Monday, August 8, 2022

Tra tấn tinh thần tù nhân chính trị

Chuyện Nước Non Mình

Thưa quý thính giả, một trong những thủ thuật tàn nhẫn nhất của các chế độc độc tài Phát Xít và cộng sản, từ Hitler đến Stalin, Mao Trạch Đông và CSVN hiện nay, là ngoài nhục hình thô bạo, họ còn đàn áp tinh thần và kết án bệnh tâm thần cho đối lập chính trị, trong khi chính họ là những bệnh nhân tâm thần khát máu của nhân loại văn minh. Qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi bài viết của Hoài Nguyễn với tựa đề: “Tra tấn tinh thần tù nhân chính trị” sẽ được Minh Nguyệt trình bày, để tiếp nối chương trình.

Hoài Nguyễn 

Sau hơn một năm bị giam cầm về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” mà chưa được xét xử, nay nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh lại bị chuyển sang viện pháp y tâm thần để chữa trị, theo tin từ gia đình.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, hôm 6-5, cho truyền thông nước ngoài và một số bè bạn từng làm việc với ông ở báo Thanh Niên, biết rằng Cơ quan điều tra ở Hà Nội đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh bắt buộc tại viện pháp y tâm thần trung ương sau hai lần giám định vì bị rối loạn trầm cảm cấp tính.

Bà Hạnh là nhà bất đồng chính kiến mới nhất được biết đã bị nhà chức trách đưa vào viện tâm thần trong thời gian tạm giam chờ xét xử.

Các trường hợp trước đây là nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, bị bắt từ 7-2018 với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và hiện vẫn chưa được xét xử; hay nhà văn Phạm Thành, bị bắt vào tháng 5-2020 và hiện đang thụ án 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Phải chăng cả bà Nguyễn Thúy Hạnh cho đến các nhà báo Lê Anh Hùng, Phạm Thành đều bị tra tấn tinh thần trong thời gian chờ xét xử đến mức – nói theo cách dân dã của người Sài Gòn, đó là phải vào các nhà thương điên để trị bệnh?

Trong quá khứ, truyền thông nước ngoài từng ghi nhận lời kể của bà Lê Thị Công Nhân – một luật sư sinh năm 1979, nói rằng bà chưa bao giờ bị đối xử bằng bạo lực, hoặc chứng kiến tận mắt cảnh tra tấn nhục hình nào trong suốt thời gian ở tù. Bà chỉ được nghe lại những câu chuyện đó qua những thường phạm bị giam cùng với bà.

Họ là những người cô trực tiếp sống cùng, ăn uống hàng ngày cùng nhau ở trại số 5, Thanh Hóa. Theo bà thì qua kinh nghiệm chứng kiến hậu quả của các vụ hành xử bạo lực như vậy, bà rút ra bốn lý do chính tại sao những chuyện tra tấn nhục hình trong nhà tù lại bị bưng bít.

Thứ nhất, việc tra tấn thường không tiến hành ngay tại phòng giam mà ở phòng hỏi cung, hoặc ở góc hành lang, hay một nơi khuất mắt. “Cán bộ công an điều tra vụ án thường tra tấn để khảo cung bằng những hình thức tra tấn thô sơ, man rợ. Còn cán bộ quản giáo thì đánh đập tù nhân bằng bất cứ món đồ gì mà họ có trong tay khi họ cho rằng tù nhân vi phạm kỷ luật như nói to, hát lớn… Buồn đời hát cũng bị cho là vi phạm” – bà Nhân nói.

Thứ hai, buồng giam được thiết kế khá kín, sâu vào bên trong, ngăn với hành làng bên ngoài bởi hai vách tường và hai lần song sắt. Đấy là không gian đệm giữa buồng giam và hành lang, giữa người tù và công an. “Chính tại cái lồng sắt sâu khoảng độ ba mét này là nơi các tù nhân bị lôi ra tra tấn hành hạ. Những người tù khác không nhìn thấy được bởi mà chỉ được nghe kể lại, hoặc chứng kiến hậu quả của những hành xử bạo ngược mà thôi” – bà Nhân lý giải.

Nguyên nhân thứ ba là bản thân những người bị tra tấn thường tỏ thái độ cam chịu và không đủ can đảm để tố cáo vì sợ bị trù dập. Bà kể lúc mới vào tù, bà đã ngây thơ hỏi họ tại sao họ không báo cho luật sư, hoặc cho người nhà của họ biết, thì được trả lời: “Điên à? Thế thì có mà chết nữa. Nói cho người nhà cũng chẳng giải quyết được gì hết. Không có tiền không giải quyết được gì mà còn bị trù cho thêm!”

Một ghi nhận khác của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vào năm 2016, theo đó một báo cáo có tên “Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi tù nhân lương tâm ở Việt Nam” được tổ chức Ân xá Quốc tế công bố cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về sự tra tấn thể xác và đối xử nghiêm khắc với các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Chau Hen là một nhà hoạt động vì quyền đất đai của người Khmer Krom. Trong thời gian bị giam cầm bốn tháng, anh ta bị đánh bất tỉnh nhiều lần và bị chích thuốc không rõ nguyên nhân gây mất trí nhớ và khiến anh ta không thể suy nghĩ và nói rõ ràng. Có lần anh bị bệnh nặng vì bị sốt cao, các quan chức đã không gửi anh đến phòng y tế của nhà tù cho đến khi anh quá yếu để đi lại và đã giảm cân rất nhiều.

“Khi tôi đến, bác sĩ nhà tù hỏi tôi có chuyện gì với tôi. Tôi mở miệng đáp lại., nhưng không thể nói. Khi tôi không thể trả lời, bác sĩ đánh vào miệng tôi bằng một miếng cao su tròn. Anh ấy hất hàm tôi ra, bao gồm một chiếc răng khôn. Tôi đã mất rất nhiều máu, tôi lại bất tỉnh” – Chau Hen kể.

Lu, một dân tộc thiểu số người Thượng từ tỉnh Đăk Lăk ở Tây Nguyên, đã phải chịu các phiên tra tấn hàng ngày trong bốn tháng. Anh ta thường xuyên bị cảnh sát đánh đập và khi anh ta đòi ăn, anh ta được cho một bát cơm mà hai con chó bị xích bên ngoài phòng giam của anh ta..

Mai Thị Dung, một cựu tù nhân khác được nêu trong báo cáo, nói 22 trong số các bạn tù của bà đã chết vì không được điều trị y tế và hầu hết trong số họ, “bị đối xử tệ hơn chó”.

Đến tháng 6-2016, báo cáo nêu trên cho rằng có ít nhất 86 tù nhân lương tâm ở Việt Nam và những vụ án như Chau Hen và Lu thường phải chịu nhiều hành vi tra tấn. Báo cáo được dựa trên các cuộc phỏng vấn với 18 cựu tù nhân được thả ra trong năm năm trước đó.

 

No comments:

Post a Comment