Thursday, August 18, 2022

Tin Tức, Thứ Năm 18.08.2022

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Miên Dương trình bày sau đây.

1/  BÀ NGUYỄN THỊ TÂM VÀ ÔNG TRỊNH BÁ PHƯƠNG BỊ TUYÊN Y ÁN 

Đúng như dự đoán, ngày 17/8, tòa phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm đã tuyên đối với hai nhà hoạt động nhân quyền là ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm. Cả hai bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án 10 năm tù giam, 05 năm quản chế đối với ông Phương và bà Tâm chịu mức án 06 năm tù giam, 03 năm quản chế. Phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng thời hạn xét xử là 8 tháng thay vì 90 ngày như luật định kể từ phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái.

 

Luật sư Đặng Đình Mạnh tường thuật: “Ông Trịnh Bá Phương ngồi vắt gối dự phiên tòa như không liên quan. Bà Nguyễn Thị Tâm mở lời ‘mắng’ suốt, cho đến tận khi bị đưa lên xe bít bùng”.

Không một người thân nào của hai nhà hoạt động trên được vào tham dự phiên tòa. Vợ ông Phương là bà Đỗ Thị Thu thậm chí còn bị mật vụ hành hung và chửi bới, túm cổ lôi đi khỏi khu vực tòa án.

 

Ngày 24/6/2020, nhà cầm quyền bắt giữ 04 dân oan Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm, bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư. Vụ bắt giữ được cho là nhằm dập tắt mọi tin tức, sự thật từ Đồng Tâm mà bốn nhà hoạt động quả cảm trên giữ vai trò chủ chốt.

2/ ỦY BAN BẢO VỆ KÝ GIẢ KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO NHÀ BÁO ĐOAN TRANG

Vào hôm thứ Ba 16/8, Ủy ban Bảo vệ Ký giả đã ra thông cáo kêu gọi bạo quyền VN hãy trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang, người bị kết án 9 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ CSVN”.

Thông cáo được đưa ra trong lúc bà Đoan Trang sắp bị mang ra xét xử phúc thẩm tại Hà Nội. Trong thông cáo, ông Shawn Crispin, đại diện tổ chức nói trên ở Đông Nam Á, tuyên bố là thay vì tiếp tục truy tố nhà báo Phạm Đoan Trang thì bạo quyền VN nên trả tự do mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.  Điều này theo ông Crispin thì sẽ tốt hơn cho uy tín của họ trên trường quốc tế. Theo thông báo mới đây thì phiên toà phúc thẩm tại Hà Nội sẽ mở vào ngày 25/8.

Nhà báo đấu tranh cho dân chủ Phạm Đoan Trang được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế. Bà đã nhận được hàng loạt giải thưởng về tự do báo chí, tự do xuất bản, và bảo vệ nhân quyền bởi các tổ chức và chính phủ trên thế giới. Trong số đó phải kể đến giải thưởng nhân quyền Martin Ennals, được ví như giải Nobel trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Và mới đây nhất là giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022 do chính tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả trao. 

Ông Trịnh Hữu Long, người đại diện cho nhà báo Phạm Đoan Trang, cho biết là luật sư đã đi gặp bà Trang vào ngày 15/8 và nói chuyện khoảng 15 phút. Theo lời kể của luật sư thì tình hình sức khỏe của bà có vẻ tồi tệ hơn trước rất nhiều sau gần 2 năm bị giam giữ. Bà Trang đang có triệu chứng viêm xoang, viêm khớp và kinh nguyệt kéo dài.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cpj-calls-on-vietnam-authorities-to-release-pham-doan-trang-08172022073550.html

3/ TÒA ĐẠI SỨ MỸ CẢNH BÁO VỀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI VN

Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại VN vừa ra thông báo về dịch sốt xuất huyết sau khi bộ y tế nước này vừa công bố về tình trạng gia tăng số ca nhiễm.

Lời cảnh báo được đưa lên trang mạng của cơ quan ngoại giao này, cho biết là bộ y tế VN vào hôm 9/8 ghi nhận hơn 136 ngàn ca sốt xuất huyết trong 7 tháng đầu năm nay,tức cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tòa đại sứ Mỹ nhấn mạnh là hầu hết các ca nhiễm xảy ra ở các tỉnh miền nam, bao gồm cả Sài Gòn, mặc dù số ca nhiễm ở miền bắc cũng đang gia tăng.

Thông cáo cho biết thêm là các ca bệnh sốt xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng trong vòng vài giờ sau đó. Tòa đại sứ cũng cho biết là vi khuẩn sốt xuất huyết và vi khuấn Vũ Hán có thể gây ra các “triệu chứng tương tự trong giai đoạn đầu”, thậm chí là những con muỗi này cũng dễ lây lan dịch bệnh Zika.

Việt Nam vào tháng 7 ghi nhận khoảng 89 ngàn người bị nhiễm sốt xuất huyết trong 6 tháng đầu năm, tăng gấp đôi so với một năm trước đó, với số tử vong tăng gấp ba lần, lên 34 người . Thế nhưng chỉ trong vòng một tháng, số người bị nhiễm sốt xuất huyết đã tăng lên 136 ngàn người.

https://www.voatiengviet.com/a/d%E1%BB%8Bch-covid-ch%C6%B0a-d%E1%BB%A9t-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-d%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%91t-xu%E1%BA%A5t-huy%E1%BA%BFt/6704966.html

4/ HÀNG LOẠT VỤ NỔ BOM TẠI 17 ĐỊA ĐIỂM Ở MIỀN NAM THÁI LAN

Hàng loạt vụ nổ bom đã diễn ra tại 17 địa điểm ở miền nam Thái Lan vào ngày thứ Tư 17/8 đã khiến ít nhất 7 người bị thương.

Giới chức Thái Lan cho biết các vụ nổ bom và hỏa hoạn sau đó dường như là những vụ tấn công phối hợp. Các vụ tấn công bằng bom và phóng hỏa xảy ra sau nửa đêm và nhắm vào các cửa hàng lợi ích và một trạm xăng ở 3 tỉnh làm ít nhất 7 người bị thương, theo tuyên bố của cảnh sát và quân đội. Hiện chưa có tổ chức hay cá nhân nào thừa nhận đứng sau loạt vụ tấn công trên.

Các tỉnh ở miền nam Thái Lan dọc theo biên giới với Mã Lai liên tục chứng kiến làn sóng nổi dậy quy mô nhỏ kéo dài hàng thập niên qua. Các nhóm tay súng núp bóng đòi độc lập cho các tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat và một phần của Songkhla chủ yếu là người Hồi giáo.

Hơn 7 ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kể từ năm 2004. Các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu từ năm 2013 đã nhiều lần bị gián đoạn. Các vụ tấn công ngày 17/8 xảy ra sau khi chính phủ Thái Lan vào đầu năm nay khởi động lại tiến trình đàm phán với nhóm phiến quân nổi dậy chính Barisan Revolusi Nasional, sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19.

https://dantri.com.vn/the-gioi/hang-loat-vu-no-bom-tai-17-dia-diem-o-mien-nam-thai-lan-20220817145029395.htm

5/  NGA THỪA NHẬN NHIỀU CƠ SỞ Ở BÁN ĐẢO CRIMEA BỊ PHÁ HOẠI

Sau khi nhiều cơ sở bị phá hủy trên bán đảo Crimea vào hôm thứ Ba 16/8, chính phủ Nga thừa nhận đây là do “phá hoại”.

Một kho đạn tạm thời ở phía bắc Crimea bị phát nổ, nhưng trái ngược với lý do sơ xuất đã dẫn đến vụ nổ này, giới chức Nga thừa nhận đây là một hành động phá hoại nhưng không nói rõ thủ phạm là ai. Trong khi đó, nhiều cơ sở hạ tầng dân sự, như đường cao thế, một nhà máy điện và một tuyến đường sắt cũng bị phá hủy, với hai thường dân bị thương.

Trước tình hình này, giới chức Nga phải xem xét lại nhiều tuyến đường sắt nối với lãnh thổ Nga, trong bối cảnh có nhiều du khách nghỉ phép trở về lại trước khi học sinh tựu trường. Mặc dù quân đội Nga không nói đến các vụ này, nhưng vấn đề gián đoạn tiếp viện cho quân Nga ở Ukraine là đang xảy ra.

Bán đảo Crimea bị nước Nga tấn chiếm và sát nhập vào năm 2014. Nơi này là hậu phương lớn cho quân Nga trong chiến dịch xâm lược Ukraine.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220817-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-nga-th%E1%BB%ABa-nh%E1%BA%ADn-nhi%E1%BB%81u-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-h%E1%BA%A1-t%E1%BA%A7ng-%E1%BB%9F-b%C3%A1n-%C4%91%E1%BA%A3o-crim%C3%A9e-b%E1%BB%8B-ph%C3%A1-ho%E1%BA%A1i

 

No comments:

Post a Comment