Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Miên Dương
1) TIN HÀ HỘI: LÀM SAO GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI?
Người dân thủ đô Hà Nội càng ngày càng phải chịu đựng nạn ô nhiễm không khí
cao, mặc dầu nhà cầm quyền đã đưa ra nhiều biện pháp. Cụ thể tháng 3/2024, Hà Nội công bố kế hoạch quản lý chất lượng môi trường
không khí thành phố đến năm 2030, định hướng đến 2035. Kế hoạch nhằm đưa ra mục tiêu cụ thể như 75-80% số ngày trong năm có lượng không khí tốt
và trung bình. Đến năm 2030, nồng độ bụi PM 2.5 ở nội đô dưới mức 40 và dưới 35
ở vùng ngoại thành. Tổng phát thải bụi giảm khoảng 6,200 tấn, tương đương với
20% so với năm 2019. Đẩy mạnh dự án trồng thêm cây xanh.
Măc dù vậy, tình trạng vẫn chưa được cải thiện, mà còn có mức ô nhiễm gia tăng. Lý do chính là
mật độ dân số cao, hiện nay thành phố có hơn 8 triệu người sinh sống, mật độ
2,398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với trung bình cả nước. Kế dến là số phương
tiện giao thông rất lớn. với 1,1 triệu ôtô, 6,9 triệu xe máy.
Muốn đạt được các mục tiêu đề ra, nhà cầm quyền sẽ đưa ra các biện pháp mới,
như cấm các loại xe vận tải chạy dầu cấm đi vào thành
phố, giới hạn hoặc cấm hẳn xe gắn máy chạy vào nội thành, phát triển các phương tiện giao thông
công cộng. Nhưng tiến độ cải thiện luôn luôn chậm, chưa nói đến những trở ngại như thiếu ngấn sách và nạn tham nhũng hoành hành.
2) TIN TỪ CÔ ĐÔ HUẾ: KHÁNH THÀNH ĐIỆN THÁI HÒA SAU BA NĂM TRÙNG TU
Lễ khánh thành Điện Thái Hòa đã diễn ra Ngày 23/11/2021.
Điện Thái Hòa nằm trong hoàng thành Huế. Đây là nơi 13 vị vua triều Nguyễn
lên ngôi, được Trung tâm Bảo tồn di tích
cố đô Huế trùng tu với tổng kinh phí 128 tỷ đồng (Gần 6 triệu Mỹ kim) từ nguồn ngân sách nhà nước. Điện Thái Hòa được vua Gia Long khởi công
xây dựng vào năm 1805. Toàn khu vực có tổng diện tích 7,100 m2, trong đó khuôn
viên rộng 4,851 m2, Điện Thái Hòa rộng
1.440 m2, sân Đại Triều Nghi rộng 1.640 m2. Sau ba năm trùng tu, công
trình khánh thành vào
chiều ngày 23/11.
Điện Thái Hòa là một trong những công trình đồ sộ mang tính biểu tượng của
vương triều Nguyễn, nơi diễn ra các buổi triều nghi quan trọng của triều đình
như lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần và các buổi đại triều hai lần
vào ngày mùng một và 15 Âm lịch hàng tháng.
Trải qua chiến tranh và thiên tai, điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng.
Nhiều cấu trúc bằng gỗ đã bị mối mọt và mục ruỗng, không bảo đảm an toàn. Cơn bão Noul năm 2020 đã làm hư hại
phần mái ngói, phải che tạm thời bằng bạt. Sau 3 năm trùng tu, Điện Thái Hòa đã có được dáng vẻ cố đô một thời trong lịch sử nước nhà,
không phải chỉ chào đón du khách, mà là nơi thể hiện nét văn hóa của dân tộc.
3) PUTIN RA LỆNH SỬ DỤNG HỎA TIỄN TẦM TRUNG ĐỂ TẤN CÔNG UKRAINE
Trong cuộc họp với giới chức quốc phòng Nga hôm qua, 22/11/2024, tổng thống
Vladimir Putin ra lệnh tiếp tục « bắn thử » loại hỏa tiễn chiến lược tầm trung, dùng để tấn công một thành phố của Ukraine hôm 21/11, đồng thời yêu cầu chuyển sang « sản xuất hàng loạt ». Theo báo
chí Nga, được Le Monde trích dẫn, tổng thống Nga nhấn mạnh đây là loại hỏa tiễn
«có độ chính xác cao, nhưng không phải vũ khí hủy diệt hàng loạt ». Theo AFP,
trong phát biểu trước ban lãnh đạo bộ Quốc Phòng và các đại diện ngành công
nghiệp quân sự, được phát trên truyền hình sau đó, tổng thống Nga đã hoan
nghênh vụ bắn thử thành công hỏa tiễn Orechnik. Ông yêu cầu
« tiếp tục các cuộc bắn thử, đặc biệt trong tình huống chiến đấu, và căn cứ
theo bối cảnh và bản chất của các đe dọa đối với an ninh của nước Nga ».
Cũng trong cuộc họp này, tư lệnh các lực lượng hõa tiễn chiến lược của Nga, tướng Serguei Karakaiev tuyên bố hỏa tiễn Orechnik, với tầm bắn từ 3,000 đến 5.500 km, « có thể tấn công mọi mục tiêu tại châu Âu ». Trong phát biểu hôm 21/11, tổng thống Nga khẳng định vụ bắn hỏa tiễn này là nhằm để trả đũa việc phương Tây bật đèn xanh cho Ukraine dùng hỏa tiễn chiến thuật tầm xa tấn công sâu vào đất Nga.
4) MỸ TRỪNG PHẠT THÊM KHOẢNG 30 DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CƯỠNG
BỨC
Hôm 22/11/2024, Bộ Thương Mại Mỹ. Bà Katherine Tai, trong buổi điều trần
trước Thượng Viện hồi tháng 10/2021, đã thông báo đưa thêm khoảng 30 doanh nghiệp
Trung Quốc vào danh sách bị cấm xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, do cáo buộc sử
dụng lao động cưỡng bức tại Tân Cương.
Theo bộ trưởng Thương Mại Mỹ, việc bổ sung các doanh nghiệp nói trên vào
danh sách đen cho thấy Washington «duy trì chủ trương cấm nhập khẩu hàng hóa,
do lao động cưỡng bức thuộc cộng đồng Duy Ngô Nhĩ hay các cộng đồng sắc tộc và
tôn giáo thiểu số khác ở Tân Cương » sản xuất. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết cụ
thể là, hiện tại có tổng cộng 107 doanh nghiệp, sử dụng lao động cưỡng bị, bị cấm
xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Ủy ban Hạ Viện Mỹ phụ trách các vấn đề liên quan đến đảng Cộng Sản Trung Quốc
ra một thông báo riêng, hoan nghênh «bước tiến» nói trên, đồng thời khẳng định
là các doanh nghiệp Mỹ «phải cắt toàn bộ giao dịch với các doanh nghiệp có liên
hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc và phát triển một chuỗi cung ứng hoàn toàn
không liên quan đến lao động bị cưỡng bức».
No comments:
Post a Comment