Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Minh Nguyệt & Vũ Đình trình bày sau đây.
1/ HỘI THÁNH TIN LÀNH BIỂU TÌNH ĐÒI LẠI NGÔI TRƯỜNG CHO MƯỢN 50 NĂM
Nhà cầm quyền thành Hồ đã tạm dừng sửa chữa trung tâm giáo
dục thường xuyên quận Phú Nhuận sau khi tín hữu của Hội thánh Tin Lành Gia Định
căng biểu ngữ biểu tình phản đối trong hai ngày 18 và 19/11.
Theo một video đăng tải trên trang mạng của hội thánh này,
một mục sư cho biết cơ sở này vốn là trường tư thục của Hội thánh Tin Lành Gia
Định, thành lập từ năm 1950 và có giấy tờ hợp pháp. Đến tháng 8 năm 1975, quản
nhiệm hội thánh làm đơn cho nhà nước VN thuê mướn nhưng trong đơn vẫn khẳng
định trung tâm này vẫn thuộc quyền sở hữu của Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Trong thời gian đó, hội thánh vẫn xử dụng cơ sở này trong
các ngày Chủ nhật. Sau nhiều lần chi hội Gia Định gửi đơn đề nghị được toàn
quyền xử dụng như đúng quyền sở hữu nhưng hội thánh chưa nhận được câu trả lời
chính thức từ nhà nước VN.
Trong nhiều năm qua, trường vẫn là trường trung học, nhưng
một năm trước thì dừng, với nhà cầm quyền địa phương có ý định chuyển thành trường
tiểu học Trung Nhất. Cũng theo mục sư đại diện, vào ngày 11/11 vừa qua, hội
thánh đã yêu cầu trường dừng thi công và sửa chữa vì đây đang là đất tranh
chấp.
Vào ngày 18/9, hàng chục tín hữu đã kéo đến sân trường để
ngăn cản việc thi công và ăn ngủ tại hiện trường sang ngày hôm sau. Nhà cầm
quyền địa phương cũng cho hàng chục quan chức đến hiện trường, nhưng không xảy
ra xô xát.
Đến tối hôm sau, nhiều công an và cảnh sát giao thông cùng
xe cứu thương đã kéo đến gần khu vực tranh chấp. Đến 10 giờ đêm, có ba quan
chức quận đến nhà thờ gặp chấp sự, ký giấy cam kết ngừng thi công. Khi đó các
tín hữu mới rời khỏi hiện trường.
Mục sư đại diện cho biết hội thánh đã 6 lần gửi đơn lên nhà
cầm quyền với yêu cầu hoàn trả mảnh đất trên.
2/ BỘ CÔNG AN CSVN DẪN ĐỘ 16 NGƯỜI ĐÀO TẨU TỪ NĂM 2008
Bộ công an CSVN cho biết đã dẫn độ 16 người bị truy nã từ
nước ngoài về Việt Nam trong 16 năm qua, trung bình mỗi năm chỉ có một trường
hợp, trong tổng số 128 người bị truy nã.
Trong số này, chỉ có 98 hồ sơ được thiết lập và gửi cho các
cơ quan có thẩm quyền quốc tế, bao gồm 70 yêu cầu theo các hiệp định song
phương và 28 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại.
Có 16 người đã bị dẫn độ về Việt Nam, với 18 người khác bị
phía nước ngoài từ chối. Hai yêu cầu khác đã kết thúc vì một người bị yêu cầu
dẫn độ đã qua đời và người còn lại đã bị bắt khi trở về Việt Nam.
Báo chí lề đảng không nêu danh tính của những người nêu
trên mà chỉ đăng tải hình ảnh của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên "lệnh truy
nã" làm ảnh bìa cho bản tin. Trong khi đó, bộ công an cho biết đang làm
việc với các quốc gia đối tác để giải quyết các yêu cầu dẫn độ còn lại.
Việc ký kết và áp dụng các hiệp định song phương về dẫn độ
được coi là một yếu tố quan trọng để củng cố cơ sở pháp lý cho hợp tác quốc tế
trong lãnh vực này.
3/ QUỐC HỘI VN SẼ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ GIẢI CỨU VIETNAM AIRLINES
Quốc hội Việt Nam vào hôm qua 25/11 đã họp bàn về cách tháo
gỡ khó khăn và những phương án để trợ giúp cho hãng hàng không quốc doanh
Vietnam Airlines huy động đến 22 nghìn tỷ đồng bằng cách bán cổ phiếu mới cho
các cổ đông hiện hữu.
Số vốn gần 1 tỷ Mỹ kim này là nhằm giúp hãng này giải quyết
dứt điểm các khoản nợ trong dịch Vũ Hán và phục hồi năng lực tài chánh. Đề nghị
huy động vốn nói trên được đưa ra trong đề án tái cơ cấu Vietnam Airlines. Hiện
Vietnam Airlines không thực hiện được đề nghị nói trên là vì vướng quy định
trong luật chứng khoán và luật quản trị vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất.
Việc huy động cổ phiếu nói trên được chia làm 2 giai đoạn.
Trong giao đoạn 1, ủy ban quản lý vốn nhà nước sẽ đầu tư mua cổ phiếu tại hãng
Vietnam Airlines, lên đến 9 ngàn tỷ đồng. Giai đoạn 2, nhà nước sẽ thực hiện việc
chuyển giao quyền mua cổ phần cho các công ty khoảng 13 ngàn tỷ đồng.
Cần biết là vào năm 2020, quốc hội Việt Nam đã thông qua một
nghị quyết “tháo gỡ khó khăn” cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Vũ
Hán, lên đến 12 ngàn tỷ đồng. Đến tháng 7, quốc hội Việt Nam cũng thông qua nghị
quyết cho phép Vietnam Airlines được gia hạn trả nợ với khoản vay 4 ngàn tỷ
đồng.
Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc doanh, với sở hữu nhà
nước hơn 86% và công ty ANA Holdings của Nhật sở hữu gần 6%.
https://www.voatiengviet.com/a/7876230.html
4/ VN SẼ TÁI TỤC DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở TỈNH NINH THUẬN
Ban chấp hành trung ương đảng CSVN vừa quyết định tái khởi
động dự án điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận để đáp ứng nhu cầu điện của Việt
Nam.
Báo chí lề đảng trích dẫn thông cáo của văn phòng trung
ương đảng cho biết là quyết định này được đưa ra tại hội nghị trung ương vào
sáng hôm qua 25/11.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng bí thư CSVN Tô Lâm nhấn mạnh
việc khởi động chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên
cứu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là công việc quan trọng để phát triển hạ
tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Cần biết Việt Nam đặt mục tiêu đưa công suất phát điện tăng
thêm 15% mỗi năm để bảo đảm an ninh năng lượng và mức tăng trưởng kinh tế 7%
một năm. Việt Nam cũng có kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng từ điện gió
và khí hóa lỏng.
Tuy nhiên trong các tháng qua, một loạt các nhà đầu tư nước
ngoài đã rút khỏi các dự án điện gió ngoài khơi của Việt Nam do khó khăn về quy
định trong lãnh vực này. Đó là các hãng Enel của Ý, Equinor của Na Uy và Orsted
của Đan Mạch.
Vào năm 2009, Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch dây dựng hai
nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận nhưng sau đó đã phải bỏ kể
hoạch này vào năm 2016 sau thảm họa điện hạt nhân Fukushima ở Nhật.
Các nhà máy điện hạt nhân Việt Nam có dự định xây trước đó
có tổng công suất là 4 gigawatt do tập đoàn Rosatom của Nga và công ty Atomic
Power của Nhật xây dựng.
No comments:
Post a Comment