CSTàu chiếm các đảo tại Biển Đông và xây dựng phi trường cũng như đồn lũy nhằm củng cố vị trí xâm lược. Tuy nhiên, các đồn lũy trên không hề bất khả xâm phạm như họ hoang tưởng. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Đại Hàn và các đồng minh không hèn nhát như cs VN. Họ đang gởi một thông điệp rõ rệt cho CSTàu bằng tín hiệu quân sự.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Trân Văn với tựa đề: “Thực tập đánh chiếm đảo – thông điệp gửi Trung Quốc” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trân Văn
Ngày 20 tháng 3, Castaway – cuộc tập trận do Bộ Chỉ Huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức sẽ kết thúc. Castaway được các chuyên gia an ninh – quốc phòng chú ý một cách đặc biệt vì mục tiêu của nó: Nâng cao khả năng tấn công – chiếm giữ các hòn đảo ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vốn đã và đang rất nóng cả vì yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền, lẫn nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền tại một số vùng biển trong khu vực này.
Castaway bắt đầu vào 8 tháng 3 và kéo dài khoảng 2 tuần ở khu vực thuộc Okinawa (Nhật). Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, Bộ Tư Lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức thực tập đánh chiếm đảo.
Cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này có tên là Noble Fury được thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái với mục tiêu tương tự nhưng so với Noble Fury thì Castaway toàn diện hơn: Có sự phối hợp giữa các đơn vị tinh nhuệ nhất của Thủy Quân Lục Chiến, Lục Quân và Không Quân Mỹ.
Nếu Noble Fury chỉ có sự phối hợp giữa Thủy Quân Lục Chiến và Hải Quân Mỹ để thực tập đánh chiếm những hòn đảo có phi trường, thì Castaway có sự phối hợp rộng hơn và sát với thực tế chiến trường ở khu vực Tây Thái Bình Dương hơn. Nỗ lực chính của Castaway vẫn là các đơn vị thám sát (Reconnaissance Marine – FORECON) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Thủy Quân Lục Chiến, nhưng nay, song hành với FORECON còn có thêm các đơn vị biệt kích (Green Beret – SOG) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Lục Quân Mỹ và các Không Đoàn chiến thuật (Special Tactics Squadron – AFSOC) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Không Quân Mỹ.
Hải Quân sẽ sử dụng hệ thống hỏa tiễn cơ động tầm xa để phong tỏa mặt biển và cùng với Không Quân pháo kích, không kích, dọn dẹp hệ thống phòng thủ của đối phương. Dưới sự hỗ trợ của hỏa yểm và không yểm, các đơn vị của FORECON và SOG sẽ sử dụng các phương tiện quân sự mới nhất, đổ bộ cả từ hướng biển lẫn trên không, thực hiện các cuộc đột kích, mở đường cho sư đoàn viễn chinh của Thủy Quân Lục Chiến tràn lên chiếm và kiểm soát đảo.
Năm 2018, Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã soạn – giới thiệu một cẩm nang về chiến thuật cho lực lượng viễn chinh của binh chủng này trong giai đoạn sắp tới với đối thủ mới. Theo đó, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ sử dụng các đơn vị nhỏ, dễ phân tán rộng, hành tiến nhanh, đột kích chính xác, sớm vô hiệu hóa đối phương mà không cần tấn công tổng lực để hủy diệt. Noble Fury và Castaway được xem là những bài tập ứng dụng cẩm nang về chiến thuật mới.
Tuy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ không nhắc gì đến Trung Quốc nhưng nhiều chuyên gia về an ninh – quốc phòng tin rằng, Noble Fury và Castaway là những cuộc tập trận nhắm tới Trung Quốc như đối thủ tiềm ẩn.
Ông Toshiyuki Shikata – chuyên gia an ninh từng là cựu Trung tướng của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật – nhấn mạnh: Trong xung đột liên quan tới các đảo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là đối thủ đáng gờm. Rõ ràng Castaway nhắm vào sự hung hãn của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Mỹ đã phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Mỹ đã cam kết sẽ hỗ trợ Nhật bảo vệ đảo Senkaku. Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ vừa lưu ý với Ủy Ban Quân Vụ của Thượng viện Mỹ về khả năng Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong 6 năm tới. Cả Ngoại Trưởng lẫn Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ vừa đến thăm Nhật và Nam Hàn để tái khẳng định sự ủng hộ 2 quốc gia này trước những hiểm họa từ Trung Quốc và Bắc Hàn…
Theo ông Shikata: Ngoài việc dùng lời, Mỹ còn dùng những cuộc tập trận như Castaway để chứng minh họ có khả năng triển khai lực lượng kèm các phương tiện, vũ khí đáng tin cậy một cách kịp thời và thích đáng. Song song với các nỗ lực và giải pháp về ngoại giao, những cuộc tập trận như Castaway góp phần đáng kể vào việc răn đe Trung Quốc. Tuy không đề cập đến Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu, những cuộc tập trận như Castaway nhằm gửi thêm thông điệp cho Trung Quốc./.
No comments:
Post a Comment