghị của người Mĩ rằng “các ngài” sẽ không bao giờ có sự hiện diện quân sự tại Việt Nam và cũng không bao giờ có thể sử dụng những địa điểm chiến lược như cảng Cam Ranh để làm căn cứ quân sự như “các ngài” đã từng ở đây trước 1975.
Chính sách “bốn không” này cũng là thông điệp nhằm tới Bắc Kinh để bọn chóp bu Hà Nội tự hứa với quan thầy rằng sẽ tiếp tục giữ vững chính sách chư hầu với Bắc Kinh mà Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tập Cận Bình năm 2017: “Lí Tưởng Tương Đồng, Vận Mệnh Tương Quan”.
Thưa anh chị em và quí vị, nếu chúng ta muốn Việt Nam được hùng cường, độc lập như Nhật Bản chúng ta cần phải cố gắng cùng nhau làm gì là điều đã rất rõ.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
07/03/2021
No comments:
Post a Comment