Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1/ TNLT TRỊNH BÁ PHƯƠNG TUYỆT THỰC HƠN 20 NGÀY
Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương đang tuyệt thực ở trại tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam, vì bị đám cai tù tịch thu giấy bút, trong khi tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình không được gặp gia đình.
Ông Phương đang thọ án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong khi ông Bình đang thọ án 14 năm với hai cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ”.
Tin tuyệt thực được ông Phan Công Hải, người cùng bị giam trong khu tù chính trị cùng với hai ông Phương và Bình, báo cho hai gia đình sau khi ông mãn hạn tù và rời trại giam vào ngày 19/11.
Theo tin này, bốn ông Phương, Hải, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Thái Bình bắt đầu tuyệt thực từ ngày 1/11 để phản đối việc tịch thu giấy bút và sách của trại giam. Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Bình tuyệt thực đến ngày thứ 6 thì đau bụng, đi tiểu ra máu và bệnh sỏi thận.
Sang đến ngày thứ 15 thì hai ông Hải và Bình cũng phải dừng tuyệt thực vì sức khỏequá yếu. Ông Phương vẫn tiếp tục tuyệt thực trong ngày ông Hải được trả tự do sau 5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”.
Nhận được tin từ ông Hải, vào ngày 21/11, cha và em gái của ông Hoàng Đức Bình đến trại giam để thăm gặp ông nhưng trại giam không cho gặp với lý do “bị hạn chế thăm gặp hai tháng một lần vì không có tiến bộ sau vụ kỷ luật vào tháng 4”.
Ông Hoàng Đức Bình vào cuối tháng 3 vừa qua đã bị kỷ luật biệt giam và cùm châm trong 10 ngày vì ông phản đối cách đối xử vô nhân đạo của đám cai tùvới các tù nhân chính trị.
2/ BỘ CHÍNH TRỊ CẢNH CÁO ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ VÀ VÕ VĂN THƯỞNG
Hai uỷ viên bộ chính trị phải từ chức trước khi ông Tô Lâm lên nắm chức Tổng bí thư CSVN vừa mới bị bộ chính trị xem xét thi hành kỷ luật.
Vàotối 20/11 bộ chính trị đã mở phiên họp về việc xem xét, thi hành kỷ luật các đảng viên có vi phạm. Theo đó, bộ chính trị nhận thấy cựu chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong thời gian giữ chức bí thư tỉnh Quảng Ngãi đã vi phạm quy định của đảng, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Tuy nhiên ông Thưởng đang bị bệnh nặng nên chưa xử lý.
Tương tự như ông Thưởng, ông Vương Đình Huệ trong thời gian giữ cương vị ủy viên bộ chính trị và chủ tịch quốc hội cũng đã vi phạm quy định của đảng vànhà nước.
Bộ chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo hai ông Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thể, cựu bộ trưởng giao thông, cũng bị kỷ luật cảnh cáo vì các sai phạm của mình liên quan đến vụ án của tập đoàn Thuận An.
Cần biết là trong tuần qua, một loạt các quan chức cấp cao ở các tỉnh và bộ ngành tại Việt Nam đã bị kỷ luật do các sai phạm liên quan đến hai tập đoàn tư nhân là Phúc Sơn và Thuận An. Đây là hai tập đoàn đã có những dự án ở các địa phương bao gồm Quảng Ngãi.
Trong vụ án liên quan tập đoàn Thuận An, ông Phạm Thái Hà, thư ký lâu năm của ông Vương Đình Huệ, đã bị khởi tố và bắt giam với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
3/ KÊNH ĐÀO FUNAN CỦA CAMPUCHIA GẶP KHÓ VÌ TRUNG CỘNG KHÔNG CHI VỐN
Tại một buổi lễ vào tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Campuchia
Hun Manet đã quỳ xuống để được các nhà sư ban phước trong lúc pháo hoa và bóng
bay báo hiệu việc động thổ cho con kênh mà ông hy vọng sẽ thay đổi vận mệnh
kinh tế của đất nước.
Phát biểu trước hàng trăm người vẫy quốc kỳ Campuchia, ông Hun Manet cho biết
Trung Cộng sẽ góp 49% ngân quỹ xây dựng kênh đào Funan kết nối sông Mekong với
Vịnh Thái Lan và giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào Việt Nam trong vận chuyển
hàng hóa.
Nhà cầm quyền Campuchia ước tính dự án cơ sở hạ tầng chiến lược này sẽ tiêu tốn hơn 1 tỷ 700 triệu Mỹ kim, tức gần 4% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Campuchia.Nhưng nhiều tháng sau, số tiền đóng góp Trung Cộng vẫn bị nghi ngờ.
Bốn người tham gia trực tiếp vào kế hoạch đầu tư cho biết làTrung Cộng đã bày tỏ sự hoài nghi về dự án và chưa đưa ra cam kết dứt khoát về tài trợ.Bộ ngoại giao Trung Cộng đã không trả lời câu hỏi về khoản tài trợ, nhưng cho biết hai nước là “bạn bè kiên định”.
Việc Trung Cộng thiếu cam kết rõ ràng có thể tạo ra nguy cơ cho toàn bộ kế hoạch, do sự không chắc chắn về chi phí của dự án, tác động môi trường và tính khả thi về tài chính. Nó cũng cho thấy Trung Cộng đang giảm mạnh các khoản đầu tư ở nước ngoài vì các khó khăn kinh tế ở trong nước.
Kênh đào dài 180 cây số này sẽ mở rộng đáng kể tuyến đường thủy hiện có và dẫn nước từ đồng bằng sông Mekong, vùng canh tác lúa nhạy cảm, đến Vịnh Thái Lan, cắt giảm việc vận chuyển của Campuchia qua ngõ Việt Nam.
Tại buổi lễ khởi công vào tháng 8, Thủ tướng Hun Manet đã cho biết cổ phần của Trung Cộng trong dự án ở mức 49%, phần còn lại là do các công ty Campuchia trang trải. Tuy nhiên Tân Hoa Xã đã không đả động gì đến sự tham gia của Trung Cộng trong bản tin của họ về lễ động thổ kênh đào.
Hơn ba tháng sau lễ khởi công, địa điểm tổ chức buổi lễ bên bờ sông Mekong đã bị bỏ hoang, theo thông tấn xã Reuters.Phi Luật Tân
4/ LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM MỸ HỖ TRỢ PHI LUẬT TÂN Ở BIỂN ĐÔNG
Quân đội Mỹ đang hỗ trợ các hoạt động của ở Biển Đông thông qua một lực lượng đặc nhiệm, theo tiết lộ của một quan chức thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ vào hôm qua 21/11.
Lực lượng đặc nhiệm có tên là Ayungin, được đặt tên theo cách gọi của Phi Luật Tân cho Bãi Cỏ Mây, một hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông lần đầu tiên được Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đề cập trong tuần này trong chuyến công du Phi Luật Tân.
Lực lượng đặc nhiệmAyungin tăng cường sự phối hợp và hiệp đồng tác chiến của liên minh Mỹ và Phi Luật Tân bằng cách cho phép các lực lượng Mỹ hỗ trợ các hoạt động của quân độiPhi Luật Tânở Biển Đông. Tuy nhiên hiện chưa rõ là lực lượng này sẽ hỗ trợ những gì.
Quan hệ quốc phòng giữa Phi Luật Tân và Mỹ đã củng cố nhanh chóng trong vài năm qua, gây bực bội cho Trung Cộng. Mỹ tuyên bố họ có lợi ích hợp pháp trong việc bảo đảm hòa bình và tự do hàng hải ở vùng biển có tranh chấp nhất châu Á.
Cố vấn an ninh quốc gia Phi Luật Tân, ông Eduardo Anom, cho
biết các hoạt động của nước này ở Biển Đông, bao gồm nhiệm vụ tiếp tế cho binh
lính của họ trú đóng tại Bãi Cỏ Mây vẫn là hoạt động riêng tư của Phi Luật Tân.Đại
sứ Phi Luật Tân tại Mỹ trước đó cho biết Phi Luật Tân không yêu cầu Washington
hỗ trợ tiếp tế và Mỹ chỉ giúp đỡ về mặt “hình ảnh”.
Trung Cộng và Phi Luật Tân đã thường xuyên đối đầu trong thời gian gần đây, với
Trung Cộng tức giận về việc Phi Luật Tân tiếp tế cho binh lính của họ đóng trên
Sierra Madre, một chiếc tàu chiến rỉ sét đã bị cố tình để mắc cạn trên bãi cạn
25 năm trước để củng cố chủ quyền của Phi Luật Tân.
Căng thẳng đã sôi sục nhiều lần, với lực lượng hải cảnh Trung Cộng bị cáo buộc đâm tàu tiếp tế, và xử dụng vòi rồng làm bị thương các quan chứcPhi Luật Tân.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-my-ho-tro-philippines-tren-bien-dong-voi-luc-luong-dac-nhiem/7871904.html
No comments:
Post a Comment