Nếu như vào thời Lý luôn có những vị vua anh minh, tài ba và đức độ thì các văn thần võ tướng cũng không kém. Khi nhắc đến những văn thần lỗi lạc của triều nhà Lý thì không thể không nhắc đến một vị quan thanh liêm chính trực, đã cống hiến trọn cuộc đời cho đất nước.
Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Thái sư Lý Đạo Thành” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay
.Lý Đạo Thành quê ở làng
Cổ Pháp huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh,
thuộc dòng dõi tôn thất nhà Lý.
Thân phụ ông là Huyền trung vương Lý Đạo Hoàn, trưởng làng Đông Hồ và thân mẫu
là bà Tạ Cẩn.
Theo Thần Phả nhà
Lý, thuở nhỏ Lý Đạo Thành rất thông minh, tướng mạo khác thường, 3 tuổi biết khiêm tốn và lễ nghĩa. Đến 7 tuổi đi học, đến năm 13 tuổi đã thông kinh tử tập, lại giỏi võ nghệ nên được khen là thần đồng.
Năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông
cùng Thái úy Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Chiêm Thành,
ông giữ chức Thái sư cùng Nguyên phi Ỷ Lan
điều hành việc triều chính.
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông băng hà. Thái tử Càn Đức 7 tuổi lên nối ngôi (tức vua Lý Nhân Tông), Thái sư Lý Đạo Thành cùng Thượng Dương hoàng hậu và Ỷ Lan
hoàng hậu giúp vua điều hành chính sự. Nhưng vì hậu thuẫn cho Thượng Dương hoàng hậu chống lại Ỷ Lan hoàng hậu, ông bị giáng xuống làm Tả gián nghị Đại phu và bị
chuyển đi trấn thủ Nghệ An.
Dù làm quan ở Nghệ An nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến việc triều chính và
vẫn giữ trọn tấm lòng trung quân ái quốc. Tại đây, ông đã lập Viện Địa Tạng trong
miếu Vương Thánh, đặt tượng Phật và bài vị của vua Lý Thánh Tông thờ
phượng để bày tỏ lòng trung thành và thể hiện nỗi u uất của
một vị quan không có điều kiện góp sức mình cho dân cho nước.
Năm 1074, Hoàng thái hậu Ỷ Lan dẹp
bỏ hiềm kích, triệu ông về triều giữ chức Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, cùng Thái úy
Lý Thường Kiệt điều hành việc nước.
Năm 1075, khi quân nhà Tống
sang xâm lăng nước Việt, Thái úy Lý Thường Kiệt đưa quân chống giặc tại phòng tuyến Như Nguyệt, Thái phó Lý Đạo Thành ở lại lo việc triều chính.
Việc phối hợp của 3 nhân vật quyền lực là Hoàng thái hậu Ỷ Lan, Thái úy Lý Thường Kiệt và Thái sư Lý Đạo Thành đã mang lại sự đoàn kết trong triều đình, thống nhất ý chí vì mục đích đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Cuộc đời của Thái sư Lý
Đạo Thành đã trải qua
nhiều thăng trầm vì những tranh chấp trong triều đình. Dù có lúc lên
lúc xuống, nhưng ông luôn giữ tấm lòng thanh khiết, trung thành với triều
đình và tận tâm phục vụ đất nước.
Vào tháng 10 năm Tân Dậu (1081), Thái sư Lý Đạo
Thành qua đời, mọi người đều thương tiếc. Vua Lý Nhân Tông ghi nhận công lao của ông
nên sai người đến nhà tế lễ và truy phong là “Đạo
Thành đại vương, Thượng đẳng thần”. Nhà vua còn truyền lệnh, nơi nào lúc
trước ông đến dạy dỗ, giáo hóa thì nơi đó được đón mỹ tự về lập đền miếu thờ phượng. Dân chúng ghi nhớ công ơn ông nên có nhiều nơi lập đền thờ và tôn ông làm Thành Hoàng.
* * *
Nói về triều Lý, đặc biệt là dưới 2 triều Thánh Tông và Nhân
Tông, sử Việt thường nhắc 2 người họ Lý văn võ song toàn là Lý Thường Kiệt và
Lý Đạo Thành. Bốn câu thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khi chống giặc Tống ở lũy
Như Nguyệt đã đi vào lịch sử như bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc Việt.
Ngay câu thơ đầu tiên "Nam
quốc sơn hà nam đế cư" đủ nói lên ý chí quật cường của cả triều đình
nhà Lý trước đạo quân xâm lược của nhà Tống. Thế nhưng, cuộc kháng chiến bền bỉ
của quân dân Đại Việt suốt 3 năm ở chiến lũy cũng có công lao lớn của Thái sư
Lý Đạo Thành và Thái hậu Ỷ Lan, vì cả 2 đã củng cố được hậu phương để tiếp viện
cho binh sĩ ở tiền tuyến.
Nhờ có sự cung ứng dồi dào nhân lực và vật lực từ hậu phương,
quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt đã chiến thắng
đạo quân hùng mạnh của nhà Tống, trong đó có nhiều thảo khấu Lương Sơn Bạc đầu
hàng triều đình Tống, bị đưa sang đánh nước Việt để lập công chuộc tội.
Điều đáng tiếc là, cũng như nhiều văn thần võ tướng khác của
thời nhà Lý, sử Việt ghi chép rất ngắn về Thái sư Lý Đạo Thành, chỉ có vài
giòng so với Thái úy Lý Thường Kiệt và Thái hậu Ỷ Lan.
Nhưng dù chỉ là vài giòng ngắn ngủi, cũng đủ khiến dân tộc
Việt ghi nhận được công lao to lớn của ông trong giai đoạn đất nước đang bị lâm
nguy vì phương Bắc lấn chiếm. Ít ra, so với Tập đoàn lãnh đạo CSVN bất tài và
tham nhũng tràn lan hiện nay, người dân Việt lại càng khát khao có được những
người yêu nước như Thái sư Lý Đạo Thành xuất hiện để giải cứu non sông ra khỏi hiểm
họa xâm lăng của Tàu Cộng, để mang lại thời kỳ thanh bình thịnh trị mà con dân
Việt từng được hưởng dưới thời nhà Lý gần một ngàn năm trước.
No comments:
Post a Comment