Friday, March 5, 2021

Chuyện Vui tháng Giêng năm Tân Sửu

Bàn Ngang Tán Dọc

Dữ kiện: Hôm nay anh em chúng tôi lại xin phép quí thinh giả được chia sẻ với nhau một vài chuyện vui. Gọi là để níu kéo những ngày cuối tháng Giêng âm lịch sắp chóng qua đi.

KỊCH BẢN

MN – Chào anh BC và anh HS. Hôm nay đã gần hết tháng Giêng âm lịch rồi, thế là bà con mình cũng hết chuyên zui đầu năm rồi hay sao hả hai anh?

BC- Tháng Giêng vẫn là tháng ăn chơi, nên mình cứ vui vẻ được ngày nào hay ngày ấy chứ. Tuy vui buồn là tại ở lòng ta, nhưng những thứ xẩy ra chung quanh chinh là cái cớ. Chỉ riêng cái chuyện virus Vũ Hán, khiến phải phong tỏa, phải ngăn sông cấm chợ cũng đủ làm cho mình phát khùng rồi, lấy gì mà vui, phải vậy không?

HS- Đúng thế, nếu không có cái nạn dịch Tàu Chệt này, thì ở nước ta sẽ có hàng ngàn hàng vạn những lễ hội vui xuân khắp nơi, tha hồ mà rong chơi mùa xuân, chứ đâu phải nhốt mình như trong nhà tù này.

MN- À, anh HS nói tới lễ hội Mùa Xuận, hình như giữa tháng Giêng hàng năm, ở nước ta vẫn có một ngày tết nữa phải không?

BC- Có đấy MN, đó là Tết Nguyên Tiêu theo cách gọi của người Hoa, người VN  thường gọi là Tết Thượng Nguyên, vào ngày rằm tháng Giêng. Đúng ra thì tính từ nửa đêm ngày 14 đến nửa đêm ngày rằm tháng Giêng, đêm trăng tròn đầu tiên trong năm đấy mà.

HS- Ngoài Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, VN ta còn có Tết Hàn Thực, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, Tết Khai Hạ, Tết Trùng Cửu, Tết Trùng Thập và Tết Hạ Nguyên nữa, tha hồ mà ăn ….hết tết này ta lại ăn đến tết khác.

MN- Trời đất ơi, dân ta quả thật là sung sướng nhất trên thế gian rồi còn gì. Thế Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên có ý nghĩa gì hả hai anh.

HS – Hiểu một cách đơn giản thì Tết Nguyên Tiêu là Lễ Hội trăng rằm tháng Giêng thôi.  Những danh từ Hán Việt đôi khi mình cũng chẳng hiểu rõ.  Nguyên có nghĩa là thứ nhất là đầu tiên, còn  tiêu có vài chục nghĩa khác nhau, ở đây là đêm. Tết Thượng Nguyên cũng có ý nghĩa như thế.

BC-  Đúng như anh HS nói, Tết Tguyên Tiêu hay còn gọi là Lễ hội hoa đăng, lễ hội kết đèn. Tết này có nguồn gốc từ bên Tàu, du nhập vào Việt Nam trong thời Bắc Thuộc. Tại Trung Hoa ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để đãi tiệc, mời vào vườn Thượng Uyển ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ.

MN- MN thấy người Hoa tổ chức tết này rất linh đình, ngoài phần giăng đèn kết hoa, còn có múa rồng múa lân và nhiều sinh hoạt khác. Trong khi ấy thì VN lại đến chùa để cúng Phật, hay làm mâm cỗ cúng tổ tiên ông bà, cầu phước lộc, nên MN nhớ ông bà mình có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Thế ngoài Tết Nguyên Tiêu ra, mình còn chuyện gì vui nữa không hai anh?

HS – Có chứ, anh chị có nghe hay xem chuyện ông tổng bí Nguyễn Phú Trọng và các quan chức ở Hà Nội trồng cây cổ thụ trong dip tết vưa qua không? Chuyện này cũng làm cho bà con ta được một bữa vui đáo để trong lúc chén tác chén thù đấy.

BC- Đúng thế, chuyện ấy các báo lề đảng nhà nước ta thì im re, trong khi tuốt bên Tây bên Mỹ, báo đài lại lôi ra châm biếm mới là lạ chứ. Chẳng những vậy, đài RFA còn cho phát lại nguyên đoạn video clip năm 2018 khi ông Trọng chỉ trích việc các quan chức trồng cây giả vào những năm trước.

MN- Có phải ổng châm biếm cái việc “Tết Trồng Cây”  mà ông Hồ đã khởi xướng từ năm 1959 lận. Rồi sau này các quan chức cứ lặp đi lặp lại, thay vì trồng cây nhỏ, cây xanh như việc trồng rừng, thì các ngài lại trồng cây giả, cây cổ thụ, biểu diễn để quay phim chụp hình làm cảnh để khoe với nhân dân chứ gì?

HS- Đúng như vậy, năm 2018 ông Nguyễn Phú Trọng đã châm biếm việc trồng cây biểu diễn của các quan chức rằng:  “Cứ cầm cái xẻng nghêu ngao… Gẩy gẩy mấy tí đất; chân thì đi giầy. Xong lại đưa cái khăn với chậu nước … Nó phản cảm quá !…Cái cán xẻng lại quân xanh xanh đỏ đỏ….trông nó phảm cảm quá… Cái đó là đã nói rồi, nhưng dưới địa phương nó không chịu chuyển… “. Thế nhưng kỳ này ông lại làm việc ấy trước mặt cơ quan truyền thông, nên bà con mới có dịp đàm tiếu, té ra ông “lú” thật như người ta đồn, hay vì không ưa nên đặt cho ổng cái danh hiệu xấu xa ấy. Chứ nếu ổng lú thật, làm sao lại được làm đảng trưởng đến 3 nhiệm kỳ vậy!

BC- Thắc mắc của anh HS cũng có người lý giải rằng, thật ra ông tổng bí không quên việc châm biếm “trồng cây cổ thụ” đầu năm của các quan chức đâu, mà vì ổng “cả nể” đấy thôi. Số là hôm ấy ông Trọng đến khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, để “dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài, các anh hùng, liệt sĩ có công với đất nước”. Các quan chức trồng cây thấy đồng chí chủ tịch tới thì mời luôn. Đến đây chúng ta lại có thêm một chuyện vui nữa rồi.

MN- Ủa chuyện gì nữa vậy anh  BC?.

BC- Thì chuyện ông Trọng dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế,” ấy mà. Không biết cái cụm từ “các bậc tiên đế” này do ý ông Trọng hay do các cơ quan truyền thông viết ra, khiến nhiều người rất ngạc nhiên, nên đã không tiếc lời xỉ vả.

HS- Chữ tiên đế này chỉ áp dụng trong các triều đại phong kiến thời xưa, khi các thế hệ con cháu xưng tụng các vua đời trước là tiên đế trong cùng một dòng tộc thôi, vua con tôn vinh vua cha thôi, sao nay lại nói ở đây khiên thiên hạ cười cho?

MN – Thì ông Trọng nghĩ rằng ổng cũng đang làm vua ở VN như ông Tập Cận Bình ở bên Tàu vậy, vì rõ ràng ông ngồi trên chín tầng quyền lực mà, ngồi trên hiến pháp, ngồi trên luật pháp, ngồi luôn trên nội qui đảng mà.  Ông sai khiến cái đảng của ổng muốn bắt ai, buộc tội ai, bỏ tù ai, có ai dám hó hé gì đâu. Quyền hành còn hơn cà các vua chúa thời xưa nữa kìa.

BC- Thấy vậy mà không phải vậy đâu, người dân VN hôm nay căm thù cái đảng CS lắm đấy. Họ chỉ chờ có cơ hội là ra tay cho mà xem. Vì vậy ông Trọng luôn luôn nhắc đàn em là phải cảnh giác để chống diễn biến hòa bình, chống bọn phản động như chúng ta này. Để mà xem, sớm muôn gì chúng cũng phải tiêu vong thôi. Vận nước chưa đến hồi thôi.

HS- Đúng vậy, người dân ai cũng mong thế, nhưng mình hết giờ rồi, phải xin hẹn lại quí thinh giả lần tới vậy.

No comments:

Post a Comment