Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Đồng Tâm trình bày sau đây.
1.LIÊN ĐOÀN KHMER KAMPUCHEA-KROM KÊU GỌI VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO CÁC NHÀ SƯ KROM
Hôm 19/11, Liên đoàn
Khmer Kampuchea-Krom (KKF) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho năm nhà sư và bốn phật tử
người Khmer Krom trước phiên tòa xét xử dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày
26-27/11 tới.
Thông cáo được viết
bằng tiếng Anh, nói rằng những người bị bắt là nhà sư và nhà hoạt động Khmer
Krom đấu tranh cho quyền tự do và thực hành tôn giáo ôn hòa.
Chín nhà hoạt động
nhân quyền nói trên gồm nhà sư Thạch Chanh Đa Ra và phật tử Kim Khiêm, sẽ bị
đưa ra toà xét xử về cáo buộc "lợi dụng quyền tự do dân chủ" theo
Điều 331 Bộ luật Hình sự; nhà sư Dương Khải, Thạch Quý Lầy, Kim Sa Rương và
Thạch Chóp cùng với ba phật tử là Thạch Nha, Kim Khu và Thạch Ve Sanal bị cáo
buộc tội danh “bắt, giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của Bộ luật Hình
sự. Cả chín người đều sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Thông cáo của KKF cáo
buộc nhà cầm quyền ngược đãi những tù nhân nói trên và dùng thủ đoạn ép buộc
người dân Khmer ở địa phương ký các biên bản làm chứng chống lại các nhà sư tại
phiên tòa sắp tới.
KKF yêu cầu Việt Nam
chấm dứt mọi hình thức quấy rối và đe dọa đối với cộng đồng người Khmer Krom và
kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nhanh chóng và quyết đoán để mang lại
công lý cho họ.
2.BỘ CHÍNH TRỊ KỶ LUẬT ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG
“ĐIỀU TRỊ BỆNH”
Bộ Chính trị CSVN vừa
ra quyết định kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” đối với ông Vương Đình Huệ,
nguyên Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Trang web của Chính phủ CSVN nói
rằng ông “Vương Đình Huệ trong thời gian giữ cương vị ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu
gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và
Nhà nước”.
Nhân vật thứ hai là Võ
Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước cũng bị đưa ra “xem xét” tại cuộc họp của Bộ
Chính trị, nhưng tạm thời chưa ra quyết định kỷ luật vì ông này “đang điều trị
bệnh”. Ông Thưởng bị đồng đảng kết luận rằng “trong thời gian giữ cương vị ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010 - 2015, ủy viên
Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thường trực Ban Bí thư, Chủ
tịch nước đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định
những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả
nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước”.
Cả hai ông Thưởng và
Huệ đều bị phế truất trước khi ông Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước, sau đó kiêm
chức Tổng Bí thư. Cả hai cựu ủy viên Bộ Chính trị này đều dính dáng đến các vi
phạm xảy ra tại hai tập đoàn Phúc Sơn và Thuận An.
Trong vụ án liên quan
Tập đoàn Thuận An, ông Phạm Thái Hà, thư ký lâu năm của ông Vương Đình Huệ, đã
bị khởi tố và bắt giam dưới cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi.”
3.ANH-PHÁP CAM KẾT KHÔNG ĐỂ PUTIN “ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU” TẠI
UKRAINE
Ngoại trưởng Pháp và
Anh hôm 21/11 đã đồng ký tên vào một phát biểu chung, lên án Nga « hủy
diệt kiến trúc an ninh (quốc tế)”, vốn “đã bảo đảm nền hòa bình kéo dài nhiều
thế hệ », sau vụ Nga dùng tên lửa đạn đạo tấn công Ukraine.
Ngoại trưởng Pháp
Jean-Noël Barrot và người đồng nhiệm Anh David Lammy đều đưa ra cam kết cùng
các đồng minh « triển khai mọi nỗ lực cần thiết để giúp Ukraina có được vị
thế thuận lợi nhất, nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và bền vững ».
Cùng ngày, NATO đã một
thông báo nhấn mạnh việc Nga sử dụng « tên lửa đạn đạo tầm trung »
chống lại Ukraina « sẽ không làm thay đổi tiến trình xung đột cũng như
quyết tâm của các đồng minh NATO hậu thuẫn Kiev ». AFP hôm nay 22/11, cho
hay theo một số nguồn tin ngoại giao, NATO và Ukraina có cuộc họp cấp đại sứ
tại Bruxelles vào ngày 26/11, để bàn về cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh
của Nga, theo đề nghị của Kiev.
Báo chí Nga dẫn lời
phát ngôn nhân điện Kremline rằng Matxcơva đã thông báo với Washington 30 phút
trước khi tiến hành cuộc oanh kích. Một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ xác
nhận là phía Mỹ đã được thông báo qua « các kênh giảm thiểu nguy cơ hạt
nhân ».
No comments:
Post a Comment