Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
24/11/2024
Thưa quí vị đảng viên
lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Hôm thứ Tư ngày 20 tháng
11 tuần qua, đảng Hồ-Tàu đã công khai lí do dẫn tới việc hai nhân vật tứ trụ
Vương Đình Huệ, cựu Chủ Tịch Quốc Hội và Võ Văn Thưởng, cựu Chủ Tịch nước phải
từ bỏ mọi chức vụ. Đây là hai nhân vật đã được đánh giá có tương lai chính trị
sán lạn trong đảng Hồ-Tàu khi Nguyễn Phú Trọng còn sống. Tuy nhiên, như chúng
ta đã biết, Tô Lâm đã dùng chính lá bài “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng
để loại bỏ những kẻ đã được Nguyễn Phú Trọng gửi gắm trong việc thừa kế quyền lực.
Như vậy là sau hơn 6 tháng loại bỏ
Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng khỏi cuộc đấu chính trị, Tô Lâm đã thông qua Bộ
Chính Trị và Ban Bí Thư của đảng Hồ-Tàu để thông cáo chính thức hai nhân vật
này đều “vi phạm qui định của Đảng, của Nhà nước trong việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.”
Thưa anh chị em và quí vị, chúng ta
không cần phải mất thời gian đi vào chi tiết về thông báo kỉ luật của hai nhân
vật này vì dư luận mạng xã hội đã bàn luận từ lâu về số phận của họ trước khi sự
loại bỏ diễn ra.
Điều chúng ta cần nói trong chuyên
mục hôm nay là những điều có thể xảy ra xoay quanh một cuộc cạnh tranh chính trị
trong một xã hội khác.
Thưa quí vị và anh chị em, trước
tiên chúng ta phải thừa nhận là sự cạnh tranh giữa các cá nhân để nắm quyền
lãnh đạo, thống trị xã hội là điều tất yếu phải diễn ra trong tất cả các xã hội
loài người.
Vấn đề quan trọng là sự cạnh tranh
chính trị này có được diễn ra một cách văn minh hay không?
Sự 'văn minh' ở đây, để dễ hình
dung, chúng ta có thể so sánh với một cuộc thi đấu thể thao, là nằm ở tối thiểu
hai phương diện: Công Khai và Công Bằng.
Chúng ta sẽ không thể chấp nhận xem
một cuộc thi đấu thể thao nếu các qui định, nguyên tắc và cách thức tổ chức của
nó không được công bố công khai cho công luận; và nếu việc tổ chức tranh tài lại
cũng không được diễn ra một cách công khai cho khán giả xem thì có thể nói đó
không phải là một cuộc thi đấu đúng đắn; sẽ chẳng có mấy ai quan tâm tới kết quả,
tài năng, kẻ thắng người bại sau cuộc thi đấu.
Chính vì đặc điểm “công khai” mang
tính hệ trọng hàng đầu như thế đối với các cuộc tranh tài, kể cả cạnh tranh
chính trị, nên các cuộc cạnh tranh, “bầu cử” ở các nước như Việt Nam gần như
không được dân chúng quan tâm, không được dân chúng hoan nghênh. Trong khi đó,
dân chúng Việt Nam lại hết sức quan tâm, nhiệt liệt hoan nghênh những cuộc bầu
cử, cạnh tranh chính trị đầy huyên náo và kịch tính vừa diễn ra ở một quốc gia
xa xôi khác như Hoa Kì vừa qua.
Về tính chất “công bằng”, trong
thông cáo kỉ luật của Bộ Chính Trị đảng Hồ-Tàu vừa rôi, dư luận không hề được
biết việc đưa tới kết luận như thế đã được tiến hành thế nào.
Rất nhiều câu hỏi đáng được nêu lên
cho một kết luận kỉ luật những nhân vật đã nắm những chức vụ hệ trọng liên quan
tới vận mệnh của quốc gia.
Ví dụ, quyết định được bỏ phiếu kín
hay chỉ được biểu quyết công khai?
Khi đưa vấn đề ra tranh luận, phân
tích tại Bộ Chính Trị về các sai phạm của Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, ai là
người đề xướng? Đương sự có mặt hay không? Nếu không có mặt thì lí do vì sao? Nếu
có mặt, đương sự có được quyền trình bày quan điểm riêng của bản thân, có được
tự do để phát biểu, có được quyền giải trình, phản bác không hạn chế về thời
gian hay chỉ được cho phát biểu hạn chế?
Khi đưa tới quyết định xác định sai
phạm và kỉ luật, đã có bao nhiều người đồng ý và bao nhiêu người phản đối? vân
vân.
Tất cả những câu hỏi này cho đến
nay chúng ta đều không có câu trả lời và chắc chắn sẽ không có câu trả lời vì đảng
Hồ-Tàu từ xưa tới nay đều giữ một nguyên tắc mờ ám đối với dư luận, đó là: giấu
kín mọi thứ diễn ra trong đảng của nó.
Tuy nhiên, ở một xã hội văn minh,
người dân sẽ có hai yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, việc xử lí kỉ luật Võ Văn
Thưởng và Vương Đình Huệ phải được công khai cho toàn dân biết rõ vì họ đã nắm
những chức vụ công quyền ngoài đảng.
Thứ hai, vì đảng Hồ-Tàu là tổ chức
duy nhất lãnh đạo, thống trị xã hội, đảng Hồ-Tàu cũng phải chịu mọi trách nhiệm
cho các đảng viên của nó trong các sai phạm, các việc làm tổn hại tới lợi ích của
xã hội đất nước. Nghĩa là kẻ đứng đầu đảng phải chịu trách nhiệm trước mọi sai
phạm, suy đồi của đảng viên.
Để được sống trong một xã hội văn
minh, người dân Việt Nam chúng ta sẽ phải bắt bọn chóp bu đảng Hồ-Tàu phải trả
lời cho những câu hỏi trên.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn
trong chương trình tuần sau.
No comments:
Post a Comment