Sự kiện: Cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vừa qua
đi, dư âm vẫn đang nóng hổi, đâu là những điều quan trọng mà người dân Mỹ đang
nói đến?
Kịch bản:
ML- Chào anh TH và anh HD. Bầu cử Mỹ đã qua rồi, chiến trường đã tạm lắng, hai anh có điều gì muốn chia sẻ không? Riêng ML thì có một vái câu hỏi muốn nêu ra để hai anh cho biết ý kiến. Hai anh có muốn nghe không?
HD- Chào chị ML. Chào anh TH. Gớm, lúc nào nghe tiếng chị ML là y như rằng không có thắc mắc này thì cũng có vấn nạn khác. OK, chuyện bầu cử Mỹ đã xong, cuộc đua giữa hai đội, dĩ nhiên phải có một bên thắng một bên thua, đó là lẽ thường. Chính trị ở Mỹ như cái quả lắc đồng hồ, lúc qua phải, lúc qua trái, sinh hoạt của một quốc gia dân chủ là như thế đấy, vậy chị có câu hỏi gì thì cứ nêu ra để chúng ta thảo luận cho zui đi?
TH- Chào chị ML và anh HD. Anh HD nói đúng, cuộc chạy đua đã kết thúc, bên thắng thì vui, bên thua thì buồn, buồn vui rồi cũng qua đi, người dân Mỹ sẽ mau chóng trở lại cuộc sống bình thường thôi, việc ai người ấy phải lo. Bánh xe lịch sử nước Mỹ cứ lăn đều từ gần 250 năm rồi, tuy thể chế chính trị ấy chưa hoàn hảo, nhưng nó vẫn ngọn hải đăng, là mơ ước của nhiều quốc gia trên thế giới, trong ấy có Việt Nam của chúng ta đấy. Hồi nãy nghe chị ML có những câu hỏi hay ý kiến gì muốn nêu ra để chúng ta cùng chia sẻ, vậy chi nêu ra xem thế nào?
ML- Cảm ơn hai anh. ML có nhiều thắc mắc, chắc sẽ không nói hết một lần hôm nay được. Bây giờ ML chỉ muốn nêu ra vài câu hỏi thôi. Câu hỏi đầu tiên là theo hai anh thì việc đầu tiên chính quyền mới phải giải quyết là gì?
HD- HD không phải là chính trị gia, cũng không phải là người ngồi trong nội các tương lai của chính quyền mới, nhưng theo thiển ý chủ quan của HD, thì chính quyền mới phải giải quyết dựa theo ý nguyện của cử tri đã bỏ phiếu cho mình.
ML- Vậy làm sao biết rõ ý muốn của cử chứ?
TH- Biết chứ chị. Qua các cuộc phân tích dựa vào khuynh hướng bỏ phiếu của cử tri trong cuốc bầu cử vừa qua, người ta dựa vào kết quả cho thấy vấn đề kinh tế và lạm phát chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là nhập cư và an ninh biên giới, rồi mới đến vấn đề phá thai, vấn đề xã hôi, sức khỏe, đến giáo dục, rồi năng lượng và biến đổi khí hậu sức, có sức năng rất thấp.
ML- Như vậy chính quyền mới sẽ phải chọn ưu tiên như thế nào để giải quyết các vấn đề theo ý muốn của người dân?
HD- Theo thiển ý chủ quan của HD thì tất cả những gì người dân muốn, chính quyền phải thi hành, nhưng sau đây là những đòi hỏi phải ưu tiên mà chính quyền mới phải thực hiện. (1) Kinh tế và lạm phát. (2) Tự chủ năng lượng. (3) Nhập cư và an ninh biên giới. (4)Y tế và sức khỏe cộng đồng. (5) Giáo dục và xã hội. (6) Bảo vệ các giá trị truyền thống. Tóm gọn thì như thế, nhưng mỗi vấn đề lại có hàng trăm việc phải làm, chúng ta không thể bàn sâu lần này được.
ML- Những điểm anh HD vừa nêu ra, hình như chỉ là những vấn đề đối nội thôi phải không? Vậy còn vấn đề đối ngoại thì sao? Đâu là những hồ sơ mà cử tri mỹ quan tâm?
TH- Chị nói đúng. Như chị đã thấy, cuộc bầu cử của nước Mỹ có ảnh hưởng toàn cầu. Rồi đây rất nhiều vấn đề sẽ thay đổi tùy theo quyết định của chính quyền Mỹ. Những hồ sơ quan trọng mà người dân HK muốn thấy chính quyền mới giải quyết gồm: (1) Quan hệ giữa HK và Trung Cộng. (2) Nga xâm lược Ukraine và thế lực bành trướng của Putin. (3) Vấn đề bất ổn ở Trung Đông (Do Thái/Palestine) (4) Quan hệ HK và NATO. (5) Thương mại quốc tế, trong ấy có Trung Quốc, Liên Âu, Bằc Mỹ, Nam Mỹ. Ấn Đô Thái Bình Dương, và Phi Châu. (6) Chương trình hạt nhân Iran và Bắc Triều tiên. (7) An ninh biên giới HK và di dân quốc tế. (8) Môi trường và biến đổi khí hậu. Đó chì là những hồ sơ nổi cộm thôi, còn vô số những vấn đề khác TH không nói hết được.
ML- Wow! Coi bộ có quá nhiều chuyện chính quyền mới phải giải quyết. Ngoài những chủ đề lớn hai anh vừa nói đến, còn có vấn đề nào hai anh cho là nóng nữa không?
HD- Theo HD về mặt đối nội, cho đến nay đảng CH đã chiếm đa số ở thượng viên, nếu trong ít ngày nữa nếu đảng CH cũng kiểm soát luôn ở Hạ viện, thì những vấn đề giảm thuế, khai thác năng lượng trong nước, kiểm soát biên giới sẽ được tiến hành ngay. Còn các hồ sơ khác sẽ lần lượt được giải quyết.
TH- Tuy nhiên chúng ta đừng quên rằng dù CH có kiểm soát cả thượng viện lẫn hạ viện, không phải chính sách nào cũng dễ dàng được thông qua đâu. Riêng về đối ngoại thì ưu tiên sẽ là vụ xung đột Trung Đông, chiến tranh Ukraine, tăng cường an toàn cho Đài Loan, vụ hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên. Đó chỉ là suy đoán chủ quan của TH thôi, vậy chúng ta cứ chờ xem mọi chuyện sẽ diễn ra thế nào đã.
ML- ML thấy bà con ở VN cũng theo dõi cuộc bầu cử ở HK vừa qua, theo hai anh, kết quả bầu cử HK có ảnh hưởng gì đến VN không?
HD- Chắc chắn người dân ở VN họ hiểu được phần nào sinh hoạt dân chủ ở Mỹ, và họ mong ước một ngày nào đó, những cuộc bầu cử cũng diễn ra tự do và hào hứng như ở Mỹ, chỉ ngặt một điều là nhà nước CSVN không muốn như thế, nên chẳng biết đến khi nào ở VN mới có bầu cử tự do đây?
TH- Đó chính là cái điểm “nghẽn” mà ông Tô Lâm nói đến. Cái thể chế độc tài đảng trị áp đặt trên người dân VN từ gần 80 năm ở Miền Bắc và 50 năm trên toàn cõi VN, nó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, làm thui chốt những sáng kiến, những tài năng của dân tộc, cho nên chúng ta có bổn phận thúc đẩy những người trẻ VN, những ai có cơ hội học hỏi ở nước ngoài hoặc hiểu được ưu điểm của nền dân chủ, phải có quyết tâm tranh đấu để thiết lập một thể chế dân chủ cho VN, thay vì thụ động ngồi chờ sung rụng!
ML- ML cũng nghĩ vậy, rất tiếc là VN vẫn bị lệ thuộc vào TC, cho nên khó thoát khỏi cái vòng kim cố ấy hai anh ạ.
HD- Đành là thế. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Nếu muốn có tự do dân chủ thì phải chấp nhận hy sinh thôi. Đề tài này có nhiều điều chúng ta phải thảo luận sâu rộng hơn, nên HD đề nghị lần tới chúng ta sẽ bàn kỹ hơn, dược chứ.
TH- OK.....
No comments:
Post a Comment