Thứ Sáu ngày 17.05.2013
Kính thưa quý thính giả,
Hôm nay Thứ Sáu, 17 tháng 5 năm
2013, nhằm mùng 8 tháng Tư năm Quý Tỵ, là ngày tưởng niệm công ơn của
đức Phù Đổng Thiên Vương. Huyền sử về Đức Thánh Gióng đã thể hiện tinh
thần và sức mạnh của dân tộc trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
bảo vệ đất nước. Tinh thần này cần được thể hiện và phát huy mạnh mẽ
trong giai đoạn Tổ Quốc đang lâm nguy để đồng bào khắp nơi đứng lên dẹp
tan nội thù và chống giặc ngoại xâm. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả
bài viết "Phù Đổng Thiên Vương" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam
Thanh.
Phù Đổng Thiên Vương là người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình
cho đất nước, được dân gian phong thánh, nên còn được gọi là đức Thánh
Gióng.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về đức Thánh Gióng như sau:
Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông bà lão nghèo
chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng họ vẫn không có con. Một
hôm bà ra đồng, thấy một vết chân rất to liền ướm thử, không ngờ về nhà
thụ thai và 12 tháng sau sinh được một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Kỳ lạ
thay, cậu bé ấy lên ba mà vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo
ngại bèn truyền hịch, cho sứ giả đi khắp nơi tìm nhân tài tâm đức để cứu
nước. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời sứ giả vào và
xin vua ban cho một con ngựa sắt, một cây roi sắt và một áo giáp sắt để
một mình đi phá giặc Ân.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Ăn
rất nhiều cũng không không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ
chồng phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Mọi người đều vui mà đóng góp lúa
gạo nuôi để chú bé đánh giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, mọi người hoảng hốt.
Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng
dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai
phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài mấy
tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên lưng ngựa. Ngựa
phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đánh giết hết
lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy, tráng sĩ bèn
nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Bọn giặc giẫm đạp lên nhau
mà chạy, đức Thánh Gióng đuổi theo, tới chân núi Ninh Sóc thuộc huyện
Sóc Sơn, Hà Nội thì giặc tan, ngài dừng lại cởi áo giáp bỏ lại, rồi cả
người lẫn ngựa phi bay lên trời.
Từ đó, giặc phương Bắc không còn xâm phạm nước Nam nữa.
Vua Hùng nhớ ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập miếu thờ.
Sau đó, vua cũng ban cho dân làng Phù Đổng một trăm mẫu ruộng tự điền và
ra lệnh bốn mùa phải cúng tế Thiên Vương. Về sau, vua Lý Thái Tổ phong
cho ngài này là Xung Thiên Thần Vương.
Hiện nay đền thờ vẫn ở cạnh chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, tục gọi là
làng Gióng. Mỗi năm đến tháng 4, các làng trong vùng đều mở lễ hội từ
ngày mùng 7 đến mùng 9 để nhớ công ơn đuổi giặc Ân của ngài.
Điểm đặc biệt mà chúng ta cần ghi nhớ trong ngày lễ tưởng niệm đức
Phù Đổng Thiên Vương, đó là tinh thần "Vinh thắng Thăng hóa" của ngài,
sau khi dẹp tan giặc Ân ngài đã bay về trời. Và khi roi sắt gẫy, ngài
nhổ những cụm tre cạnh đường để đánh giặc. Cụm tre là những vũ khí có
sẵn tại chổ, biểu tượng cho sức mạnh của tinh thần dân tộc đang tàng ẩn
trong nước.
Huyền sử về Đức Thánh Gióng đã thể hiện tinh thần và sức mạnh của dân
tộc trong công cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Mọi
người trong làng Phù Đổng đều vui lòng đóng góp nuôi ăn cho cậu bé, có
hàm ý nói lên tinh thần đồng tâm hiệp lực chống ngoại xâm. Tinh thần này
cần được thể hiện và phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn Tổ Quốc đang lâm
nguy trong để đồng bào khắp nơi "xuống đường" dẹp tan nội thù là tập
đoàn cộng sản Việt Nam đang cam tâm làm thái thú, mở đường cho bọn bá
quyền phương Bắc xâm lược nước ta một lần nữa. Và sau đó cùng nhau chống
giặc ngoại xâm phương Bắc.
Ngày mà toàn dân tộc đồng loạt đứng lên đã không còn bao lâu nữa,
hịch truyền kêu gọi "Cứu Nguy Tổ Quốc" của vua Hùng ngày nào đã vang
vọng trên khắp các nẻo đường đất nước.
Và với truyền thống chống ngoại xâm khởi từ thời Phù Đổng Thiên
Vương, chắc chắn người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nước sẽ nhất
tề đứng lên "Đáp Lời Sông Núi" mở ra một trang sử mới thật hào hùng cho
giòng giống Lạc Hồng! Dân tộc Việt một lần nữa sẽ đập tan dã tâm bành
trướng của bọn Hán tộc phương Bắc trong thế kỷ 21 này.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment