Friday, November 15, 2024

TRONG GUỒNG MÁY THAM NHŨNG CÓ TÊN TÔ LÂM

Quan Điểm

Khi nói đến một thể chế độc tài mà nhất là độc tài cộng sản, thì phải luôn kèm theo nó là lãng phí, tham ô và tham nhũng. Nó tựa như là một chân lý bất di bất dịch được nhân loại đúc kết theo năm tháng. Mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa đề: “TRONG GUỒNG MÁY THAM NHŨNG CÓ TÊN TÔ LÂM”, qua giọng đọc của HẢI NGUYÊN để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Khi chủ nghĩa cộng sản được Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam theo lệnh của quốc tế cộng sản, thì tham nhũng và lãng phí đã hình thành dưới nhiều dạng thức từ thô thiển cho đến tinh vi. Bởi vì từ sau khi chính thức cai trị miền Bắc, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản của ông ta đã tích cực giết hại, cướp bóc tài sản của dân chúng sống tại miền bắc Việt Nam. Vì thế lẽ đương nhiên chế độ cộng sản Bắc Việt khi đó, sẽ là những người nắm giữ tất cả nguồn lực, tài nguyên của quốc gia, mà không một ai có thể chất vấn, chứ đừng nói đến là kiểm tra hay giám sát những hành tung của họ.

Chúng ta hãy xem lại bảng xếp hạng tiêu chuẩn sống giữa cán bộ cộng sản và thường dân bắt đầu từ năm 1954. Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩn đặc biệt, cấp bộ trưởng hưởng tương đương tiêu chuẩn A, cấp thứ trưởng tiêu chuẩn B; cấp trưởng của các “cục, vụ, viện”, các chuyên viên cấp cao, giám đốc... được tiêu chuẩn C. Còn cán bộ, công nhân viên chức hưởng tem phiếu E nhưng tùy theo mức lương sẽ được tiêu chuẩn tem phiếu E1 hay E2. Cán bộ độc thân là tiêu chuẩn D, công nhân làm trong môi trường độc hại thì hưởng tiêu chuẩn I hay II và cuối cùng nhân dân là tiêu chuẩn N. Ở đây chúng ta không cần bàn đến đời sống thường nhật của cán bộ, vì họ thuộc tầng lớp thống trị, nên quyền lực sẽ đi đôi với quyền lợi mà họ được hưởng. Trong thời kỳ bao cấp người dân sẽ sống trong những định mức do kẻ cầm quyền quy định. Một người dân một tháng được mua: Gạo 13 ký; Thịt 1,5 kg; Đường 1kg cho một gia đình. Cán bộ thì thuộc diện được ưu đãi,. Ví dụ như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 1,5 kg/tháng, nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Pin, Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối..v.v… tất cả đều phải có tem phiếu.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một hình thái kinh tế biến tướng mà csVN nghĩ ra để duy trì chế độ, trước sự thất bại rõ ràng của một nền kinh tế chỉ huy theo kiểu Liên sô. Vế đầu “kinh tế thị trường” chính là csVN cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia sản xuất hàng hóa thông dụng, để đáp ứng nhu cầu cần thiết trong đời sống của toàn dân. Vế kế tiếp là “định hướng xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là csVN tiếp tục độc quyền những hàng hóa thiết yếu và chiến lược như: xăng dầu, điện nước, khai thác dầu hỏa, khoáng sản, in tiền, vay nợ nước ngoài, thị trường chứng khoán.v.v…

Trở lại với đề nghị của Tô tổng là xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Ý tưởng này của Tô Lâm không khác là mấy so với câu khẩu hiệu sáo rỗng của Hồ Chí Minh khi xưa là: Cán bộ phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư và kết quả là cả Hồ Chí Minh và Tô Lâm hiện nay đều thất bại. Phải nói lại cho rõ để đầu đảng Tô Lâm được hiểu biết thêm, là hiện tượng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chỉ xuất hiện trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên cộng sản. Nhân dân không thể có cơ hội tham ô, tham nhũng, lãng phí của công, vì đó là cái không thuộc về họ. Nó rõ ràng cho thấy dù Tô Lâm mang tiếng là một ông tiến sỹ, nhưng ông ta cũng không hiểu và phân biệt được đối tượng nào là cần thiết để phải “liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”. Chính trường csVN phải đau đớn mà thừa nhận rằng: Chức vụ càng cao thì lại càng ngu dốt về trí tuệ và tệ hại về nhân cách.

Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, hiện tượng “Lộng giả thành chân”, đã xuất hiện trong chế độ csVN. Một cha già lãnh tụ csVN sau khi giết người hàng loạt trong cải cách ruộng đất, đã diễn xuất trên truyền hình với vài giọt nước mắt cá sấu và đổ thừa sai lầm cho cấp dưới. Một Nguyễn Thị Năm ủng hộ hàng ngàn lượng vàng cho Việt Minh, nuôi giấu lãnh tụ, nhưng sau đó bà nhận lại một cái chết bi thảm vì là địa chủ.

Thời nay lại có phong trào chống tham nhũng hay còn gọi là đốt lò của đảng csVN. Một guồng máy đẻ ra quan chức tham nhũng có hệ thống, mà lại xuất hiện một kẻ chống tham nhũng thì thật là lố bịch, nực cười. “Tô Lâm ông có phải là một quan chức tham nhũng không?”, đây là một câu hỏi bình thường ở xứ tự do dân chủ, nhưng nó vô cùng nguy hiểm cho người dân trong nước, khi họ sẽ bị gán cho tội xúc phạm danh dự của lãnh tụ. Tuy nhiên chúng tôi có thể trả lời thay cho người dân trong nước, “Tô Lâm ông và đồng bọn của ông là những tên lãnh đạo thực sự tham nhũng”. Đương nhiên là chúng tôi có bằng chứng và người dân trong nước và thế giới cũng thấy rõ bằng chứng đó.

Chỉ cần nhắc Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ công an vào thời điểm năm 2021, ông và đồng bọn thưởng thức món thịt bò dát vàng tại Luân đôn, thì đủ biết ngài Tổng bí thư hiện nay vô cùng trong sạch, hai từ này để trong ngoặc kép. Giờ Tô Tổng lại huênh hoang dạy đời người khác về phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, thì người dân đã biết trước kết quả chống tham nhũng của csVN sẽ đi về đâu.

Bản chất “ăn tục, nói phét” của lãnh đạo csVN thì rất ư là tự hào, còn người dân thì buồn nôn vì chế độ này.

LLCQ

 

No comments:

Post a Comment