Trung Quốc đang suy thoái về kinh tế vì Đại dịch Vũ Hán, Khủng hoảng bất động sản và nợ công chồng chất. Nhà độc tài Tập Cận Bình có thể phải gây chiến bên ngoài, với Đài Loan hoặc tại Biển Đông, hầu lấy lý do đàn áp đối lập bên trong hầu giữa vững ngôi vị lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hiếu Chân với tựa đề: “Trung Quốc gã khổng lồ nhiễm bệnh” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Hiếu Chân
Người
ta thường nói, hễ Trung Quốc hắt hơi thì thế giới cảm cúm vì nước này là nguồn
sản xuất và cung cấp hàng hóa các loại cho thị trường toàn cầu. Nhưng đã có
những dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang gặp bão và có thể ảnh hưởng xấu
đến phần còn lại của thế giới.
Số
liệu thống kê do nhà nước Trung Quốc công bố cho thấy trong tam cá nguyệt kết
thúc vào Tháng Sáu, 2022, nền kinh tế đã co lại 2.6%. So với một năm trước, kinh
tế nước này chỉ tăng với tốc độ 0.4%/năm – một mức thấp không tưởng tượng được
do trong thời kỳ 2011-2020, Trung Quốc tăng trưởng bình quân 6.8% mỗi năm, còn
trước đó mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc luôn đạt hai con số.
Nguyên
nhân chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được các chuyên gia cho là
do chính sách chống dịch cứng ngắc “zero-COVID” của nước này; nhiều thành phố,
khu công nghiệp phải đóng cửa khi có trường hợp nhiễm virus Corona. Thành phố
Thượng Hải (Shanghai) chẳng hạn, bị phong tỏa suốt 60 ngày khi số người nhiễm
COVID-19 lên tới 26,000 ca mỗi ngày hồi Tháng Tư.
Việc
phong tỏa các thành phố làm gián đoạn hoạt động sản xuất công nghiệp và vận tải
đường biển của Trung Quốc, tạo ra nạn khan hiếm hàng hóa trên toàn cầu và là
một trong những nguyên nhân đẩy giá cả hàng hóa tăng cao trên toàn thế giới.
COVID-19
không phải là lực cản duy nhất của kinh tế Trung Quốc. Chuyên gia Singleton cho
rằng mặc dù COVID-19 góp một phần vào những rắc rối ban đầu nhưng sự chậm lại
của Trung Quốc là do “các vấn đề mang tính hệ thống, cấu trúc sâu sắc hơn
nhiều.” Hai khối u mãn tính trong cơ thể kinh tế Trung Quốc là thị trường bất
động sản và cục nợ trong ngành tài chính-ngân hàng.
Ông
Singleton giải thích: “Lĩnh vực bất động sản chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc,
vì vậy một sai lệch nhỏ trong thị trường đó cũng có thể tác động lớn đến sản
phẩm nội địa toàn cầu và tăng trưởng rộng lớn hơn của Trung Quốc.”
Đã
thế, trong vài tuần qua lại xuất hiện phong trào người mua từ chối (boycott)
trả tiền vay mua nhà (mortgage) vì không nhận được nhà đã đặt mua. Theo thông
tin từ công ty Thông Tin Bất Động Sản Trung Quốc, hôm Thứ Hai, 11 Tháng Bảy,
người mua nhà ở 28 dự án đã quyết định ngừng đóng tiền “mortgage,” con số đó
tăng lên 58 dự án hôm Thứ Ba, hơn 100 dự án hôm Thứ Tư và nay đã lan rộng tới
86 thành phố. “Nếu người mua ngừng đóng tiền thì xu hướng đó không chỉ đe dọa
sức khỏe của hệ thống tài chính mà còn có thể gây ra các vấn đề xã hội trong
lúc nền kinh tế đang đi xuống,” bà Betty Wang, kinh tế gia cao cấp của ngân
hàng Úc ANZ thông báo với khách hàng.
Tình
trạng u ám của thị trường bất động sản đe dọa hệ thống ngân hàng Trung Quốc vốn
đã ngồi trên núi nợ. Người nước ngoài đến Trung Quốc thường trầm trồ thán phục
những thành phố hào nhoáng, những phi trường khổng lồ, hệ thống đường sá nhộn
nhịp. Ít ai biết những công trình hoành tráng đó được xây bằng tiền vay nợ và
Trung Quốc hiện là con nợ lớn nhất thế giới.
Theo
Giáo Sư Bùi Mẫn Hân, chuyên gia về Trung Quốc của đại học Claremont McKenna
College, California, tỷ lệ nợ so với tổng sản lượng quốc gia (GDP) của nước này
hiện là 264%, tương đương khoảng $46,800 tỷ.
Hoa
Kỳ – nền kinh tế lớn nhất thế giới – hiện mắc nợ khoảng $30,500 tỷ, tương đương
129.8% GDP mà đã liên tục báo động vỡ nợ. Giáo Sư Bùi cho rằng, khi nền kinh tế
phát triển nhanh thường giúp dễ quản lý hoặc thậm chí còn che giấu gánh nặng nợ
nần nhưng hiện nay kinh tế Trung Quốc đã chậm lại đáng kể nên vấn đề nợ nần bị
lộ ra và trở thành một áp lực khủng khiếp.
Tuần
trước hàng ngàn người gửi tiền đã tụ tập biểu tình trước chi nhánh Ngân Hàng
Nhà Nước Trung Quốc ở thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou) tỉnh Hà Nam (Henan) đòi
tiền khi các ngân hàng “đóng băng” tiền gửi tiết kiệm của họ, không cho rút
tiền mà cũng không trả tiền lời. Chính quyền địa phương đã thuê hàng trăm côn
đồ đến đánh đập tàn nhẫn để giải tán nhóm biểu tình, gây phẫn nộ trong dư luận.
Hãy còn quá sớm để dự đoán Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng
tài chính nhưng triệu chứng bệnh hoạn của nền kinh tế này ngày càng lộ rõ.
Nhưng
thôi, bài toán kinh tế Trung Quốc thì để các chuyên gia tìm lời giải. Điều đáng
lo là tình hình Trung Quốc sẽ tác động xấu tới thế giới bên ngoài, vốn đang vật
vã với lạm phát cao và cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Hiện
nay là thời điểm rất nhạy cảm ở Trung Quốc. Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ tổ chức
đại hội vào mùa Thu này, ở đó ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, dự kiến sẽ
được bầu làm lãnh đạo đảng nhiệm kỳ thứ ba, một kỷ lục chưa có tiền lệ. Ông Tập
có thể sẽ làm mọi việc để chứng tỏ rằng Trung Quốc vẫn mạnh mẽ ngay cả khi ông
phải đối mặt với những rắc rối ở trong nước.
Trung
Quốc có thói quen “hướng xung đột ra ngoài:” Mỗi khi trong nước có chuyện bất
ổn thì Bắc Kinh lại gây sự với láng giềng để đánh lạc hướng sự chú ý. Gần đây
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gây sức ép lên đảo quốc Đài Loan, xâm nhập
vùng biển Nhật và liên tiếp tập trận ở Biển Đông Việt Nam khiến Hải Quân Mỹ
phải cử lực lượng tới theo dõi. Để dân chúng không chú ý tới những khó khăn
kinh tế mà đoàn kết chung quanh đại hội đảng Cộng Sản, có thể Bắc Kinh sẽ tìm
cớ gây hấn ở đâu đó trong khu vực.
Bộ
Quốc Phòng Mỹ đã lo ngại một cách hợp lý trước thông tin Dân Biểu Nancy Pelosi
(Dân Chủ-California), chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ghé thăm Đài Loan vào đầu Tháng
Tám trong chuyến công du Châu Á của bà. Một chuyến thăm như vậy có thể tạo ra
cái cớ để Bắc Kinh gây sự một cách không cần thiết.
Cả
thế giới cũng cần phải đề phòng.
No comments:
Post a Comment