Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Minh Nguyệt & Vũ Đình.
1/ CÔNG AN SÀI GÒN SÁCH NHIỄU THÂN NHÂN TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ
Một nhóm khoảng 20 người gồm thân nhân của tù chính trị và những người từng ở tù vì bất đồng chính kiến đã gặp mặt nhau nhân dịp một người Úc gốc Việt về thăm nhưng lại bị mật vụ Sài Gòn câu lưu, buộc viết cam kết “không chia xẻ bài chống phá đảng vànhà nước CSVN”.
Nội vụ xảy ra vào khoảng 10 giờ đêm ngày 1/11. Sau khi tàn tiệc tại một nhà hàng ở quận 12, nhóm người này ra về nhưng bị lực lượng cảnh sát chặn lại để kiểm tra nồng độ cồn và sau đó đưa về các trụ sở công an phường khác nhau trong quận để thẩm vấn.
Một người ẩn danh cho biết vàohôm qua 4/11 là lực lượng công an chận bắt nói trên rất hùng hậu, gồm đủ mọi thành phần. Sau đó cả nhóm bị ép buộc lên xe công an, chở về đồn để xét nghiệm ma túy.
Trong số những người bị câu lưu có hai tù nhân lương tâm đã ra tù vào năm 2023 là Đỗ Thế Hóa và Hồ Đình Cương, cùng một số phu nhân như bà Lê Thị Thập, vợ tù nhân Lưu Văn Vịnh, và bà Nguyễn Thị Châu, vợ tù nhân Nguyễn Ngọc Ánh.
Một số nạn nhân cho biết họ bị chia ra thành nhiều tốp nhỏ và đưa về trụ sở công an của một số phường của quận 12. Tại đó, nhóm mật vụ tra hỏi họ về mục đích của buổi gặp mặt cũng như các mối quan hệ xã hội.
Đám công an tiến hành lục soát tư trang và buộc phải giao nộp điện thoại, cung cấp mật khẩu để công an xem tin nhắn trên mạng.Một số bị buộc viết cam kết "không chia xẻ bài chống phá chế độ”, không được tiết lộ nội dung buổi làm việc, sau đó được trả tự do vào lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau.
Hai người khác trong đó có một người Úc gốc Việt bị câu lưu khoảng 24 tiếng mới được cho về.
2/ BLOGGER NGƯỜI BUÔN GIÓ BỊ MẤT TÍCH KHI VỀ THĂM MẸ Ở HÀ NỘI
Ông Bùi Thanh Hiếu, một blogger đã tỵ nạn chính trị 12 năm tại Đức, đã mất tích nhiều ngày khi về Việt Nam thăm mẹ già bệnh nặng và mới xuất hiện trở lại ở Hà Nội.
Ông Bùi Thanh Hiếu 52 tuổi, còn gọi là blogger Người Buôn Gió, chuyên viết về chính trị nội bộ Việt Nam, từ Đức bay đến Bangkok sau đó bay về phi trường Nội Bài vào ngày 20/10. Bạn bè của ông sau đó báo động về việc ông mất tích, tình nghi là bị công an Hà Nội tạm giữ.
Vào ngày 3/11, bà Oanh Kim Bùi, chị của ông Hiếu, đã đăng tải một tấm ảnh trên mạng, cho thấy ông Hiếu đang ngồi cạnh mẹ già của mình. Bà Oanh xác nhận là ông Hiếu đang ở nhà mình, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Trong cùng ngày, bà Oanh đăng tải các hình ảnh và video cho thấy ông Hiếu đang đi thăm họ hàng, bạn bè và hàng xóm cũ. Trong một video, ông xác nhận là vọ con ra khỏi VN, ông mới được phép vào VN nhưng chỉ có 3 ngày thôi.
Ông Lê Trung Khoa, chủ bút của trang Thoibao.de tại Đức, cho biết thêm vài ngày trước ông đã làm văn bản báo cáo vụ ông Bùi Thanh Hiếu về Việt Nam và đã mất tích cho bộ ngoại giao Đức. Tuy nhiên theo ông Khoa, chính quyền Đức chỉ xác nhận đã nhận được văn bản và không cho biết gì thêm.
3/ MÃ LAI PHẢN ĐỐI VIỆC VN MỞ RỘNG BÃI THUYỀN CHÀI Ở TRƯỜNG SA
Bộ ngoại giao Mã Laiđã gửi thư khiếu nại tới bộ ngoại giao Việt Nam vào đầu tháng 10, nội dung cáo buộc Hà Nội mở rộng bãi Thuyền Chài ở Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Cho đến nay, Việt Nam chưa phản hồi lá thư này của Mã Lai, theo tiết lộ của hai nguồn tin vào hôm qua 4/11.
Các hoạt động leo thang xung đột trên Biển Đông phần lớn đều liên quan đến Trung Cộng. Tuy nhiên, lá thư khiếu nại của Mã Lai gửi tới Việt Nam là một động thái leo thang song phương hiếm hoi mà không liên quan đến quốc gia khổng lồ ở phía bắc Biển Đông.
Lá thư này khiếu nại việc Việt Nam mở rộng nhân tạo bãi Thuyền Chài. Bãi Thuyền Chài là một đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng.
Vào cuối tháng Mười, báo chí quốc tếloan tin Việt Nam đang xây dựng một phi đạo trên bãi Thuyền Chài. Theo bản tin của thông tấn xã Reuters, bức thư được gửi đi trước những bản tin trên. Lá thư cũng chỉ phê phán việc mở rộng đảo nhỏ chứ không chỉ trích việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Reuters cho biết cả hai bộ ngoại giao Việt Nam và Mã Lai đều không trả lời yêu cầu bình luận.
Biển Đông tồn tại ba nhóm tranh chấp. Một là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam, Trung Cộng và Đài Loan. Hai là tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa giữa Trung Cộng, Đài Loan, Mã Lai, Việt Nam, Brunei và Philippines.
Nhóm tranh chấp thứ ba liên quan đến đường lưỡi bò mà Trung Cộng áp đặtchủ quyền trên Biển Đông, chồng lấn với phần lớn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.
4/ TRUNG CỘNG ĐÃ BẮT GIAM NGƯ DÂN VN HƠN 6 THÁNG QUA
Nhóm nghiên cứu được bạo quyền Trung Cộng hậu thuẫn cho biết một số ngư dân người Việt đang bị giam giữ vì “đánh cá bất hợp pháp” tại vùng biển Hoàng Sa.
Một số ngư dân Việt đã bị phía Trung Cộng giam giữ tại quần đảo Hoàng Sa hơn sáu tháng qua, theo báo cáo của một viện nghiên cứu ở Trung Cộng.Thông tin này được đưa ra vài ngày sau khi phía Việt Nam ra yêu sách đòi Trung Cộng thả toàn bộ ngư dân và thuyền cá, cũng như ngưng sách nhiễu hoạt động đánh cá của Việt Nam.
Sáng kiến Thăm dò Biển Đông, viết tắt SCSPI, là một viện nghiên cứu được bạo quyền Trung Cộng hậu thuẫn có trụ sở ở Bắc Kinh.Tổ chức này cho biết những ngư dân Việt “bị bắt giữ vào tháng 4 và tháng 5”, vì đánh cá tại khu vực biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên họ không cho biết về số lượng người bị bắt giữ.
Việt Nam, Trung Cộng và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, còn được biết đến tên quốc tế là Paracels, nhưng phía Trung Cộng mới là bên kiểm soát toàn bộ quần đảo này từ năm 1974 sau khi tấn chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Vào tuần trước, phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố VN đã phản đối “dữ dội” và yêu cầu Trung Cộng ngay lập tức thả các ngư dân và ngư cụ, bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại, và chấm dứt quấy nhiễu ngư dân Việt Nam.
Sáng kiến Thăm dò Biển Đôngcáo buộc những ngư dân Việt bị bắt giữ vì “đánh bắt san hô sống, xử dụng kích điện và các hình thức đánh bắt hủy diệt môi trường khác”. Tổ chức này còn công bố hình ảnh mà họ cho là thuốc nổ và kíp nổ được sử dụng bởi ngư dân người Việt tại Hoàng Sa.
Nhưng theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu, viết tắt là AMTI, có trụ sở ở Hoa Kỳ, cho biết tính riêng về hoạt động kéo lưới thì “Trung Cộng và Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong tổng sản lượng đánh bắt ở Biển Đông”.
Trong báo cáo được công bố vào tháng 12 năm 2023, tổ chức nói trên cũng cáo buộc Trung Quốc gây ra nhiều vụ phá hủy rạn san hô lớn nhất ở Biển Đông thông qua việc nạo vét và lấp đất, chôn vùi gần25 cây số vuông rạn san hô. Việt Nam đứng thứ hai với gần 6 cây số vuông.
No comments:
Post a Comment